Cắm vít răng là gì? Cắm vít khi niềng răng có tác dụng gì? Trường hợp nào cần phải cắm vít răng? Cắm vít răng có đau không? Quy trình cắm vít khi niềng răng như thế nào? Cách giảm đau nhức, khó chịu khi cắm vít răng ra sao?
Đây là những băn khoăn của rất nhiều khách hàng khi đến tư vấn và niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề cắm vít khi niềng răng!
Mục lục
Cắm vít khi niềng răng là gì? Cắm vít răng có tác dụng gì?
Cắm vít răng là kỹ thuật sử dụng minivis có hình trụ xoắn làm bằng titanium cấy ghép vào xương hàm để tạo điểm neo chặn cố định, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn một cách nhanh chóng nhất. Nếu niềng răng phải cắm minivis thì số lượng minivis cắm sẽ từ 2 – 4 cái.
Minivis có kích thước rất nhỏ: Chiều dài dao động trong khoảng từ 6 – 12mm và đường kính dao động từ 1,4 – 2mm. Cắm vít khi niềng răng đa phần được cắm ở vị trí răng số 5 hoặc số 6, một số ít trường hợp đặc biệt mới cắm minivis ở vị trí răng cửa.
Tác dụng của việc cắm vít khi niềng răng:
- Tạo điểm neo chặn chắc chắn, giúp răng dịch chuyển dễ dàng, đúng hướng.
- Làm trồi răng hoặc đánh lún răng dễ dàng, nhanh chóng hơn.
- Rút ngắn thời gian niềng răng.
Cắm vít khi niềng răng được chỉ định cho trường hợp nào?
Đọc thêm: Làm sao để rút ngắn thời gian niềng răng
Trường hợp nào cần phải cắm vít răng?
Cắm vít khi niềng răng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Răng cửa bị hô quá nặng: Thông thường, với trường hợp răng cửa bị hô, bác sĩ sẽ sử dụng răng hàm để kéo răng cửa vào trong. Nhưng với trường hợp răng cửa bị hô quá nhiều, vừa cần kéo vào vừa cần đánh lún răng thì nếu dùng răng hàm thì răng cửa sẽ được kéo vào trong nhưng đồng thời răng cửa sẽ bị dịch chuyển ra phía trước 1 chút. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cắm vít khi niềng răng để không làm ảnh hưởng đến răng hàm.
- Cố định khối răng hàm: Với 1 số trường hợp vị trí răng hàm đã chuẩn khớp cắn, không cần phải nắn chỉnh, bác sĩ có thể sẽ tiến hành cắm vít để cố định vị trí của các răng hàm và chỉ dịch chuyển khối răng cửa.
- Đánh lún răng cửa dài quá, cười hở lợi: Bác sĩ sẽ cắm vít răng ở phía trên để đánh lún răng lên và khắc phục tình trạng cười hở lợi.
- Dựng lại trục răng: Với trường hợp các răng nghiêng gần, nghiêng xa thì bác sĩ sẽ cắm vít răng để dựng lại trục các răng về đúng vị trí.
- Kéo và di chuyển toàn bộ cung hàm/răng: Trường hợp này, bác sĩ sẽ cắm vít răng tại vị trí sau cùng trên cung hàm để kéo và dịch chuyển toàn bộ cung hàm hoặc cung răng ra phía sau.
Quy trình cắm vít khi niềng răng thế nào?
Cũng giống như tất cả các thủ thuật nha khoa khác, cắm vít răng cũng tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo quá trình cắm vít diễn ra an toàn và đạt kết quả tốt. Dưới đây là quy trình cắm vít khi niềng răng theo đúng chuẩn y khoa:
Bước 1: Chụp phim X-quang để khảo sát cấu trúc xương hàm và xác định vị trí cắm vít răng.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, sát khuẩn và bôi tê/tiêm tê xung quanh vùng mô lợi cắm vít răng.
Bước 3: Tiến hành xoáy vít cố định chắc chắn chắc vào xương hàm bằng các công cụ hỗ trợ chuyên dụng. Thời gian cắm vít khi niềng răng sẽ mất khoảng 5 – 10 phút tùy theo mức độ khó của từng trường hợp.
Cắm vít răng có đau không? Có biến chứng gì không?
Cắm vít răng có đau không?
Xương hàm có cấu tạo rất mềm và xốp và tế bào cảm giác không tập trung nhiều trong xương hàm nên quá trình cắm vít khi niềng răng sẽ rất đơn giản, dễ dàng, không gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
Sau khi hoàn tất quá trình cắm vít răng và hết thuốc tê, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu trong khoảng 1 ngày đầu tiên và cơn đau giảm dần. Với những hiệu quả của việc cắm vít răng mang lại đặc biệt là khả năng rút ngắn nên tới 6-12 tháng thì một chút đau đớn khi cắm vít răng sẽ qua nhanh thôi. Vì thế, bạn không cần phải quá lo lắng về cắm vít răng có đau không?
