Là hình thức ra đời từ sớm, hàm giả tháo lắp giúp người bị mất răng, đặc biệt người già có thể ăn uống thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, mức chi phí tương đối thấp phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp cũng tồn tại hạn chế nhất định. Để hiểu rõ hơn hàm răng giả tháo lắp là gì, mọi người tìm hiểu thêm thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Hàm răng giả tháo lắp là gì?
- 2. Ưu điểm và hạn chế của răng giả tháo lắp
- 3. Các trường hợp nên và không nên làm răng giả tháo lắp
- 4. Răng giả tháo lắp được chia thành mấy loại?
- 5. Chi phí của trồng răng giả tháo lắp bao nhiêu?
- 6. Quy trình thực hiện trồng răng giả tháo lắp
- 7. Những lưu ý khi trồng răng giả tháo lắp
1. Hàm răng giả tháo lắp là gì?
Răng giả tháp lắp là hình thức phục hình cho những chiếc răng đã mất một cách hiệu quả. Lúc này, bệnh nhân có thể thực hiện biện pháp lắp răng giả tháo lắp toàn phần hoặc bán phần tuỳ vào tình trạng thực tế.
Cấu taọ của răng giả tháo lắp gồm 2 bộ phận chính là khung răng và răng giả. Phần khung răng có thể tháp lắp và cử động linh hoạt thường làm từ chất liệu nhựa an toàn, kim loại cùng các ốc vít. Khung răng cũng được thiết kế riêng biệt cho mỗi người, đảm bảo vừa vặn với người sử dụng, tránh những bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Phần răng giả thường làm từ chất liệu nhựa dẻo hoặc sứ và cũng được thiết kế riêng biệt.
Trên thực tế, răng giả tháo lắp là phương pháp thay thế răng bị mất với số lượng nhiều hiệu quả. Tuy nhiên so với những cách phục hình khác, răng giả tháo lắp cũng có ưu điểm và hạn chế riêng.
Giải đáp cụ thể: Mất răng lâu năm có trồng được không?
2. Ưu điểm và hạn chế của răng giả tháo lắp
Ưu điểm của răng giả tháo lắp
– Chi phí thấp
Trong với các hình thức phục hình răng đã mất như cấy ghép implant, làm cầu răng sứ thì hàm răng giả tháo lắp có chi phí thấp nhất, tiết kiệm nhất. Điều này xuất phát từ chất liệu làm ra sản phẩm đều quen thuộc, không quá đắt đỏ. Bên cạnh đó, cấu tạo cũng như thiết kế đơn giản. Khi lắp đặt vào khoang miệng dễ dàng, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Phương pháp này có từ lâu đời, khá cổ điển và thường sử dụng phổ biến ở người lớn tuổi.
– Có tính thẩm mỹ
Phần khung hàm và răng của răng giả tháo lắp có màu sắc tương tự như hàm răng thật. Như vậy sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ tốt cho người sử dụng. Đặc biệt người già bị móm, mất nhiều răng thì sử dụng hàm tháo lắp còn hỗ trợ rất tốt cho khả năng phát âm, giúp quá trình giao tiếp dễ dàng hơn.
– Chất liệu an toàn, không gây hại cho cơ thể
Thành phần cấu tạo của hàm răng giả tháo lắp đều là chất liệu thông dụng được sử dụng trong nha khoa như titan, nhựa, sứ. Chúng đã được kiểm định độ an toàn, lành tính với cơ thể, không gây kích ứng khoang miệng nên bệnh nhân mất răng hoàn toàn yên tâm.
– Dễ dàng vệ sinh
Đúng như cái tên thì hàm giả tháo lắp có thể tháo ra dễ dàng sau khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Như vậy giúp việc loại bỏ vụn thức ăn dễ dàng hơn. Răng miệng luôn sạch sẽ sẽ hạn chế tối đa các bệnh lý khác.
Nhược điểm của hàm răng giả tháo lắp
– Tính thẩm mỹ chưa cao
Một số hàm giả tháo lắp bán phần sẽ có móc kim loại bị lộ ra bên ngoài. Khi đó làm cho cả hàm răng của bệnh nhân mất đi tính thẩm mỹ.
