Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Tuy nhiên, có một số bạn nam đang băn khoăn liệu đang niềng răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Đang niềng răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Niềng răng hiện nay đã và đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi những lợi ích mà chúng mang lại từ việc gia tăng tính thẩm mỹ tới việc khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm về răng như: răng hô, răng mọc khấp khểnh, răng móm, thưa, sai lệch khớp cắn chuẩn…
Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 ngày 19/6/2015 quy định rõ:
“Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự (NVQS), thực hiện NVQS là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp… nhằm góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Theo quy định trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, người niềng răng không thuộc danh sách được hoãn hay miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy nên, nếu chỉ là niềng răng thẩm mỹ bình thường, bạn hoàn toàn có thể an tâm nhập ngũ mà không cần lo lắng về vấn đề sức khỏe nhé!
Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 độ trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Cụ thể pháp luật hiện hành quy định chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo phân loại như sau:
- Loại 1: Có 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Có thể bạn chưa biết: 19 tuổi niềng răng bao lâu?
Trường hợp nào không đủ điều kiện hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự?
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định những bệnh về răng, hàm, mặt không được đi tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Có 6 răng sâu độ 3 hoặc 7 răng sâu độ 3 trở lên.
- Mất từ 5 – 7 răng, trong đó có từ 0 – 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai giảm còn 50% trở lên.
- Mất trên 7 răng, trong đó có trên 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai dưới 50%.
- Viêm quanh răng với số lượng từ 6 đến trên 11 răng, răng bị lung lay độ 2 – 3 – 4.
- Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên.
- Có 5 – 6 răng viêm tủy, hoại tử tủy hoặc viêm quanh cuống răng, bao gồm các trường hợp đang viêm và đã điều trị ổn định.
- Có trên 6 răng bị viêm tủy, hoại tử tủy hoặc viêm quanh cuống răng.
- Viêm loét mạn tính, đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi.
- Viêm tuyến nước bọt dưới hàm gồm: viêm cấp, xơ hóa, viêm mạn chưa ổn định hoặc sỏi ống Wharton.
- Viêm khớp thái dương hàm, viêm mạn tính.
- Khe hở môi 1 bên hay toàn bộ, hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên mà chưa phẫu thuật.
- Khe hở môi toàn bộ 2 bên, gồm cả trường hợp đã phẫu thuật và chưa phẫu thuật tạo hình.
- Khe hở vòm gồm: khe hở vòm mềm và khe hở vòm toàn bộ.
- U lành đã phẫu thuật ổn định nhưng có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch,…)
- Khe hở môi kèm theo khe hở vòm.
Trên đây là những trường hợp không đủ điều kiện hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự. Bởi vậy, dù bạn có đang niềng răng hay không niềng đều không ảnh hưởng gì tới việc tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất của các nha sĩ chỉnh nha là bạn nên thực hiện trước hoặc sau khi đi nghĩa vụ quân sự.
Mặc dù chỉnh nha không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ nhưng lại dẫn đến một số khó khăn trong vấn đề ăn uống và vệ sinh chăm sóc răng miệng. Bởi trong môi trường quân đội, bạn sẽ khó xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp, cũng như chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra, việc tái khám định kỳ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết vì có những quy định riêng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
Cuối cùng, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi niềng răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không chưa? Theo quy định tại Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, nếu bạn đang trong quá trình chỉnh nha và vẫn đáp ứng các điều kiện nhập ngũ về sức khỏe, độ tuổi, chính trị, văn hoá vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự bình thường bạn nhé!
Nếu trong quá trình niềng răng bạn còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, inbox ngay cho Thúy Đức để các bác sĩ có thể tư vấn (miễn phí) và hỗ trợ sớm nhất nhé.