Bạn đã từng nghe đến hiện tượng “chạy răng” sau khi niềng răng hay chưa? Sẽ ra sao nếu hàm răng bạn mất nhiều công sức và tiền bạc để nắn chỉnh thẳng hàng lại trở về lộn xộn như cũ? Trên thực tế, có rất nhiều người đã gặp phải tình trạng này và đều rất thất vọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thêm về tình trạng răng bị chạy sau khi niềng răng, nguyên nhân và giải pháp xử lý chạy răng sau khi niềng răng.
Mục lục
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là quá trình sử dụng các dụng cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, thun buộc, khay niềng… tác động lực lên răng tạo sự dịch chuyển răng có chủ đích, hướng các răng lệch lạc về vị trí chuẩn trên cung hàm, từ đó nắn chỉnh răng thẳng hàng và đều đặn.
Niềng răng cải thiện rất nhiều tình trạng lệch lạc răng như răng hô, răng móm, răng thưa, răng chen chúc và lệch khớp cắn, mang đến cho bạn nụ cười tự tin và bảo vệ sức khoẻ của bạn.
Mỗi lộ trình niềng răng tùy vào loại hình đeo niềng và tình trạng răng miệng cụ thể thường kéo dài từ 1 đến 3 năm và thêm thời gian đeo hàm duy trì để ổn định răng sau niềng.
Tìm hiểu chi tiết về các phương pháp niềng răng
2. Tại sao sau khi niềng răng có thể bị chạy răng?
Vốn dĩ niềng răng là để khắc phục tình trạng răng lệch lạc như răng chen chúc, răng thưa, hô, móm… nhưng sau khi các răng đã được sắp xếp vào nếp thẳng hàng và bạn được giải phóng khỏi niềng răng thì chỉ sau một thời gian ngắn, hàm răng ít nhiều lại xô lệch về vị trí ban đầu. Đây chính là biểu hiện của răng tái phát sau khi niềng răng.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chạy răng sau khi niềng răng có thể vì:
- Bác sĩ thực hiện chỉnh nha có tay nghề kém, không có nhiều kinh nghiệm lường trước và xử lý phát sinh trước, trong và sau khi niềng răng. Để giảm nguy cơ rơi vào tình cảnh éo le, “tiền mất tật mang” này, bạn nên tìm hiểu thật kỹ địa chỉ nha khoa trước khi quyết định niềng răng, đặc biệt tìm kiếm phản hồi về bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện chỉnh nha cho bạn.
- Do răng khôn mọc muộn: Có một số trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch trong và sau quá trình niềng răng và không được phát hiện kịp thời, chúng kích ứng lên các răng bên cạnh gây xô lệch răng kèm theo các cơn đau đớn.
- Nguyên nhân thứ ba cũng là nguyên nhân phổ biến nhất đó là do nóng vội, chủ quan mà nhiều người bỏ qua hoặc không tuân thủ việc đeo hàm duy trì sau khi niềng răng. Đây là bước đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến kết quả niềng răng của bạn.
Đọc thêm: Tháo niềng răng có đau không?
3. Đeo hàm duy trì để ngăn chạy răng sau khi niềng
Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng
Hàm duy trì là dụng cụ dùng để ổn định răng sau khi niềng răng, giúp răng cố định chắc chắn vào vị trí mới, duy trì kết quả nắn chỉnh nha.
Hàm duy trì được chế tác theo dấu răng mới gồm hai dạng: hàm duy trì cố định hoặc hàm duy trì tháo lắp. Bạn có thể lựa chọn hàm duy trì là mắc kim loại hoặc khay trong suốt tuỳ vào từng trường hợp.
Hàm duy trì cũng được chế tác dựa trên dấu răng của bạn sau khi niềng răng. Hàm duy trì thường không cồng kềnh và nổi bật như mắc cài chỉnh nha nên bạn có thể yên tâm đeo hàm duy trì mà không cần quá lo lắng về vấn đề thẩm mỹ.
Hàm duy trì cố định có thể gây bất tiện cho quá trình vệ sinh răng miệng. Nếu e ngại việc này, bạn có thể lựa chọn hàm duy trì có thể tháo lắp bằng kim loại hoặc khay nhựa trong suốt. Chúng rất tiện dụng mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
Tại sao cần đeo hàm duy trì?
Sau thời gian đeo niềng và đến ngày tháo bỏ chúng, bạn có thể thấy rõ sự thay đổi về hình dáng của hàm răng. Nhìn bề ngoài, răng đã trở nên đều đặn và có sự cân đối khớp cắn chuẩn. Tuy nhiên thực chất, chân răng vẫn chưa được cố định vào ổ xương răng và nướu chưa ôm sát chân răng. Chúng ta cần thêm thời gian để các mô xương răng và mô nướu tái tạo, hồi phục tính chắc khoẻ, cố định răng vào vị trí mới. Điều này rất quan trọng vì hàm răng còn phải thực hiện nhiệm vụ ăn, nhai, chịu tác động của lực mỗi ngày, khớp cắn hoạt động liên tục dễ khiến răng bị chạy lại vị trí ban đầu.