Lưu ý:
Cắm vít khi niềng răng có thể sẽ gây đau đớn trong 1 số trường hợp như:
- Với 1 số bệnh nhân đặc biệt, xương hàm quá cứng chắc thì khi cắm vít răng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời, sau khi cắm, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu hơn so với người khác.
- Bị viêm nhiễm quanh vị trí cắm vít răng: Sau khi cắm vít răng, nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, vùng cắm vít răng có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy gây đau nhức, khó chịu.
- Bác sĩ cắm vít răng không đúng kỹ thuật: Có thể làm vít răng lỏng lẻo, rơi ra ngoài, phải cắm lại, hay bác sĩ cắm vít răng quá sâu hoặc bị nhô ra ngoài nhiều cũng làm má, nướu bị tổn thương, trầy xước gây đau đớn cho bệnh nhân.
Cắm vít khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Về cơ bản, cắm vít răng là thủ thuật nha khoa đơn giản, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cắm vít răng không có chuyên môn, cắm vít không đúng vị trí hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể gây ra các biến chứng như:
- Vít răng sau khi cắm 1-3 ngày bị rơi ra: Nguyên nhân có thể do cơ địa của bạn không tích hợp được với vít răng, do chân răng quá sát nhau hoặc do bác sĩ cắm vít không chính xác. Khi vít bị rơi ra, bạn sẽ phải đợi lành thương rồi cấy lại hoặc cấy vít vào vị trí khác. Với trường hợp cơ địa không tích hợp được, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị thay thế cho cắm vít răng.
- Vít bị cấy sát chân răng, gây khó chịu, đau nhức: Trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ tháo vít cắm lại hoặc tiến hành dịch chuyển răng để mở rộng khoảng trống cho vít răng.
- Sưng viêm quanh vị trí cấy vít: Nguyên nhân có thể do sau khi cắm vít răng, bạn chăm sóc răng miệng chưa tốt, dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng, sưng viêm.
Đọc thêm: 4 cách để tạo khoảng trống trong niềng răng
Cách chăm sóc răng miệng sau khi cắm vít răng thế nào?
Để vết thương sau khi cắm vít răng lành thương nhanh chóng, không gây nhiễm trùng hay biến chứng nguy hiểm nào, bạn cần biết cách chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn dưới đây:
Chườm đá giúp giảm sưng đau hiệu quả sau khi cắm vít răng
Cách giảm đau sau khi cắm vít răng
Sau khi cắm vít răng, có thể xuất hiện những cơn đau nhẹ, thoáng qua. Để giảm sưng và giảm đau, bạn hãy chườm đá bên ngoài vùng mặt tương ứng ở vị trí cắm vít răng trong khoang miệng khoảng 10 phút. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức, khó chịu thì bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cắm vít khi niềng răng tại vị trí răng cửa hàm trên hoặc hàm dưới có thể sẽ gây đau nhức, trầy xước má do vít răng cọ xát vào. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần hạn chế nói chuyện, cử động nhiều trong thời gian đầu khi mới cắm vít răng.
Cách vệ sinh răng miệng sau khi cắm vít răng
Để không phải lo lắng cắm vít răng có đau không cũng như tránh được những biến chứng không mong muốn do cách chăm sóc răng miệng không đúng cách gây ra, bạn cần phải biết cách vệ sinh răng miệng sau khi cắm vít răng dưới đây:
- Trong 24h đầu sau khi cắm vít răng, bạn không nên đánh răng mà hãy vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng nước muối loãng. Vì nước muối có tính sát khuẩn cao và giúp quá trình lành thương sau khi cắm vít răng nhanh hơn.
- Sau 24h, bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không tác động lực mạnh vào vị trí cắm vít răng.
Chế độ ăn uống khoa học giúp quá trình lành thương sau khi cắm vít răng nhanh hơn
Chế độ ăn uống giúp mau lành thương
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp vị trí cắm vít khi niềng răng lành thương nhanh hơn. Trong khoảng 1 – 2 ngày đầu sau khi cắm vít răng, bạn nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp, yến mạch, sữa, sinh tố, nước ép trái cây,…
Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, bạn cần tránh ăn đồ dai, cứng, dẻo vì dễ bị bám dính vào vít răng, làm vít răng lỏng lẻo, dễ bị rơi ra.
Xem chi tiết: Chế độ ăn uống sau khi cắm minivis
Chế độ nghỉ ngơi sau khi cắm vít răng
Cắm vít khi niềng răng là tiểu phẫu đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Sau khi cắm vít, bạn vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý không nên thức khuya để mau bình phục. Đồng thời, không nên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vì nếu không may bị va đập vào vị trí cắm vít, sẽ gây đau nhức, khó chịu thậm chí là gãy hoặc rơi vít.
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ đã giúp bạn biết được cắm vít khi niềng răng là gì? Trường hợp nào cần cắm vít răng? Quy trình cắm vít khi niềng răng như thế nào? Cắm vít răng có đau không, có biến chứng gì không? Cách chăm sóc răng miệng sau khi cắm vít răng ra sao?