Răng chen chúc, khấp khểnh là một mối quan tâm chỉnh nha phổ biến. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn niềng răng có thể áp dụng để nắn chỉnh hàm răng khấp khểnh trở nên đều đặn, thẳng thắn. Vậy các phương pháp niềng răng khấp khểnh là gì và chi phí của mỗi phương pháp là bao nhiêu? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo trước khi quyết định có niềng răng khấp khểnh hay không.
Mục lục
Trong một sự sắp xếp lý tưởng của các răng, có một khoảng không gian phù hợp để tất cả chúng mọc sát khít nhau theo cùng phương, chiều mà không chen chúc hoặc có khoảng trống giữa chúng. Khớp cắn phải cân xứng và tạo cảm giác thoải mái khi cắn xuống.
Răng chen chúc hay khấp khểnh trong nha khoa là một dạng sai khớp cắn hay ” khớp cắn xấu”, thay vì mọc vào đúng vị trí của chúng, khi răng không còn đủ chỗ, chúng sẽ mọc ở những vị trí không tự nhiên, cố gắng tìm khoảng trống để mọc cạnh tranh với các răng khác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng bị vẹo và lệch lạc, mọc chen chúc không thẳng hàng.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng răng chen chúc, khấp khểnh?
Tình trạng chen chúc răng có thể do một số yếu tố gây ra. Di truyền thường là một phần của vấn đề: nếu xương hàm của bạn quá nhỏ, nó có thể ảnh hưởng đến đường mọc của răng, gây ra tình trạng chen chúc.
Các yếu tố khác có thể gây ra tình trạng chen chúc răng:
- Mất răng sữa sớm khiến các răng còn lại bị lệch lạc ảnh hưởng tới vị trí của các răng trưởng thành sau này.
- Thừa răng do xương hàm nhỏ và kích thước răng quá lớn dẫn đến các răng không có đủ không gian để mọc thẳng
- Răng khôn mọc lệch gây xô lệch, chen chúc các răng khác
Răng khấp khểnh có hại không?
Răng khấp khểnh chen chúc không chỉ khiến bạn không hài lòng về nụ cười của mình mà nó còn có thể gây ra các vấn đề lâu dài cho răng, nướu, miệng và sức khỏe tổng thể của bạn. Vấn đề đáng kể nhất là vệ sinh kém : các răng mọc chen chúc, chồng chéo lên nhau rất khó để làm sạch đúng cách, làm tăng sự phát triển của vi khuẩn và tích tụ mảng bám. Điều này có thể gây ra các vấn đề cho răng và sức khỏe chung của bạn. Hãy nhớ rằng răng miệng khỏe mạnh là tiền đề cho sức khỏe tổng thể.
Các vấn đề do răng khấp khểnh, chen chúc gây ra gồm:
- Sâu răng hoặc mòn răng
- Bệnh nướu răng, nha chu, viêm tủy
- Đau hàm hoặc răng, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
- Khó nhai hoặc cắn do lệch khớp cắn
Vì những lý do được liệt kê ở trên, việc điều trị tình trạng chen chúc răng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến nghị nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha bắt đầu từ 7 tuổi: trong khi trẻ có thể không bắt đầu điều trị ngay lập tức, bác sĩ chỉnh nha sẽ có thể theo dõi và dự đoán mô hình phát triển của răng, đưa ra kế hoạch can thiệp nếu cần thiết hoặc thực hiện các biện pháp sớm. để ngăn chặn tình trạng khấp khểnh, chen chúc nha khoa ngay từ đầu.
Nếu bạn bị chen chúc răng, hãy đến gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn. Dù bạn ở độ tuổi nào, một bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm có thể thực hiện các biện pháp chỉnh nha để giúp bạn có được hàm răng thẳng và nụ cười đẹp, giải quyết tình trạng chen chúc của bạn với sự chăm sóc chỉnh nha hiệu quả và thoải mái!
Xem thêm: Lợi ích có được khi bạn sở hữu một nụ cười rạng rỡ
Chi phí niềng răng khấp khểnh hết bao nhiêu?