– Khả năng ăn nhai hạn chế
Thông thường hàm giả tháo lắp không chịu được lực nhai quá mạnh mà chỉ ở mức tương đối. Khi ăn uống, bạn lưu ý tránh những đồ quá cứng, quá dai hoặc dẻo. Việc không thể nhai kỹ thức ăn về lâu dài cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
– Một số bất tiện khi sử dụng
Hàm giả tháo lắp được chế tạo sát khít với khung răng thật, nhưng nó chỉ chắc chắn trong thời gian đầu sử dụng. Sau đó sẽ dần bị lỏng lẻo, gây vướng víu, khó chịu và dễ rơi rớt khi ăn uống. Ngoài ra một điều khá phiền phức là người dùng phải vệ sinh hàm răng giả thật kỹ lượng để bảo vệ tuổi thọ của răng giả cũng như sức khỏe răng miệng.
– Có thể gây ra các biến chứng
Khi ăn uống, lực nhai thức ăn tác động lên khung hàm có thể cấn vào nướu làm cho bạn cảm thấy đau đớn. Sử dụng hàm nhựa tháo lắp lâu ngày dễ tổn thương vùng nướu. Nó cũng không thể ngăn chặn tình trạng bị tiêu xương hàm, làm cho bạn lão hoá sớm, hóp má,…
– Tuổi thọ không cao
Hàm răng giả tháo lắp có tuổi thọ không quá cao, thường chỉ khoảng 3- 5 năm. Sau đó người dùng buộc phải thay thế khung hàm tháo lắp mới.
3. Các trường hợp nên và không nên làm răng giả tháo lắp
Hàm răng giả tháo lắp chủ yếu dùng cho đối tượng chính là người già bị mất nhiều răng. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn trường hợp nên và không nên áp dụng phương pháp này, bạn tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
– Đối tượng phù hợp với hàm giả tháo lắp
- Những người bị mất từ 3 răng trở lên hoặc nhiều hơn
- Những người già bị mất nhiều răng, xương hàm không đủ điều kiện thực hiện phương pháp khác
- Những người bị mất nhiều răng, người già có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường,… không thể phẫu thuật
- Những người muốn phục hình nhiều răng cùng lúc với chi phí tiết kiệm nhất
– Đối tượng không nên làm hàm giả tháo lắp
- Người bị mất 1- 2 răng, các răng xung quanh còn khoẻ mạnh thì có thể cân nhắc làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant
- Người bị mất 1- 2 răng, cung hàm khoẻ, cơ thể bình thường, không có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, máu khó đông,… có thể cân nhắc làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.
4. Răng giả tháo lắp được chia thành mấy loại?
Hàm giả tháo lắp được chia thành 3 loại chính là tháo lắp bằng nhựa dẻo, tháo lắp bằng khung kim loại và tháp lắp trụ implant.
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo có lịch sử lâu đời nhất, thường sử dụng cho người cao tuổi khi bị mất nhiều răng liên tiếp hoặc mất răng cả hàm. Loại hàm này sử dụng nền bằng nhựa và răng giả sẽ được ép chặt lên trên nền.
– Ưu điểm của hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo
- Chi phí rẻ nhất trong các loại hàm tháo lắp
- Có thiết kế linh động, ôm sát vào nướu rất tiện lợi
– Nhược điểm của hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo
- Hàm giả khá cồng kềnh, đeo vào có cảm giác nặng trong khoang miệng
- Tuổi thọ ngắn và độ bền kém. Sau một thời gian sử dụng, hàm giả bị lỏng lẻo, dễ rơi và phải làm lại hàm khác
Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại
Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại cũng tương tự như hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo. Sự khác biệt ở đây là các răng giả trên nền nhựa sẽ được kết hợp thêm một khung kim loại nữa. Khung kim loại này có cấu tạo từ hợp chất Ni – Cr hoặc titanium lành tính với người sử dụng. Đối tượng phù hợp với hàm giả tháo lắp khung kim loại là bệnh nhân chỉ bị mất một vài răng và vẫn còn răng thật để làm trụ bám.
