Cấy ghép implant là phương pháp phục hình nha khoa cho hiệu quả và độ bền tối ưu nhất hiện nay. Trong một số trường hợp nhất định, người bệnh có thể cần được ghép xương trước khi cấy implant. Vậy ghép xương cấy ghép implant là gì? Cần thực hiện khi nào?
Mục lục
- Ghép xương cấy ghép implant là gì?
- Khi nào nên và không nên cấy ghép xương khi trồng răng implant?
- Kỹ thuật ghép xương thực hiện như thế nào?
- Quá trình ghép xương có đau không, có an toàn không?
- Ghép xương để cấy ghép implant bao nhiêu tiền?
- Những lưu ý quan trọng trước và sau khi ghép xương trồng implant
- Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ trồng răng implant an toàn tại HN
Ghép xương cấy ghép implant là gì?
Ghép xương cấy ghép implant là một kỹ thuật hiện đại trong nha khoa, thường được thực hiện khi mật độ xương hàm không đủ hoặc bị tiêu xương do mất răng. Việc ghép xương nhằm mục đích tăng cường và phục hồi cấu trúc xương hàm, đảm bảo diện tích tiếp xúc giữa xương hàm và implant, giúp implant chắc chắn và ổn định hơn.
Nói một cách đơn giản, mục đích của việc ghép xương implant chính là để đảm bảo implant có thể tích hợp với xương hàm một cách tối ưu nhất, đảm bảo sự thành công của ca cấy ghép. Từ đó cải thiện thẩm mỹ và cả chức năng ăn nhai, mang lại cho người bệnh một hàm răng khỏe đẹp và một nụ cười rạng rỡ hơn.
Đọc thêm: Trồng răng implant có bền không?
Khi nào nên và không nên cấy ghép xương khi trồng răng implant?
Không phải trường hợp nào cũng cần cấy ghép xương hàm khi trồng răng implant. Cụ thể:
Trường hợp NÊN cấy ghép xương hàm
Phương pháp cấy ghép xương hàm trong trồng răng implant được khuyến nghị cho các trường hợp:
- Bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép implant mà xương hàm đã bị tiêu đáng kể và không đủ điều kiện cho việc đặt trụ implant.
- Người bệnh có xương hàm yếu, mỏng bẩm sinh hoặc do những tác động vật lý từ bên ngoài.
- Các trường hợp xương ổ răng bị ảnh hưởng do mắc bệnh răng miệng kéo dài trước đó.
Trường hợp KHÔNG NÊN cấy ghép xương hàm
Việc cấy ghép xương hàm không được khuyến khích với các trường hợp:
- Người bệnh bị mất răng toàn hàm
- Người mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch
- Người đang trong thời gian điều trị ung thư hoặc có hệ miễn dịch suy giảm
- Người lớn tuổi, không đủ điều kiện sức khỏe
- Người đang có các vấn đề răng miệng như viêm nướu, nha chu, áp xe răng…
- Người nghiện thuốc lá, rượu bia và không thể từ bỏ…
Xem thêm: Cấy ghép implant tức thì khi vừa mất răng có an toàn không?
Kỹ thuật ghép xương thực hiện như thế nào?
Hiện nay có 3 kỹ thuật ghép xương implant bao gồm: Kỹ thuật ghép xương hàm bằng bột, ghép xương răng với màng định vị titan và ghép xương hàm bằng xương tự thân khối. Tùy tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Kỹ thuật ghép xương hàm bằng xương bột
Ghép xương hàm bằng xương bột là kỹ thuật ghép xương implant phổ biến nhất, được áp dụng trong nhiều trường hợp như:
- Cấy ghép xương ổ răng: Trong các trường hợp nhổ răng và có nhu cầu cấy ghép implant, nếu xương hàm không đủ điều kiện cho việc đặt implant ngay, nác sĩ sẽ tiến hàng ghép xương vào ổ răng để ngăn tình trạng tiêu xương. Sau đó bệnh nhân cần chờ 2 – 6 tháng để xương ổn định rồi mới tiến hành ghép implant.
- Ghép xương để tăng chiều rộng sống hàm: Trường hợp người bệnh có xương hàm yếu, mỏng hoặc mất răng lâu ngày khiến xương hàm bị tiêu, kỹ thuật ghép xương hàm bằng xương bột sẽ được sử dụng để tăng độ dày cho xương hàm. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp khi phần xương hàm còn đủ ít nhất 5mm.
