Niềng răng sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm trên hàm răng của bạn như răng lộn xộn, khấp khểnh, răng hô, răng móm, đóng các khe thưa giữa các răng… mang đến cho bạn nụ cười mới. Tuy nhiên, quá trình niềng răng cũng có thể gây ra một vài thay đổi khác nhau đối với răng miệng và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Một trong những vấn đề phát sinh phổ biến mà nhiều người hay gặp phải là tình trạng hôi miệng khi niềng răng. Bài viết này sẽ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hôi miệng khi niềng răng.
Mục lục
Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Khi Niềng Răng?
Điều đầu tiên cần khẳng định là không phải 100% các trường hợp niềng răng đều bị hôi miệng. Có nghĩa là, khí cụ niềng răng không phải là thứ gây ra mùi hôi miệng. Tác nhân chính khiến hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu đó là vi khuẩn gây mùi.
Nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn phát triển gây mùi hôi miệng thường đến từ việc các mảnh thức ăn dễ bị mắc kẹt trên răng hoặc mắc cài khi bạn đeo niềng răng. Quan trọng nhất là bạn cần phải làm sạch chúng kịp thời, tránh để những vụn thức ăn này tích tụ lại lâu trên răng, chúng sẽ phân hủy dần và bốc mùi khó chịu, xen lẫn vào hơi thở của bạn. Bạn có thể tưởng tượng rằng ra viễn cảnh này và thật không hay chút nào phải không?
Hôi miệng bắt nguồn từ vấn đề không chăm sóc răng miệng tốt khi đeo niềng, vi khuẩn gây hại có thể gây ra rất nhiều vấn đề bệnh lý răng miệng. Bệnh viêm nướu, viêm chân răng hay các lỗ sâu trên răng đều có biểu hiện là hôi miệng dai dẳng. Đó là lý do khiến hơi thở của bạn luôn có mùi khó chịu thường trực, bạn cần tìm cách khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể, tránh để chúng ảnh hưởng đến kết quả niềng răng của bạn.
Hướng dẫn loại bỏ mùi hôi miệng khi niềng răng
1. Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và ăn nhẹ để tránh hơi thở có mùi với niềng răng
Người bình thường không đeo niềng răng thường có thể loại bỏ hôi miệng bằng cách đánh răng hai lần một ngày, nhưng điều này chưa đủ hiệu quả với người niềng răng. Chăm sóc niềng răng sẽ cần nhiều thời gian và sự chú ý hơn một chút. Với niềng răng, thức ăn sẽ mắc vào răng mỗi khi bạn ăn, cho dù đó là một bữa ăn nhẹ hay một bữa ăn chính.
Đó là điều không thể tránh khỏi, để tránh hôi miệng khi niềng răng, bạn cần đánh răng sau mỗi lần ăn uống.
Điều này nghe có vẻ phiền toái nhưng bạn đừng lo lắng, hành động này sẽ trở thành thói quen hàng ngày, khiến bạn quen thuộc và cảm thấy việc đó là không thể thiếu mỗi khi ăn xong.
Hãy luôn đảm bảo mang theo bên mình một bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng để bạn có thể làm sạch khoang miệng ở bất cứ đâu.
Các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho răng niềng có thể kể đến:
Bàn chải dành cho người niềng răng
Hiện nay, các loại bàn chải thiết kế riêng cho người niềng răng được bán khá phổ biến. Bên cạnh đó, máy tăm nước nha khoa cũng đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm có khả năng làm sạch sâu tại những khe kẽ của răng bằng dòng nước áp lực cao, cảm giác sau khi vệ sinh răng bằng tăm nước rất sạch sẽ, khoan khoái.
Kem đánh răng
Kem đánh răng cho răng bình thường và răng niềng thường không quá phân biệt, bạn nên lựa chọn các loại kem đánh răng có khả năng làm sạch dịu nhẹ và chứa thành phần fluor để hỗ trợ chăm sóc răng và nướu.
Chỉ nha khoa
Trong khi đánh răng rất quan trọng, bạn cũng cần dùng chỉ nha khoa để tránh hôi miệng khi niềng răng. Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày là cần thiết để giúp giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh, lấy đi thức ăn và mảng bám trên răng, tránh vi khuẩn gây mùi tiếp cận răng miệng của bạn.
Đọc thêm: Chỉ nha khoa và máy tăm nước khác nhau thế nào?
Nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng thường xuyên không chỉ giúp hơi thở thơm tho trong ngắn hạn mà còn giúp răng miệng khỏe mạnh về lâu dài.
Mặc dù hầu hết các loại nước súc miệng mà bạn tìm thấy ở cửa hàng sẽ giúp hơi thở thơm tho, nhưng chỉ một số loại có tác dụng ngăn ngừa sâu răng khi đang niềng răng và bảo vệ nướu. Bạn nên đọc kỹ thành phần, công dụng của nước súc miệng trước khi lựa chọn mua để sử dụng.