Tìm hiểu: Thông tin về các loại hàm duy trì
Đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Ngay sau khi tháo niềng răng, bạn sẽ được cung cấp hàm duy trì phù hợp và bắt đầu tiến hành sử dụng nó. Trong thời gian đầu khi mới tháo niềng, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục trong 24h. Sau đó, bác sĩ có thể điều chỉnh giảm thời gian đeo hàm duy trì xuống tùy theo mức độ khoẻ mạnh của răng và nướu.
- Đối với trẻ em thực hiện chỉnh nha, các bé cần phải đeo hàm duy trì cho tới khoảng 17 tuổi để răng và xương hàm phát triển chắc chắn, ổn định.
- Các ca niềng răng ở người lớn cần đeo hàm duy trì trong khoảng 6 đến 12 tháng nếu như tốc độ hồi phục của xương và răng chậm.
- Đối với các trường hợp răng hồi phục tốt, xương hàm và răng khoẻ mạnh thì thời gian đeo niềng có thể rút ngắn xuống khoảng 3 tháng.
Hỏi đáp: Quên đeo hàm duy trì 1 hôm có ảnh hưởng gì không?
Cách vệ sinh hàm duy trì
Nên vệ sinh hàm duy trì hàng ngày và bảo quản chúng thật sạch sẽ khi không sử dụng. Hàm duy trì được sử dụng trong khoang miệng, cần giữ vệ sinh để tránh gây viêm nhiễm cho răng, lợi của bạn.
Đối với hàm duy trì cố định, cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ như khi bạn đeo niềng răng mắc cài, bởi thức ăn rất dễ giắt lại trên các khe kẽ của răng và mặt tiếp xúc với hàm duy trì, cần loại bỏ chúng ngay.
Đọc thêm: Răng bị hô trở lại sau khi niềng là do nguyên nhân nào?
4. Cách xử lý và phòng ngừa chạy răng sau khi niềng răng
Khắc phục răng bị chạy sau niềng không quá phức tạp nhưng bạn sẽ mất thêm thời gian và công sức. Nếu như bạn đã tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong cả quá trình niềng răng và đeo hàm duy trì theo chỉ định mà răng vẫn bị chạy, bạn nên đi khám nha khoa để được chụp X-quang phát hiện các vấn đề răng miệng đang tồn tại.
Có thể một hoặc vài chiếc răng khôn đang mọc ngầm tác động lên xu hướng dịch chuyển của cả hàm răng. Khi đó, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng cho bạn và tiếp tục đeo hàm duy trì ổn định răng.
Nếu như vấn đề ở cách bạn đeo hàm duy trì không đảm bảo, bạn cần duy trì thói quen đeo hàm duy trì trở lại trong một thời gian nhất định.
Nếu sau tất cả, răng của bạn vẫn không thể cải thiện thì có thể nguyên nhân nằm ở tay nghề của bác sĩ, bạn cần đánh giá lại và tìm một nơi tốt hơn để khám và điều trị chỉnh sửa cho hàm răng của bạn. Một quá trình niềng răng thất bại là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, đó là cảnh báo để bạn lưu ý sáng suốt lựa chọn cơ sở chỉnh nha uy tín, chất lượng hơn.
5. Lưu ý chăm sóc răng sau khi niềng răng và khi đeo hàm duy trì
Dù là khi bạn đang đeo niềng răng hay đeo hàm duy trì thì vệ sinh răng miệng vẫn là một tôn chỉ cần nghiêm túc thực hiện. Giữ cho răng miệng sạch sẽ là cách tốt nhất để hạn chế phát sinh những vấn đề ảnh hưởng tới kết quả niềng răng.
- Bạn phải luôn giữ thói quen phải chải răng sạch sẽ, đều đặn mỗi ngày 2-3 lần. Sử dụng tăm chỉ nha khoa và các dụng cụ làm sạch hỗ trợ cho người niềng răng như bàn chải niềng răng, tăm nước… để làm sạch răng miệng ngay sau khi ăn uống, lấy đi hết các vụn thức ăn thừa giắt lại trên răng và dụng cụ nha khoa. Lưu ý không quên làm sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám có thể ảnh hưởng đến răng miệng.
- Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước sạch, nước muối loãng hoặc nước súc miệng nha khoa để khoang miệng sạch sẽ, hơi thở thơm mát.
- Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện và ổn định răng sau khi tháo niềng. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết, nướu và răng sẽ nhanh chóng hồi phục và ổn định, răng sẽ được cố định chắc chắn tại vị trí mới và ngăn ngừa hiện tượng răng dịch chuyển trở lại.
- Khi ăn uống, bạn nên lưu ý hạn chế ăn những loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, dính. Những loại thức ăn này có thể khiến niềng răng hoặc hàm duy trì bị tác động, xô lệch hoặc bong khỏi răng, khiến bạn mất thời gian phải đi nha khoa để điều chỉnh lại.
Hỏi đáp: Có nên cắt lợi sau khi niềng răng không?
Nói chung, điều quan trọng nhất để duy sở hữu hàm răng thẳng dài lâu, bạn cần lựa chọn được nơi chỉnh nha chất lượng và sự nỗ lực kiên trì, nghiêm túc của chính bản thân người niềng răng trong việc thực hiện chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin bổ ích cho những người quan tâm đến lĩnh vực niềng răng. Chúc các bạn sức khoẻ!