– Ưu điểm của hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại
- Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại có độ cứng chắc cao, kích thước nhỏ gọn hơn so với hàm nhựa do được kết hợp cùng với khung kim loại
– Nhược điểm của hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại
- Sau thời gian dài sử dụng dễ ảnh hưởng đến răng thật, làm răng thật yếu đi do móc kim loại trên khung bám vào răng thật khiến răng bị co kéo
Răng giả tháo lắp trên trụ implant
Răng giả tháo lắp trên trụ implant tương tự như các loại hàm giả trên. Điểm khác biệt là gắn thêm từ 4- 6 trụ implant bên trong xương hàm của bệnh nhân. Sau đó mới gắn hàm giả để tạo điểm tựa giúp hàm giả cứng chắc hơn, ăn nhai tốt và dễ dàng hơn.
– Ưu điểm của răng giả tháo lắp trên trụ implant
- Có độ chắc chắn cao, độ bền lâu dài theo thời gian
- Trụ implant làm từ hợp chất titanium an toàn, không gây kích ứng khoang miệng hay ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương hàm, không gây sự lệch lạc, xê dịch hàm trong quá trình ăn nhai
- Có thể tồn tại vĩnh viễn không cần phải thay mới nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ
– Nhược điểm của răng giả tháo lắp trên trụ implant
- Chi phí cao nhất so với các loại hàm giả tháo lắp ở trên
5. Chi phí của trồng răng giả tháo lắp bao nhiêu?
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, nhiều người quan tâm chi phí của trồng răng giả tháo lắp cụ thể bao nhiêu, có đắt không. Điều này phụ thuộc vào loại hàm răng giả tháo lắp mà bạn lựa chọn.
– Với hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, tuỳ thuộc số lượng răng đã mất và loại hàm giả bạn lựa chọn phục hình, mức giá dao động từ khoảng 1- 10 triệu/hàm.
– Với hàm giả tháo lắp khung kim loại, nếu bạn chọn răng sứ để phục hình trên khung này thì chi phí của hàm giả tháo lắp sẽ do chất liệu răng sứ quy định. Mức chi phí có thể dao động từ khoảng 3- 15 triệu/hàm.
– Với răng giả tháo lắp trên implant, chi phí cũng phụ thuộc vào số lượng răng đã mất và loại hàm tháo lắp mà bạn chọn để phục hình. Mức giá có thể dao động từ khoảng 10- 30 triệu/hàm.
Đừng bỏ lỡ: Trồng răng implant có đau không? Có nguy hiểm không?
6. Quy trình thực hiện trồng răng giả tháo lắp
Quy trình thực hiện trồng răng giả tháo lắp chuẩn Y khoa bao gồm 4 bước chính dưới đây. Bạn tìm hiểu thêm để không cảm thấy lo lắng nếu cần thực hiện nhé.
– Bước 1: Khám tổng quát răng miệng
- Trước tiên, bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân. Nếu trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý trong khoang miệng thì cần điều trị dứt điểm.
- Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về ưu nhược điểm cũng như chi phí của từng loại hàm răng giả để bạn chọn được loại phù hợp nhất cho mình.
– Bước 2: Lấy dấu hàm để làm răng giả
- Tiếp đến, bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bệnh nhân. Rồi tiến hành lấy dấu răng, thu thập thông số cần thiết như màu răng, kích thước răng, dấu hàm,…
- Những số liệu này được gửi cho chuyên viên chế tác để làm răng giả tháo lắp cho bệnh nhân.
– Bước 3: Tiến hành lắp răng giả
- Sau khi răng giả tháo lắp đã hoàn thiện, bác sĩ hẹn bệnh nhân đến phòng khám. Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng rồi tiến hành lắp răng giả, kiểm tra độ tương thích xem có phù hợp không.
– Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà
- Cuối cùng, bác sĩ hẹn lịch tái khám và hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại nhà.
7. Những lưu ý khi trồng răng giả tháo lắp
Trồng răng giả tháo lắp sẽ giúp quá trình ăn nhai của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên muốn sử dụng trong thời gian dài, an toàn, thuận lợi, bạn lưu ý một vài điều dưới đây.
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Giống như răng thật, răng giả tháo lắp cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Khi ăn uống, răng giả tháo lắp tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau, vụn thức ăn, hoá chất,… Nếu không làm sạch sẽ làm cho răng dễ xỉn màu, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả hàm.
