Bác sĩ Phạm Hồng Đức https://bacsiducniengrang.com Kiến tạo nụ cười cùng bác sĩ Đức AAO Sat, 04 Jan 2025 07:05:51 +0000 vi hourly 1 Viêm tủy răng có chữa được không? https://bacsiducniengrang.com/viem-tuy-rang-co-chua-duoc-khong-11463/ https://bacsiducniengrang.com/viem-tuy-rang-co-chua-duoc-khong-11463/#respond Sat, 09 Nov 2024 06:28:23 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=11463 Viêm tủy răng là một bệnh lý về răng miệng không phải hiếm gặp, đây có lẽ đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn đau răng mà nhiều người gặp phải. Vậy viêm tủy răng có chữa được không? Việc điều trị bao gồm những phương pháp nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm tủy răng là gì?

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong mô tủy răng, nơi chứa dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Khi bị viêm, tủy răng sẽ sưng lên và gây đau nhức. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến hoại tử tủy và gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc răng.

Viêm tủy răng là gì? 1

Nguyên nhân gây viêm tủy răng

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm tủy răng gồm:

  • Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, khi vi khuẩn từ sâu răng xâm nhập vào tủy răng.
  • Chấn thương: Va đập mạnh hoặc vết nứt trên răng có thể làm lộ tủy, dẫn đến viêm.
  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm có đường: Đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng và viêm tủy.
  • Răng mọc lệch: Những chiếc răng mọc không đúng vị trí dễ gây viêm nhiễm ở mô tủy răng.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng 1

Trên đây chỉ là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tủy, để biết bản thân bị viêm tủy răng do nguyên nhân nào thì bạn cần đi khám bác sĩ mới biết được. Khi được bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng, chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Răng sâu chết tủy nên nhổ hay bọc sứ?

Dấu hiệu bị viêm tủy răng

Dấu hiệu bị viêm tủy răng thường là đau, nhức răng hoặc răng trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên, thường bị nhầm lẫn với một số bệnh về răng miệng khác. Một số dấu hiệu thường gặp khi bị viêm tủy răng là:

  • Đau nhức răng, đặc biệt là khi ăn uống, nhai hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
  • Sưng nướu quanh khu vực răng bị viêm, có thể xuất hiện mủ.
  • Răng trở nên nhạy cảm và đau kéo dài, ngay cả khi không có tác động bên ngoài.
  • Hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, do vi khuẩn phát triển trong vùng bị viêm nhiễm.

Tham khảo: Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Viêm tủy răng có chữa được không?

Viêm tủy răng có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu viêm tủy mới chỉ ở giai đoạn đầu, có thể điều trị mà không cần lấy tủy răng. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể cần phải lấy tủy để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Viêm tủy răng có chữa được không? 1

Các phương pháp chữa viêm tủy răng

Có lẽ điều trị tủy là vấn đề mà bất cứ ai cũng đều quan tâm. Việc điều trị này sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh để có phương pháp phù hợp. Viêm tủy răng chỉ có thể điều trị ở nha khoa bằng những biện pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh và giảm đau: Thường được sử dụng cho viêm tủy nhẹ hoặc để kiểm soát tạm thời triệu chứng trước khi tiến hành các phương pháp khác. Trong nha khoa, thường áp dụng cách này cho trường hợp viêm tủy răng không hồi phục.
  • Lấy tủy răng (Root Canal Treatment): Là phương pháp phổ biến để chữa viêm tủy nặng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm, làm sạch và trám lại ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Bọc răng sứ sau khi lấy tủy: Sau khi lấy tủy, răng sẽ yếu hơn, do đó bác sĩ thường khuyến khích bọc răng sứ để bảo vệ và duy trì chức năng nhai của răng.

Các phương pháp chữa viêm tủy răng 1

Khi điều trị viêm tủy răng điều quan trọng nhất là: điều trị kịp thời, được điều trị bởi bác sĩ giỏi và chăm sóc răng sau khi điều trị thật tốt. Bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc làm theo những cách chưa viêm tủy răng chưa được kiểm chứng để tránh tình trạng viêm trở nặng hơn.

Vậy nên để biết điều trị viêm tủy răng ở đâu an toàn và hiệu quả, mời bạn theo dõi tiếp bài viết để biết nhé!

Địa chỉ chữa viêm tủy răng an toàn, uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ điều trị viêm tủy răng an toàn và uy tín tại Hà Nội, Nha khoa Thúy Đức là một lựa chọn đáng cân nhắc. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình điều trị đạt chuẩn, Nha khoa Thúy Đức có thể giúp bạn điều trị viêm tủy hiệu quả và an toàn.