Chi phí niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài là việc gắn các giá đỡ nhỏ vào răng của bạn và kết nối chúng bằng một dây kim loại nhẹ, mềm dẻo. Dây liên kết các mắc cài và cung cấp lực để di chuyển răng từ từ và an toàn vào đúng vị trí, đưa răng của bạn về đúng vị trí của chúng và tái sắp xếp các răng theo đúng trật tự.
Niềng răng mắc cài có thể áp dụng cho cả những ca niềng răng phức tạp, có độ lệch lạc cao tại các vị trí của răng hoặc sai khớp cắn. Tuy nhiên, thời gian đeo niềng răng mắc cài có thể kéo dài hơn các loại niềng răng khác để đảm bảo kết quả nắn chỉnh. Bạn có thể mất khoảng 2-3 năm hoặc hơn cho một ca niềng răng mắc cài phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn.
Các loại niềng răng mắc cài và chi phí niềng răng mắc cài cho răng khấp khiểng
Chi phí mắc cài kim loại thường
Mắc cài kim loại thường: Chi phí cho một ca niềng răng mắc cài kim loại thường khoảng 20 – 30 triệu đồng. Chi phí này sẽ biến động phụ thuộc vào từng phòng khám và các phát sinh liên quan đến quá trình niềng răng của bạn như nhổ răng, trị tuỷ…
Chi phí mắc cài kim loại tự động
Niềng răng mắc cài kim loại tự động khi hạt mắc cài được thiết kế cơ chế tự động đóng và siết dây cung khi răng dịch chuyển trong suốt quá trình đeo niềng răng. Ưu điểm của cơ chế đóng siết tự động giúp bạn không mất nhiều thời gian thăm khám nha khoa thường xuyên để bác sĩ thực hiện kéo và cố định dây cung. Hơn nữa, loại mắc cài này cũng chắc chắn, ít bị bong hoặc xô lệch hơn so với loại mắc cài buộc thun.
Mắc cài kim loại tự động: Chính vì những ưu điểm trên mà giá cả cho loại mắc cài này thường cao hơn so với mắc cài kim loại buộc dây. Chi phí niềng răng mắc cài tự động thông minh khoảng 30 – 45 triệu đồng.
Đọc thêm: Mắc cài kim loại tự đóng có ưu – nhược điểm gì?
Chi phí mắc cài sứ
Mắc cài sứ thường: Mắc cài sứ là biện pháp niềng răng mắc cài có ưu điểm là giúp cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng của bạn nhiều hơn so với đeo mắc cài kim loại. Tuy nhiên nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ là nó dễ bị vỡ khi gặp các va chạm mạnh hoặc khi ăn nhai nhiều. Chi phí cho một ca niềng răng mắc cài sứ thường vào khoảng 30 – 45 triệu đồng.
Mắc cài sứ tự động: Mắc cài sứ tự động đúng như tên gọi của nó, các hạt mắc cài được thiết kế cơ chế đóng tự động mỗi khi răng dịch chuyển, giúp giảm thời gian đến nha khoa để thay dây thun, cố định mắc cài. Chính vì tính tiện lợi và hiệu quả mà giá cả của loại mắc cài này khá cao, khoảng 40 – 50 triệu đồng.
Tham khảo thêm: Niềng răng mắc cài sứ và pha lê có phải cùng một loại?
Chi phí niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt lưỡi hay niềng răng mặt trong giúp người ngoài khó phát hiện bạn đang đeo niềng răng, nhằm chỉnh nha cho hàm răng đều đặn mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt của bạn. Niềng răng mặt trong rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chỉnh nha có trình độ, tay nghề cao. Chi phí niềng răng mặt trong có thể đắt hơn rất nhiều so với niềng răng mặt ngoài. Tùy từng nha khoa và gói dịch vụ bạn lựa chọn, niềng răng mặt trong có thể đắt gấp 1.5 đến 2 lần mắc cài mặt ngoài.
Chi phí nắn chỉnh răng khấp khểnh bằng phương pháp Invisalign
Làm thế nào để Invisalign sửa chữa tình trạng chen chúc trong nha khoa?