Bạn nên tháo hàm giả tháo lắp mỗi ngày tiến hành vệ sinh cẩn thận. Bên cạnh đó cũng làm sạch cả nướu, lưỡi, vòm miệng trước khi đeo răng giả nhằm đảm bảo loại bỏ các mảng bám còn sót lại, giúp các mô trong miệng được thông thoáng.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một hàm răng trắng đẹp, khoẻ mạnh cần được xây dựng từ một chế độ ăn khoa học. Đặc biệt, răng giả tháo lắp không thể chắc chắn như răng thật. Bởi vậy bạn chỉ nên ăn các thức ăn mềm, không quá dai, quá dính, quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra hãy loại bỏ thức ăn cứng như mía, xương, kẹo cứng,… Hạn chế tối đa các loại đồ uống có màu đậm đặc như café, không hút thuốc lá. Khi chế biến món ăn, bạn có thể nghiền, xay nhỏ hơn để tránh tác động lực quá mạnh vào răng. Khi ăn, bạn nên nhai kĩ bằng vùng răng hàm đừng cắn trực tiếp bằng răng cửa, tránh làm tổn thương răng.
– Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh răng
Răng giả tháo lắp có ưu điểm là dễ dàng tháo ra lắp vào nên người dùng thoải mái vệ sinh cho răng bất kỳ lúc nào. Bởi vậy nhiều người cho rằng làm sạch răng bằng kêm đánh răng hoặc chất chuyên dụng không vấn đề gì. Thực tế điều này hoàn toàn sai lầm. Nó làm cho răng giả tháo lắp dễ bị mài mòn. Nếu kéo dài chỉ sau một thời gian sẽ làm răng giả hỏng hoàn toàn.
Để vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách, bạn ngâm chúng vào dung dịch muối sinh lí 0,9 %. Hoặc cách khác là dung dịch nước với giấm trắng (chanh) giúp diệt khuẩn, làm trắng răng. Có thể ngâm trong một đêm, sau đó rửa sạch để tránh vị chua từ giấm là sử dụng được. Ngoài ra, khi vệ sinh hàm giả, bạn nên lót thêm vải mềm hay ngâm trong nước để tránh trường hợp vô ý làm rơi hàm xuống từ trên cao.
– Không để răng giả tháo lắp một cách bừa bãi
Răng giả tháo lắp cũng cần được bảo quản một cách cẩn thận khi bạn chưa sử dụng. Không thể tuỳ tiện muốn để đâu cũng được. Bạn cẩn thận không cho vật nặng khác đè lên, không để răng giả bị rơi xuống nền, không để răng cạnh lò sưởi, lò vi sóng hoặc nơi có nhiệt độ cao… Những tác động mạnh từ bên ngoài sẽ khiến răng giả tháo lắp nhanh bị hư hỏng nghiêm trọng.
– Thăm khám răng miệng định kỳ
Một điều quan trọng khác bạn cần làm là thăm khám răng miệng thường xuyên tại nha khoa uy tín, thông thường 6 tháng/lần. Sau một thời gian sử dụng, răng giả tháo lắp có thể bị hỏng, chênh, không còn khớp chắc chắn như lúc ban đầu. Răng dễ xuất hiện mùi lạ, vết nứt hoặc hư hỏng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí tổn thương đến răng thật, lợi nướu, vòm miệng,… Thăm khám nha khoa chính là cách để sớm phát hiện những vấn đề xảy ra với hàm giả tháo lắp. Nhiều trường hợp có thể thay hàm mới nhằm đảm bảo sức khoẻ ăn nhai và không làm ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hằng ngày.
Làm răng giả tháo lắp giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và mang đến sự tự tin khi giao tiếp. Bạn nên tuân thủ những lưu ý ở trên nhằm đảm bảo răng giả tháo lắp luôn được bền đẹp theo thời gian.
Hàm giả tháo lắp có ưu điểm là tiết kiệm chi phí nhất nhưng lại không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ răng miệng cũng như hình dáng khuôn mặt. Vậy nên bạn tham khảo thêm phương pháp cấy ghép implant hiện đại nhất khắc phục được tiêu xương tụt lợi, đảm bảo sức khoẻ ăn nhai, thẩm mỹ tốt cho gương mặt.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề trồng răng giả tháo lắp, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