Bác sĩ có chuyên môn tốt, tay nghề cao

Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Thúy Đức được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và tay nghề cao trong các kỹ thuật điều trị tủy răng phức tạp. Điều này giúp đảm bảo quy trình điều trị diễn ra an toàn, chính xác, và giảm thiểu cảm giác đau cho bệnh nhân.

Các bác sĩ tại Thúy Đức đều được đào tạo tại trường đại học Y Hà Nội – ngôi trường Top đầu về đào tạo nhân lực trong ngành Y ở Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng.

Bác sĩ có chuyên môn tốt, tay nghề cao 1

Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại

Nha khoa Thúy Đức đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho các phương pháp điều trị tiên tiến. Các thiết bị như máy chụp X-quang Vatech Pax-i, máy điều trị tủy EndoMatic… giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các vấn đề về tủy răng.

Khi điều trị tại Thúy Đức bạn có thể yên tâm hơn vì những loại máy hiện đại này sẽ giúp bác sĩ thực hiện điều trị hiệu quả, nhanh và chính xác hơn.

Chế độ chăm sóc khách hàng

Nha khoa Thúy Đức luôn chú trọng đến sự thoải mái và an tâm của bệnh nhân. Từ khâu tư vấn, hỗ trợ sau điều trị đến việc nhắc nhở lịch tái khám, phòng khám đều thực hiện chu đáo và tận tâm. Điều này giúp bệnh nhân an tâm và dễ dàng theo dõi tình trạng răng miệng của mình.

Chế độ chăm sóc khách hàng 1

Với những ưu điểm trên, Nha khoa Thúy Đức sẽ là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang cần tìm địa chỉ nha khoa an toàn, uy tín để điều trị viêm tủy răng tại Hà Nội. Liên hệ với nha khoa Thúy Đức để được đặt lịch khám với bác sĩ nhé!

Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Viêm tủy răng có chữa được không?”. Câu trả lời là hoàn toàn được nên bạn không cần lo lắng nhé! Điều quan trọng là bạn tìm được một nơi điều trị đủ uy tín, bác sĩ có tay nghề vững và được hỗ trợ khi cần thiết.

]]>
https://bacsiducniengrang.com/viem-tuy-rang-co-chua-duoc-khong-11463/feed/ 0
Đang cho con bú có niềng răng được không? https://bacsiducniengrang.com/dang-cho-con-bu-co-nieng-rang-duoc-khong-10977/ https://bacsiducniengrang.com/dang-cho-con-bu-co-nieng-rang-duoc-khong-10977/#respond Tue, 24 Sep 2024 04:27:29 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=10977 Niềng răng là phương pháp được đánh giá tốt nhất hiện nay khi khắc phục được các khuyết điểm như hô vẩu, móm, lệch lạc, khấp khểnh và dễ dàng nắn chỉnh các răng về đúng vị trí của cung hàm. Một hàm răng thẳng, đều, đẹp giúp chị em cảm thấy tự tin hơn vào bản thân. Tuy nhiên nếu đang cho con bú thì việc niềng răng có thể diễn ra hay không? Nên chọn phương pháp nào và cần lưu ý điều gì? Dưới đây bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể để các mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn nhé.

Đang cho con bú có niềng răng được không?

Đang cho con bú có niềng răng được không? 1

Trước tiên cần khẳng định: Niềng răng là phương pháp chỉnh nha an toàn, không xâm lấn răng hay xương hàm nên mẹ sau sinh đang cho con bú vẫn có thể áp dụng một cách hiệu quả.

Niềng răng hiện đại sử dụng bộ khí cụ bao gồm dây cung, mắc cài, thun hoặc khay niềng trong suốt giúp dịch chuyển các răng từng chút một trên cung hàm. Kết thúc quá trình này, bạn sẽ sở hữu hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn. Đặc biệt, phương pháp này không hề đụng chạm dao kéo, không xâm lấn xương hay răng nên dù cho con bú vẫn niềng răng được.

Trong quá trình niềng, bác sĩ chỉ tác động lực trên răng, không dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, không phải uống thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh. Do vậy đảm bảo an toàn sức khoẻ với các mẹ sau sinh.