Niềng răng Invisalign sử dụng các khay nhựa nẹp răng được thiết kế riêng biệt theo các dấu hiệu định vị rõ ràng sẽ giúp di chuyển răng của bạn vào đúng vị trí của chúng một cách an toàn và hiệu quả và điều chỉnh tình trạng chen chúc răng.
Invisalign: Niềng răng Invisalign là phương pháp niềng răng tiên tiến, áp dụng công nghệ niềng răng độc quyển, hiệu quả, tính thẩm mỹ cao khiến người xung quanh khó mà nhận ra bạn đang đeo niềng. Bên cạnh đó, niềng răng Invisalign là việc đeo các khay niềng có thể tháo rời, giúp quá trình vệ sinh răng miệng và ăn uống được đơn giản hoá.
Hơn nữa, niềng răng Invisalign là phương pháp mất ít thời gian để đeo niềng răng nhất trong các loại niềng răng, bạn có thể chỉ cần đeo niềng từ 1,5 – 2 năm là đã có được hàm răng ưng ý.
Chính vì sự tiện dụng và hiệu quả này mà giá của một ca niềng răng Invisalign khá cao, từ 50 đến 120 triệu đồng.
Xem chi tiết: Quy trình niềng răng khấp khểnh tại Nha khoa Thúy Đức
Chi phí nhổ răng phục vụ niềng răng khấp khểnh và các vấn đề phát sinh khác
Răng khấp khểnh, chen chúc là tình trạng răng phổ biến nhất thường được chỉ định nhổ bớt răng để thuận lợi cho quá trình niềng răng. Tuy nhiên, vẫn cần xem xét theo từng trường hợp cụ thể, đối với những bệnh nhân có quá nhiều răng, răng khôn mọc lệch hoặc chen chúc rất nặng, nhổ bỏ răng sẽ giúp giải quyết vấn đề và tạo khoảng trống cho các răng khác.
Đối với những trường hợp khấp khểnh nhẹ có thể không cần nhỏ bỏ bớt răng để chỉnh nha. Bác sĩ chỉnh nha có tay nghề cao của bạn sẽ kiểm tra kỹ lưỡng, bao gồm cả chụp x-quang, để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chen chúc răng và chỉ định bạn có nhất thiết phải nhổ răng hay không.
Thông thường, tại các phòng khám nha khoa, nhổ răng để phục vụ niềng răng sẽ được tính là chi phí phát sinh, không nằm trong giá của gói dịch vụ niềng răng, bạn cần lưu ý điều này. Chi phí nhổ răng là:
Chi phí nhổ răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả dịch vụ nhổ răng của nha khoa, răng cần nhổ là răng số mấy, răng có bị sâu hay không, mức độ lệch lạc của răng… có thể dẫn đến độ khó của các ca nhổ răng là khác nhau, vì vậy chi phí nhổ răng là không cố định, trung bình bạn có thể mất 500.000 – 3.000.000đ để nhổ một răng.
Ngoài ra, nếu răng miệng của bạn đang tồn tại các vấn đề bệnh lý cần xử lý trước khi niềng răng như răng sâu cần trị tuỷ, hàn trám, viêm nướu hoặc các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác. Bạn cần xác định sẽ phải mất thêm chi phí để điều trị dứt điểm, xử lý các vấn đề có nguy cơ gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Như vậy, chi phí nắn chỉnh răng khấp khểnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn và phương án điều trị để điều chỉnh chúng. Các yếu tố giúp bạn xác định chi phí niềng răng có thể bao gồm mục tiêu điều trị, thời gian điều trị và cấu trúc răng hiện tại của bạn. Nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ tư vấn cho bạn một lựa chọn điều trị phù hợp nhất và cung cấp cho bạn ước tính về giá cả và các lựa chọn thanh toán trong lần khám tư vấn của bạn.
Tất cả thông tin kể trên chỉ mang tính chất tham khảo cho bạn, hãy liên hệ với cơ sở nha khoa để có được thông tin sớm nhất. Cảm ơn bạn đọc!
- Hotline: 086.690.7886 – 093 186 3366