- Nâng xoang hàm: Khi xoang hàm bị tụt xuống do mất răng hàm trên lâu ngày, người bệnh cần được nâng xoang để đặt implant. Bác sĩ sẽ đưa một lượng xương bột vào đáy xoang để tăng chiều cao cho xương hàm phía trên, tạo điều kiện cho việc cấy ghép implant.
Thông thường, xương được sử dụng trong cấy ghép có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: xương tự thân của chính người bệnh, xương của người khác hiến tặng, xương tổng hợp từ vật liệu nhân tạo và cả xương động vật sau khi đã được xử lý an toàn.
Các bước ghép xương implant bằng xương bột bao gồm:
- Gây tê vị trí cần ghép để đảm bảo người bệnh không bị đau đớn trong quá trình thực hiện.
- Bóc tách lợi để lộ vùng xường cần ghép: Bác sĩ sẽ rạch và bóc tách vạt lợi, làm lộ ra vùng xương khuyết hổng cần ghép và làm nhắn bề mặt xương tiếp nhận.
- Đưa vật liệu vào vị trí cần cấy ghép: Xương bột sẽ được trộn với huyết tương giàu tiểu cầu hoặc các dung dịch chuyên dụng khác rồi đặt vào phần xương khuyết hổng.
- Đặt màng collagen che phủ vùng xương cấy ghép: Việc này sẽ giúp che phủ, cách ly vùng xương ghép với mô nướu phía trên, ngăn mô mềm xâm lấn vị trí cấy ghép.
- Khâu kín vạt lợi: Sau khi hoàn thành việc ghép xương, bác sĩ sẽ khâu kín vạt lợi để ổn định vùng cấy ghép và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền thương.
Kỹ thuật cấy ghép xương hàm sử dụng màng titan
Kỹ thuật cấy ghép xương hàm sử dụng màng titan thường được áp dụng trong các trường hợp xương hàm bị khuyết hổng lớn. Về cơ bản, kỹ thuật này cũng có các bước tương tự cấy ghép xương hàm bằng xương bột. Tuy nhiên, thay vì sử dụng màng collagen thì bác sĩ sẽ sử dụng màng titan để tạo khung nâng đỡ.
Màng titan cho khả năng tái sinh xương tốt nhưng chi phí của chúng cao hơn so với màng silicon và sẽ cần phẫu thuật lần hai để lấy màng ra sau khi xương đã ổn định.
Kỹ thuật cấy ghép xương hàm bằng xương tự thân khối (block)
Trường hợp người bệnh khuyết hổng xương hàm lớn, đặc biệt với phần khuyết hổng theo chiều thẳng đứng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện cấy ghép xương hàm bằng xương tự thân khối (mảnh xương được lấy từ cơ thể người bệnh).
Các bước cấy ghép sẽ bao gồm:
- Gây tê, chuẩn bị vùng cấy ghép
- Lấy xương tại vùng cho
- Cố định vùng xương cấy ghép
- Khâu kín vị trí phẫu thuật tại cả vùng cho và vùng nhận.
Tìm hiểu thêm: Trồng răng Implant mất bao lâu thì hồi phục hoàn toàn
Quá trình ghép xương có đau không, có an toàn không?
Ghép xương cấy ghép implant là kỹ thuật nha khoa phức tạp. Với câu hỏi “quá trình ghép xương có đau không, có an toàn không?” thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng như tay nghề bác sĩ, hệ thống thiết bị, máy móc sử dụng…
Về mức độ đau, quá trình ghép xương có thể gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu cấy ghép, bệnh nhân sẽ được gây tê và áp dụng các phương pháp giảm đau cần thiết nên trong suốt quá trình cấy ghép, bệnh nhân có thể không cảm thấy đau. Khi thuốc tê hết tác dụng, vị trí phẫu thuật có thể sưng tấy và đau nhẹ nhưng chúng sẽ dần biến mất sau vài ngày. Trong thời gian này, nếu quá khó chịu, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ nên hoàn toàn không đáng ngại.
Về mức độ an toàn, ghép xương cấy ghép implant được đánh giá là an toàn với tỷ lệ thành công rất cao khi được thực hiện tại cơ sở uy tín và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn.