Tuy nhiên lưu ý trong một số trường hợp phải điều trị các bệnh lý răng miệng khác hoặc cần nhổ răng để tạo khoảng trống thuận lợi hơn cho việc kéo răng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê để giảm đau. Nếu đang cho con bú, bạn hãy chia sẻ ngay vấn đề này đến bác sĩ sẽ được tư vấn thời gian thích hợp thực hiện và không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhé.

Có thể bạn quan tâm: 40 tuổi có niềng răng được không?

Những trường hợp nào có thể niềng răng khi đang cho con bú?

Những trường hợp nào có thể niềng răng khi đang cho con bú? 1

Không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng khi đang cho con bú. Một số chị em bị hô, vẩu, móm, khấp khểnh do xương hàm ở thể nặng thì việc niềng răng sẽ khó thực hiện, hiệu quả đạt được không cao. Dưới đây sẽ là trường hợp bạn nên niềng răng càng sớm càng tốt:

– Răng mọc chen chúc

Răng mọc chen chúc là dạng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý về rối loạn khớp cắn. Răng mọc lệch khỏi vị trí ban đầu trên cung răng, có thể chìa ra, thụt vào hoặc chen chúc nhau.

– Răng hô, vẩu

Răng hô, vẩu là tình trạng răng hàm trên di chuyển về phía trước so với hàm dưới, có thể do hàm dưới phát triển chậm hơn hàm trên, hoặc cũng có thể là sự kết hợp của hai yếu tố.

Nhiều người quan tâm: Xem tướng người răng hô chính xác nhất

– Răng móm

Răng móm xuất phát từ việc răng hàm dưới phát triển quá mức, hàm trên phát triển chậm hơn hàm dưới hoặc cả hai. Trường hợp này có thể dẫn tới tình trạng cắn ngược (răng cửa dưới che phủ răng trên) hoặc cắn đối đầu (các cạnh khớp cắn của răng cửa trên và dưới chạm nhau).

Chi tiết nhất: Răng móm là gì? Điều trị răng móm như thế nào?

– Răng thưa

Răng thưa là tình trạng răng bị thiếu hoặc khoảng cách giữa 2 răng quá xa do hậu quả của việc mất răng, kích thước răng quá nhỏ so với cung hàm.

Giải đáp: Răng bị thưa nên niềng hay bọc sứ?

– Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là khi các răng cửa hàm trên che phủ quá mức các răng cửa hàm dưới. Răng cửa hàm dưới có thể gây tổn thương mô mềm ở bề mặt bên trong của răng cửa hàm trên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng lâu dài.

– Khớp cắn hở

Khớp cắn hở là tình trạng các răng không chạm vào nhau khi khớp cắn ở vị trí trung tâm, gây khó khăn cho việc ăn uống, giao tiếp. Đồng thời còn làm mòn các răng tiếp xúc do lực tác động mạnh mà các răng này phải chịu.

– Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là tình trạng 2 hàm trên và dưới không có sự đối xứng giữa các răng. Răng cửa hàm trên và dưới lệch nhau, từ đỉnh mũi qua đường nối 2 răng cửa của 2 hàm đến tâm cằm không tạo thành đường thẳng mà bị gấp khúc ở khe răng cửa.

– Răng khểnh

Răng khểnh có thể tăng thêm nét duyên dáng khi cười và gợi được cảm tình với người đối diện. Tuy nhiên răng khểnh, nhất là răng khểnh quá nặng lại dễ gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.

KẾT LUẬN CHUNG: Trường hợp người bị hô, vẩu, móm, răng thưa, khấp khểnh, khớp cắn sâu, cắn chéo,… do răng, không phải do xương hàm thì có thể niềng răng.

Thời điểm thích hợp nhất để niềng răng khi đang cho con bú

Thời điểm thích hợp nhất để niềng răng khi đang cho con bú 1

Vì thời điểm sau sinh khá nhạy cảm nên nhiều chị em băn khoăn bao lâu có thể niềng răng. Theo các bác sĩ, với phụ nữ đang cho con bú thì sau sinh khoảng 3 tháng mới nên thực hiện biện pháp chỉnh nha. Lý do được đưa ra là thời gian 3 tháng đầu này rất quan trọng để bạn phục hồi cơ thể một cách tốt nhất mà theo dân gian hay gọi là “ở cữ”. Hiện nay xã hội phát triển, nhiều chị em chỉ kiêng khoảng một tháng đã hoạt động bình thường. Điều này có thể gây ra những hậu quả về sau như dễ đau ốm, đau xương khớp,… Bởi vậy, tốt nhất bạn vẫn đợi đủ 3 tháng mới tiến hành niềng răng.