Cạo lưỡi
Làm sạch răng miệng khi niềng răng, đừng quên một phần quan trọng khác đó là lưỡi của bạn. Vi khuẩn cũng có thể bám trên lưỡi của bạn, gây ra hơi thở có mùi hôi. Vì vậy, để đảm bảo tránh hôi miệng khi niềng răng, bạn cần phải làm sạch lưỡi của mình. Bạn có thể dùng mặt chải của bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để làm sạch cho lưỡi của bạn, giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn có thể gây mùi hôi trong khoang miệng.
Đối với trường hợp đeo niềng răng trong suốt Invisalign, bạn cần chú ý không ăn, uống khi đang đeo niềng trừ nước lọc. Mỗi khi tháo niềng để ăn uống xong, bạn nên đánh răng và vệ sinh máng niềng luôn, giữ cho khay niềng luôn sạch sẽ.
Nhìn chung, quá trình vệ sinh răng miệng của người niềng răng sẽ phức tạp và mất thời gian hơn so với người bình thường. Vì thế, bạn hãy tuân thủ và thật kiên trì để chăm sóc răng miệng, bạn sẽ được đền đáp bằng một hàm răng thẳng đều, khỏe mạnh sau khi tháo bỏ niềng răng.
Đọc thêm: Bị loét miệng khi niềng răng phải làm sao?
2. Mẹo giữ hơi thở thơm tho khi đeo niềng răng
Giữ đủ nước
Miệng khô làm giảm sản xuất nước bọt và điều đó có thể làm cho hơi thở có mùi. Nước bọt là cách cơ thể rửa sạch vi khuẩn và các mảnh thức ăn bám trên răng và nướu, cả hai đều là nguyên nhân gây hôi miệng. Hãy uống nước thường xuyên trong cả ngày để cung cấp độ ẩm cho khoang miệng của bạn.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
Cố gắng ăn các sản phẩm tươi sống lành mạnh như trái cây và rau, ngũ cốc, protein và sữa… Thông thường, bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ dặn dò kỹ về chế độ ăn uống và cách thức chế biến phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại. Việc bạn cần làm là duy trì và tuân thủ chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến việc đeo mắc cài hay đeo khay niềng răng.
Cà phê cũng là một trong các tác nhân gây khô miệng và hôi miệng. Hạn chế các loại đồ uống sậm màu như cà phê và trà, chúng có thể khiến hàm răng của bạn ngả màu nhanh chóng. Chắc hẳn bạn không muốn thấy một hàm răng xỉn màu xấu xí sau khi kết thúc quá trình niềng răng phải không?
Dùng thử kẹo Gum Xylitol không đường để làm tươi mát hơi thở của bạn với niềng răng
Xylitol là một chất thay thế đường thực sự ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng của bạn. Nhai kẹo gum xylitol không đường cũng giúp tiết nước bọt giúp giảm hôi miệng khi niềng răng, đồng thời giảm nguy cơ sâu răng.
Kẹo gum xylitol thường có hương liệu thơm mát giúp hơi thở của bạn thơm tho, thanh mát hơn.
3. Lên lịch các cuộc hẹn khám nha khoa định kỳ khi bạn đang niềng răng
Việc này rất quan trọng bởi, bác sĩ chỉnh nha sẽ không chỉ điều chỉnh và siết chặt mắc cài của bạn, họ còn cho bạn biết các vấn đề răng miệng có thể gặp phải hoặc đang xảy ra với bạn trong thời gian đeo niềng. Đối với một số người đang niềng răng, nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha có thể khuyên bạn nên làm sạch răng trong khoảng thời gian 3 – 4 tháng để giúp ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng.
Không có lý do gì mà bạn phải sống chung với hơi thở có mùi khi đang niềng răng. Với những mẹo trên, bạn có thể yên tâm hơi thở của mình sẽ thơm mát cả ngày, đồng thời răng miệng của bạn sẽ khỏe mạnh trong suốt quá trình điều trị chỉnh nha.
Những lời khuyên này không chỉ giúp bạn tránh hôi miệng khi niềng răng mà còn tiếp tục mang lại lợi ích cho bạn sau khi bạn tháo niềng răng.
Hi vọng rằng, những thông tin trên thực sự hữu ích cho bạn, giúp bạn giải tỏa những lo âu, căng thẳng do gặp phải vấn đề hôi miệng trong quá trình niềng răng. Vấn đề tế nhị này cũng có thể khiến những người đang phân vân có nên niềng răng hay không cảm thấy chùn bước. Chúng tôi muốn nói với bạn rằng, đây là một vấn đề nhỏ và hoàn toàn có thể khắc phục được, thậm chí là 100% nếu thực sự quyết tâm và kiên trì. Vì thế, hãy đừng ngân ngại quyết định chỉnh nha để mang lại nụ cười hoàn mĩ. Chúc bạn nhiều sức khỏe!