Xem thêm: Cấy ghép implant có ảnh hưởng gì không?
Ghép xương để cấy ghép implant bao nhiêu tiền?
Chi phí cho việc ghép xương để cấy ghép implant có nhiều mức giá khác nhau, dao động trong khoảng 2 – 5 triệu hoặc 20 triệu cho một vị trí cần cấy ghép tùy thuộc vào tình trạng tiêu xương và vật liệu xương cấy ghép. Một số trường hợp quá phức tạp hoặc sử dụng vật liệu cap cấp, chi phí ghép xương implant thậm chí có thể lên đến 80 triệu đồng.
Ngoài ra, mức giá này cũng thay đổi tùy thuộc vào cơ sở nha khoa thực hiện. Để có được thông tin chính xác, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Những lưu ý quan trọng trước và sau khi ghép xương trồng implant
Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trước và sau khi ghéo xương trồng implant mà bạn cần lưu ý:
Trước khi ghép xương:
- Lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm: Đây là những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của việc cấy ghép.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát và thông báo cho bác sĩ chính xác tiền sử bệnh lý cũng như các vấn đề đang gặp phải để bác sĩ cân nhắc đưa ra chỉ định phù hợp nhất, tránh những rủi ro không đáng có.
- Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng áp xe, viêm nướu, nha chu… để tránh quá trình cấy ghép và phục hồi sau cấy ghép bị ảnh hưởng.
- Chuẩn bị tài chính: Ghép xương cấy ghép implant sẽ tiêu tốn của bạn một khoản nhất định. Do đó, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính.
Sau khi ghép xương:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh sau phẫu thuật
- Chăm sóc vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng 2 – 3 lần/ngày, thực hiện nhẹ nhàng và không trải trực tiếp lên vùng xương vừa cấy ghép.
- Những ngày đầu sau ghép xương, nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn có độ cứng cao.
- Uống đủ nước để có cơ thể khỏe mạnh và giúp khoang miệng được làm sạch tốt hơn.
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích bởi chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình liền xương.
- Thường xuyên theo dõi vị trí được ghép xương, nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, sưng đau hoặc chảy máu kéo dài… cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, sau khi ghép xương cấy ghép implant, bạn cần chú ý tái khám định kỳ theo lịch hẹn để được kiểm tra, đánh giá quá trình phục hồi một cách tốt nhất. Đồng thời xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh nếu có.
Xem thêm: Tiêu xương răng có cấy implant được không?
Nha khoa Thúy Đức – Địa chỉ trồng răng implant an toàn tại HN
Như đã nói ở trên, sự thành công của việc ghép xương cấy ghép implant sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của bác sĩ cũng như máy móc, thiết bị hỗ trợ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, hiệu quả của ca phẫu thuật, bạn nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín, được Bộ Y tế cấp phép, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại và phòng điều trị vô trùng như nha khoa Thúy Đức.
Được thành lập từ năm 2006, đến nay nha khoa Thúy Đức đã có hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đã điều trị thành công hàng ngàn ca ghép xương hàm và cấy ghép implant.
Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thúy Đức đều tốt nghiệp khoa Răng Hàm Mặt tại các trường Đại học hàng đầu, có kiến thức chuyên sâu cũng như kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực ghép xương cấy ghép implant. Tại đây cũng có hệ thống thiết bị và máy móc tiên tiến hàng đầu thế giới như máy chụp X-Quang VATECH Pax-i, máy cắm implant Dentium ICT, máy quét dấu răng toàn hàm ITero 5D và máy điều trị tủy Endo Matic… Tất cả đều là những yếu tố đảm bảo mà không phải ở đâu cũng có, giúp quá trình ghép xương và trồng implant của bạn diễn ra một cách thuận lợi và thành công.
Nha khoa Thúy Đức cam kết chỉ sử dụng các vật liệu cấy ghép chất lượng cao. Với chúng tôi, sự an toàn và hài lòng của quý khách luôn được đặt lên hàng đầu.
Hãy đến nha khoa Thúy Đức để trải nghiệm dịch vụ chăm sóc, điều trị răng miệng toàn diện và hiệu quả với mức chi phí minh bạch cùng chế độ bảo hành dài hạn.