Ngoài ra, sau sinh 3 tháng, sức khoẻ phục hồi, lượng sữa đã ổn định, bé cũng cứng cáp hơn thì việc chỉnh nha diễn ra thuận lợi, ít phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của cả mẹ và con.

Trước khi niềng răng, bác sĩ tiến hành thăm khám cẩn thận và  chẩn đoán sức khoẻ răng miệng thông qua việc chụp phim X-quang. Sau đó mới chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp. Thời gian đầu bạn có thể cảm giác hơi đau nhẹ, khó khăn hơn mỗi khi ăn uống do chưa quen với khí cụ. Tuy nhiên sau đó tất cả sẽ trở lại bình thường.

Xem thêm: Chụp X-quang khi niềng răng để làm gì? Khi nào cần thực hiện?

Các phương pháp niềng răng với người đang cho con bú

Với sự phát triển không ngừng của ngành nha khoa hiện nay, các chị em sau sinh có thể lựa chọn nhiều phương pháp niềng răng khác nhau. Điển hình là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại 1

Niềng răng mắc cài kim loại sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung bằng kim loại đính lên răng nhằm tạo sức kéo các răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại có 2 dạng là mắc cài kim loại buộc chun và mắc cài kim loại tự buộc/tự động.

– Mắc cài kim loại buộc chun: Sử dụng thun có độ đàn hồi tốt để cố định dây cung trên rãnh mắc cài, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra liên tục và hiệu quả hơn. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, phù hợp với tất cả tình trạng khác nhau, chi phí thấp nhất. Tuy nhiên tính thẩm mỹ chưa tốt, dễ cọ xát gây tổn thương môi, má.

– Mắc cài kim loại tự buộc/tự động thông minh: Sử dụng hệ thống nắp trượt thay thế cho dây thun và giữ cố định dây cung vào các mắc cài. Nhờ đó lực điều chỉnh ổn định hơn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể rút ngắn thời gian điều trị so với mắc cài kim loại truyền thống, giảm số lần tái khám, giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn mắc cài buộc chun.

Đừng bỏ qua: 19 điều bạn nên biết trước khi niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ 1

Niềng răng mắc cài sứ về nguyên tắc cũng tương tự mắc cài kim loại. Tuy nhiên phần mắc cài làm từ chất liệu sứ với màu sắc giống màu răng nên ít bị lộ hơn khi giao tiếp. Phương pháp này chia thành 2 loại là mắc cài sứ thông thường và mắc cài sứ tự khoá. Trong đó, mắc cài sứ tự khoá/tự động được đánh giá cao hơn khi có thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động ngay trên các rãnh mắc cài, thay thế cho dây thun của các mắc cài thường, giúp giảm ê buốt khi mới mang hơn dùng thun cố định. Ngoài ra, thiết kế trở nên thon gọn, bo viền cẩn thận nên khi đeo bạn ít bị va chạm với mô mềm trong khoang miệng. Chất liệu sứ cũng rất chắc chắn, không hề dễ vỡ khi va chạm như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên khi sử dụng mắc cài sứ, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh để cho mắc cài bị nhiễm màu.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign 1

Niềng răng trong suốt Invisalign được đánh giá là công nghệ chỉnh nha hàng đầu hiện nay. Phương pháp này sử dụng khay nhựa trong suốt, chế tạo riêng biệt phù hợp với tình trạng của mỗi người. Một bộ khay niềng có từ 20- 48 chiếc và được luân phiên dùng cho từng thời điểm khác nhau. Đây là biện pháp tốt nhất dành cho các mẹ bỉm sữa khi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội cả về sự thuận tiện, tính thẩm mỹ cao.

– Bạn dễ dàng tháo lắp khay niềng trước khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng nên thoải mái ăn các thực phẩm khác nhau mà không phải kiêng khem. Điều này tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng dễ dàng cũng tránh được việc bị các bệnh như sâu răng, viêm lợi, nướu,…

– Khay niềng trong suốt, ôm sát khít vào răng rất khó để người đối diện có thể phát hiện ra bạn đang chỉnh nha.

– Bạn không cần thường xuyên đi siết mắc cài, dây cung, cũng không sợ xảy ra hiện tượng bung tuột khí cụ. Không gây tổn thương cho phần nướu và má.

