Mài răng vẩu là phương pháp tuy chưa được kiểm chứng tính hiệu quả hay an toàn nhưng được khá nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Có nên mài răng vẩu không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mài răng là gì?
Mài răng là thao tác cơ bản, phổ thông trong nha khoa giúp điều chỉnh độ dài của răng để phục vụ cho những thủ thuật khác như bọc răng sứ, dán sứ veneer hay điều chỉnh dáng răng:
– Mài răng để bọc răng sứ: Được áp dụng cho các khuyết điểm: răng xô lệch, răng thưa, răng xỉn màu, răng bị sâu nặng gây viêm tủy, gãy răng thậm chí răng bị mẻ hoặc vỡ cần phục hồi. Khi đó cần mài đi một phần răng sau đó mới chụp phần răng sứ lên trên.
– Mài răng để dán sứ veneer: Phương pháp thẩm mỹ răng sứ, trước khi dán một lớp sứ để che đi màu răng thật cần mài đi một lớp mỏng răng bên ngoài. Được áp dụng trong các trường hợp răng xỉn màu, ố vàng, răng bị mẻ hay những người có dáng răng xấu cần khắc phục,…
– Điều chỉnh dáng răng: Với những trường hợp răng xô lệch nhẹ, răng quá dài hoặc bị mẻ thì có thể thực hiện mài đi phần răng bị dài hay bị mẻ đó. Tuy nhiên, vì sau khi mài răng không được bọc sứ nên với trường hợp này chỉ được mài đi một phần rất nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp mô bảo vệ tủy răng.
Qúa trình mài răng thường diễn ra khá nhanh và được hỗ trợ bởi các loại máy móc chuyên dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo lắng niềng răng có thể gây đau.
Về vấn đề này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, mài răng không hề đau. Đối với những hàm răng nhạy cảm có thể chỉ cảm thấy một chút ê nhẹ nhưng cảm giác này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc.
Có nên mài răng vẩu không?
Răng vẩu hay hô là một tình trạng mà nhiều người gặp phải, gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức ăn nhai, do đó cần điều trị răng vẩu càng sớm càng tốt. Liệu mài răng có thể khắc phục được tình trạng này?
Nhiều người cho rằng chỉ cần mài đi phần răng chìa ra ngoài là có thể hết hô (vẩu). Tuy nhiên, vẩu hay hô là một dạng sai lệch khớp cắn, nên chỉ mài đi một phần răng thì khớp cắn vẫn không thể thay đổi được nhiều.
Với một số trường hợp hô nhẹ có thể điều trị bằng bọc răng sứ thì có thể mài răng. Bởi mài răng là một bước quan trọng và cần thiết để có thể lắp mão sứ che đi phần răng bị sai lệch.
Tuy nhiên, mài răng để bọc sứ thường phải mài đi khá nhiều răng, nếu không làm đúng kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến tủy răng.
Với phương pháp bọc răng sứ cho răng hô, bệnh nhân cần khoảng 2-4 lần khám để khắc phục tình trạng. Phần mão sứ sẽ bao bọc phần cùi răng giúp phần răng thật này tránh được các tác nhân như vi khuẩn, nhiệt độ và hóa chất.
Trong các trường hợp hô nhẹ, bọc răng sứ có thể giúp điều chỉnh một phần nào đó nhưng phương pháp này chỉ là tạm thời để khắc phục khuyết điểm còn sau đó thì bạn vẫn cần phải tiếp tục điều trị chữa hô.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với:
- Hàm hô nhẹ, chủ yếu 2 răng cửa hàm trên bị nhô ra ngoài
- Răng không đều, lệch lạc làm ảnh hưởng tới khớp cắn
- Răng cửa bị sứt mẻ kèm bị vẩu ra ngoài
- Các trường hợp răng cửa vẩu và thưa hoặc có vấn đề về màu răng cũng có thể cân nhắc sử dụng phương pháp này
Tóm lại, mài răng không phải một cách hay để khắc phục răng vẩu. Để biết đâu là phương pháp điều trị răng vẩu hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi tiếp nội dung bài viết!
Hỏi đáp: Răng bị thưa nên niềng hay bọc sứ?
Niềng răng điều trị răng vẩu
So với bọc răng sứ, niềng răng được xem là phương pháp tối ưu hơn, do có thể giải quyết được hầu hết các sai lệch. Do đó, trong trường hợp răng vẩu kèm khấp khểnh thì vẫn có thể niềng răng được.
Niềng răng sẽ sử dụng những khí cụ đặc biệt để nắn chỉnh răng bao gồm mắc cài, dây cung, minivis, bands hoặc khay niềng trong suốt (đối với niềng răng không mắc cài).
Niềng răng hô là phương pháp vừa có tác dụng nắn chỉnh răng về đúng vị trí, vừa đem lại hiệu quả thẩm mỹ mà không gây tổn thương cho xương, nướu.
– Cơ chế/quá trình niềng răng hô:
Chẩn đoán và lập kế hoạch: Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng hô, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để xác định vấn đề cụ thể của bạn. Sau đó, họ sẽ lập kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng của bạn.
Tạo ra niềng răng: Niềng răng vẩu thường được tạo ra bằng cách sử dụng các khung và dây đặc biệt để áp lực lên răng và hàm. Niềng răng được thiết kế để tạo ra áp lực nhất định và hướng răng theo hình dạng và vị trí mong muốn.
Tái khám định kỳ: Trong quá trình điều trị, bạn sẽ phải thường xuyên điều chỉnh niềng răng tại phòng nha khoa. Tùy từng trạng răng, khí cụ niềng tần suất tái khám của mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên, thời gian trung bình là 4-7 tuần/lần.
Theo dõi tiến trình: Nha sĩ sẽ theo dõi tiến trình điều trị của bạn và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để đảm bảo rằng răng và hàm của bạn đang di chuyển theo cách đúng đắn và an toàn.
Duy trì kết quả: Sau khi điều trị hoàn thành và đạt được kết quả mong muốn, bạn có thể phải tiếp tục sử dụng niềng răng giữ cho răng giữ vị trí mới.
Có thể nói răng cơ chế niềng răng hô vẩu tập trung vào việc điều chỉnh áp lực lên răng và hàm để thay đổi vị trí của chúng theo cách mà nha sĩ thiết kế để cải thiện vấn đề hô hoặc các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc miệng.
Quá trình này có thể kéo dài một thời gian và yêu cầu sự kiên nhẫn và theo dõi từ phía bệnh nhân và nha sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Khi hoàn thành điều trị, các răng sinh lý của bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn nhai thoải mái, không bị tác động lên mô răng còn bọc sứ sẽ vẫn cần một số kiêng khem nhất định trong ăn uống để tránh làm vỡ, mẻ răng.
Tham khảo: 7 bước Quy trình niềng răng ở Nha khoa Thuý Đức
Như vậy, mài răng vẩu không thể đem lại hiệu quả như chúng ta mong đợi. Nếu bạn đang gặp tình trạng như trên thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.