– Thời gian điều trị có thể rút ngắn hơn trước nếu tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Niềng răng trong suốt Invisalign khắc phục được tất cả những hạn chế của các phương pháp trên. Bởi vậy chi phí cũng cao nhất. Ngoài ra bạn cần đeo khay niềng liên tục từ 20- 22h/ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Những lưu ý khi niềng răng với người đang cho con bú

Những lưu ý khi niềng răng với người đang cho con bú 1

Trong thời điểm niềng răng khi đang cho con bú, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây nhằm mang đến hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con.

– Nếu niềng răng cần phải nhổ răng thì bạn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.  Vì việc tiêm thuốc tê khi nhổ, uống thuốc kháng sinh chống phù nề, nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của bé.

– Sau sinh răng miệng của bạn khá nhạy cảm. Đặc biệt sau khi niềng răng, bạn chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn. Nên chọn bàn chải phù hợp với đầu nhỏ, đầu lông mềm (có thể dùng bàn chải điện). Khi đánh răng cố gắng làm sạch các kẽ răng, chải cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Bên cạnh đó nên mua thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng.

– Khi niềng răng, bạn vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Nên ưu tiên thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, C, E, protein, magie, photpho,… từ các loại thực phẩm, rau củ quả tự nhiên. Ví dụ như: sữa tươi, sữa chua, phô mai, xương hầm, rau cải xoăn, rau bina, củ cải đường, bông cải xanh, thịt heo, hạt hướng dương, ngũ cốc, quả hạch,… Điều này giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng cho người mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ.

– Sau khi quá trình chỉnh nha kết thúc, các răng đã cơ bản được nắn chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên chúng còn khá yếu và dễ bị lệch khỏi vị trí đã điều chỉnh. Lúc này, bạn cần đeo hàm duy trì để giữ cố định và ổn định dáng răng trong một thời gian ngắn.

– Bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có đầy đủ kinh nghiệm thực hiện. Bác sĩ là người trực tiếp thăm khám, đưa ra phương án niềng răng hiệu quả và an toàn nhất cho phụ nữ sau sinh.

Địa chỉ niềng răng an toàn, chất lượng tại Hà Nội

Niềng răng là kỹ thuật phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức vững vàng, kinh nghiệm phong phú. Kết hợp với đó không thể thiếu khí cụ chất lượng, trang thiết bị hiện đại. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ niềng răng uy tín, bạn đừng bỏ qua nha khoa Thuý Đức với hơn 19 năm kinh nghiệm.

– Đội ngũ bác sĩ tận tâm, chuyên nghiệp

Địa chỉ niềng răng an toàn, chất lượng tại Hà Nội 1

Đội ngũ bác sĩ thực hiện các ca niềng răng tại nha khoa Thuý Đức đều là những người tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, có trình độ chuyên môn cao. Điển hình trong đó phải kể đến bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO. Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam. Ngoài ra, bác sĩ Đức còn là một trong ba bác sĩ sử dụng hệ thống mắc cài tự động Damon thành công nhất. Với hơn 5.000 ca chỉnh nha thành công, bác sĩ Phạm Hồng Đức còn vinh dự trở thành một trong những bác sĩ có số lượng khách hàng niềng răng lớn nhất Hà Nội. Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

– Cơ sở vật chất hiện đại

Địa chỉ niềng răng an toàn, chất lượng tại Hà Nội 2

Nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở vật chất hiện đại trong thời kỳ 4.0, nha khoa Thuý Đức liên tục dầu tư trang thiết bị công nghệ hàng đầu thế giới. Ví dụ như máy quét dấu răng Itero Lumina. So với các máy quét dấu răng như iTero 5D thì Lumina nổi bật hơn về tốc độ xử lý dữ liệu, phạm vi quét và đầu quét. Đầu quét nhỏ hơn tới 50%, nhẹ hơn 45% tích hợp camera đa góc giúp X3 phổ quét và X2 tốc độ quét. Ngoài ra còn một số trang thiết bị khác như máy VATECH Pax-I chụp panorama, máy quét dấu răng iTero 5D Plus,… Tất cả đều sẽ giúp bác sĩ có kết quả thăm khám chính xác nhất, hỗ trợ quá trình lên phác đồ điều trị thích hợp.

– Đa dạng các phương pháp niềng răng

Địa chỉ niềng răng an toàn, chất lượng tại Hà Nội 3

Tùy theo tình trạng răng miệng và điều kiện tài chính của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất. Nha khoa Thúy Đức hiện nay sở hữu nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Mắc cài kim loại thường Mini Diamond
  • Mắc cài kim loại tự động Damon Q2
  • Mắc cài sứ thường Symetri
  • Mắc cài sứ tự động Damon Clear 2
  • Niềng răng trong suốt Invisalign

– Chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi hấp dẫn

Nha khoa Thuý Đức quy định rõ ràng các chi phí niềng răng, chi phí điều trị bệnh lý như sâu răng, viêm lợi,… Trước khi đồng ý thực hiện, bạn sẽ được thông báo tổng chi phí cuối cùng, cam kết không có phát sinh thêm. Ngoài ra, nha khoa còn triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn khác.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ

]]>
https://bacsiducniengrang.com/dang-cho-con-bu-co-nieng-rang-duoc-khong-10977/feed/ 0
Súc miệng nước muối ngày mấy lần là tốt? https://bacsiducniengrang.com/suc-mieng-nuoc-muoi-ngay-may-lan-la-tot-10424/ https://bacsiducniengrang.com/suc-mieng-nuoc-muoi-ngay-may-lan-la-tot-10424/#respond Sun, 04 Aug 2024 02:34:43 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=10424 Súc miệng nước muối từ lâu đã được biết đến như một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Vậy, bạn đã biết nên súc miệng nước muối ngày mấy lần là tốt nhất để đảm bảo sức khỏe răng miệng tối ưu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để khám phá bí quyết chăm sóc răng miệng đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất!

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

Súc miệng bằng nước muối không chỉ là một phương pháp dân gian được lưu truyền từ lâu đời mà còn được khoa học hiện đại chứng minh về những lợi ích vượt trội. Được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và duy trì sức khỏe răng miệng, nước muối mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của việc súc miệng bằng nước muối mà bạn có thể quan tâm:

Loại bỏ mùi hơi thở

Một trong những tác dụng rõ rệt nhất của nước muối là khả năng loại bỏ mùi hôi miệng. Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, mang lại hơi thở thơm mát. Ngoài ra, việc súc miệng đều đặn còn giúp loại bỏ mảng bám, giảm thiểu tình trạng hôi miệng do thức ăn bám lại. Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để duy trì hơi thở thơm tho suốt cả ngày.

Xem thêm: Trồng răng Implant có bị hôi miệng không?

Cân bằng độ pH trong khoang miệng

Độ pH trong khoang miệng là yếu tố quan trọng để duy trì môi trường miệng khỏe mạnh. Nước muối có khả năng trung hòa axit, giúp cân bằng độ pH, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Việc duy trì độ pH ổn định không chỉ giảm nguy cơ sâu răng mà còn bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe hơn.

Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Nước muối làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng. Đặc biệt, trong mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi, việc súc miệng đều đặn bằng nước muối sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh viêm họng, viêm amidan và các bệnh đường hô hấp khác.

Làm dịu vết loét trong miệng

Vết loét miệng là tình trạng gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giao tiếp. Nước muối có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu và chữa lành nhanh chóng các vết loét. Khi súc miệng bằng nước muối, bạn sẽ cảm thấy vết loét giảm đau và lành nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.

Ngăn ngừa tình trạng nấm miệng

Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây ra, thường gặp ở người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày. Nước muối có khả năng kháng nấm tự nhiên, giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng nấm miệng hiệu quả. Việc súc miệng đều đặn bằng nước muối không chỉ giúp kiểm soát nấm mà còn duy trì môi trường miệng sạch sẽ và khỏe mạnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan răng, nướu

Các bệnh liên quan đến răng và nướu như viêm nướu, viêm nha chu có thể được cải thiện nhờ súc miệng bằng nước muối. Tính kháng viêm của nước muối giúp giảm sưng viêm, làm sạch vùng nướu bị nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Hơn nữa, việc súc miệng đều đặn còn giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát.

Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần là hợp lý?

Việc súc miệng bằng nước muối đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và hô hấp. Tuy nhiên, tần suất súc miệng bao nhiêu lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu vẫn là câu hỏi của nhiều người. Dựa trên nghiên cứu và lời khuyên từ các chuyên gia, dưới đây là hướng dẫn cụ thể về số lần súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.

Tối thiểu 2 lần: Sáng và Tối

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên súc miệng bằng nước muối ít nhất hai lần mỗi ngày: một lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Buổi sáng: Sau một đêm dài, khoang miệng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng giúp làm sạch và khử trùng, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ qua đêm, đồng thời mang lại hơi thở thơm mát để bắt đầu ngày mới.
  • Buổi tối: Trước khi đi ngủ, súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ cặn thức ăn và vi khuẩn sau một ngày dài, bảo vệ răng miệng suốt đêm. Điều này đặc biệt quan trọng vì ban đêm là thời điểm mà vi khuẩn có cơ hội sinh sôi mạnh mẽ nhất do miệng ít tiết nước bọt.

Súc miệng sau bữa ăn

Ngoài hai lần cố định vào buổi sáng và tối, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn chính. Việc này giúp loại bỏ cặn thức ăn và mảng bám ngay lập tức, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu.

Khi có triệu chứng bệnh về răng miệng

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm họng hay vết loét miệng, bạn nên tăng tần suất súc miệng lên 3-4 lần mỗi ngày. Nước muối sẽ giúp làm dịu triệu chứng, kháng khuẩn và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.

Tóm lại, súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối là hợp lý và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Nếu có thời gian, bạn nên súc miệng thêm sau các bữa ăn để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Đánh răng bằng muối mỗi ngày: Nên hay Không?

Hướng dẫn cách súc miệng nước muối hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần biết cách pha nước muối đúng tỉ lệ và cách súc miệng sao cho hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện đúng cách.

Cách làm nước muối súc miệng

Việc pha nước muối đúng tỉ lệ là yếu tố quan trọng để đảm bảo nước muối có khả năng kháng khuẩn mà không gây kích ứng cho khoang miệng.

Nguyên liệu:

  • 1/2 – 1 thìa cà phê muối (muối biển hoặc muối ăn)
  • 250ml nước ấm (khoảng 37 – 40 độ C)

Cách pha:

  1. Đổ 250ml nước ấm vào cốc sạch.
  2. Thêm 1/2 – 1 thìa cà phê muối vào nước.
  3. Khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Nước muối nên có vị mặn nhẹ, không quá mặn để tránh kích ứng niêm mạc miệng.

Cách súc miệng nước muối giúp răng chắc khỏe

Để súc miệng bằng nước muối đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

  • Lấy một ngụm nước muối: Súc một lượng nước muối vừa đủ (khoảng 15-20ml) vào miệng.
  • Súc miệng kỹ lưỡng: Ngậm nước muối trong miệng và súc đều khắp khoang miệng, đặc biệt chú ý đến các kẽ răng và vùng nướu. Bạn nên súc trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
  • Khò họng: Sau khi súc miệng, bạn có thể khò nước muối trong cổ họng để làm sạch và khử trùng vùng này, đặc biệt là khi bạn có triệu chứng viêm họng hoặc đau họng.
  • Nhổ nước muối ra: Sau khi súc miệng và khò họng xong, nhổ nước muối ra ngoài. Tuyệt đối không nuốt nước muối vì có thể gây hại cho dạ dày.
  • Rửa miệng bằng nước sạch: Để loại bỏ vị mặn còn lại trong miệng, bạn có thể súc lại bằng nước sạch. Điều này giúp làm sạch hoàn toàn khoang miệng và cảm giác thoải mái hơn.
  • Thực hiện đều đặn: Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn nên thực hiện súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.

Lưu ý:

  • Không dùng nước muối quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
  • Nếu bạn có vết thương hở hoặc vết loét nghiêm trọng trong miệng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước muối để tránh gây đau đớn hoặc nhiễm trùng.

Súc miệng bằng nước muối là một thói quen tốt giúp duy trì sức khỏe răng miệng và phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan. Hãy thực hiện đúng cách và đều đặn để tận dụng tối đa những lợi ích mà nước muối mang lại.

Lưu ý gì khi sử dụng nước muối để súc miệng?

Việc sử dụng nước muối để súc miệng là một phương pháp phổ biến và hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết và khác biệt giúp bạn sử dụng nước muối đúng cách.

1. Nên dùng loại nước muối nào?

Khi chọn loại nước muối để súc miệng, bạn có hai lựa chọn chính là nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý. Tuy nhiên, nếu dùng quá thường xuyên nước muối tự pha có thể gây ra các tác dụng phụ khác như giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc miệng trước vi khuẩn và tăng độ nhạy cảm của răng.

Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) được bào chế theo tiêu chuẩn y tế, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Loại nước muối này có nồng độ tương thích với dịch cơ thể, giảm nguy cơ kích ứng và phù hợp cho cả trẻ em và người lớn.

2. Nên ngậm nước muối bao lâu?

Thời gian ngậm nước muối trong miệng cũng là yếu tố quan trọng:

  • Súc miệng: Ngậm nước muối trong miệng và súc đều trong khoảng 30 giây đến 1 phút để đảm bảo nước muối tiếp xúc và làm sạch toàn bộ khoang miệng.
  • Khò họng: Nếu khò họng, bạn nên khò nước muối trong cổ họng thêm 15-30 giây để làm sạch và khử trùng vùng họng.

3. Súc miệng nước muối rồi thì có cần đánh răng?

Việc súc miệng bằng nước muối không thay thế cho việc đánh răng. Đánh răng vẫn là bước quan trọng để loại bỏ mảng bám và thức ăn bám trên răng:

  • Sau khi súc miệng: Bạn nên đánh răng để đảm bảo răng miệng được làm sạch hoàn toàn.
  • Trước khi súc miệng: Súc miệng bằng nước muối trước khi đánh răng có thể giúp làm mềm mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh răng sau đó.

4. Nên súc miệng nước muối trước hay sau khi đánh răng

Tùy thuộc vào mục đích và thói quen cá nhân, bạn có thể lựa chọn thời điểm phù hợp:

  • Trước khi đánh răng: Súc miệng nước muối trước khi đánh răng giúp làm mềm mảng bám và loại bỏ vi khuẩn bề mặt, hỗ trợ việc đánh răng hiệu quả hơn.
  • Sau khi đánh răng: Súc miệng nước muối sau khi đánh răng giúp khử trùng và mang lại hơi thở thơm mát, đồng thời bổ sung hiệu quả bảo vệ răng miệng.

5. Sau khi dùng nước muối có nên súc miệng lại bằng nước lọc?

Sau khi súc miệng bằng nước muối, bạn nên súc lại bằng nước lọc để loại bỏ vị mặn còn lại trong miệng. Điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tránh nguy cơ kích ứng nếu nước muối còn tồn dư.

6. Nhổ răng xong có được súc miệng nước muối không?

Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc và vệ sinh miệng đúng cách là rất quan trọng:

  • Ngay sau khi nhổ răng: Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn không nên súc miệng bằng nước muối hoặc bất kỳ dung dịch nào khác để tránh làm vỡ cục máu đông và gây chảy máu.
  • Sau 24 giờ: Bạn có thể bắt đầu súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để khử trùng và hỗ trợ quá trình lành thương. Tuy nhiên, nên thực hiện một cách nhẹ nhàng và không quá mạnh để tránh gây tổn thương vùng nhổ răng.

Việc sử dụng nước muối để súc miệng đòi hỏi phải tuân thủ đúng các hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Hãy lưu ý các điểm trên để tận dụng tối đa lợi ích mà nước muối mang lại.

]]>
https://bacsiducniengrang.com/suc-mieng-nuoc-muoi-ngay-may-lan-la-tot-10424/feed/ 0
Bọc răng sứ rồi có niềng được không? Niềng như thế nào? https://bacsiducniengrang.com/boc-rang-su-roi-nieng-duoc-khong-9430/ https://bacsiducniengrang.com/boc-rang-su-roi-nieng-duoc-khong-9430/#respond Mon, 06 May 2024 07:23:36 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=9430 Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng thẩm mỹ với khả năng tác động trực tiếp lên răng thật và đưa chúng về vị trí mong muốn. Vậy các trường hợp bọc răng sứ rồi có niềng được không? Niềng như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

Bọc răng sứ rồi có niềng được không?

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp khắc phục hiệu quả các vấn đề về hình dáng, màu sắc và chức năng ăn nhai của răng thông qua việc sử dụng mão răng sứ.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các loại mắc cài, dây cung và những khí cụ cần thiết hoặc máng trong suốt để di chuyển răng về vị trí mong muốn, nhằm cải thiện khớp cắn và giúp răng đều đẹp hơn.

Bọc răng sứ rồi có niềng được không? 1

Việc bọc răng sứ rồi có niềng được không sẽ tùy từng trường hợp, phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng răng bọc sứ, vị trí răng bọc sứ, mô răng thật còn nhiều hay không, răng bọc sứ đã được lấy tủy hay chưa… Sau khi thăm khám, bác sĩ cần căn cứ thêm vào hình ảnh chụp X-quang để đánh giá khả năng niềng răng sau khi bọc sứ.

Trường hợp niềng răng được sau bọc sứ

Trường hợp chỉ bọc sứ một vài răng, niềng răng vẫn có thể cho hiệu quả. Bác sĩ sẽ gắn các mắc cài lên răng, bao gồm cả răng sứ để tác động lực đồng thời lên cả răng thật và mão sứ, giúp chúng di chuyển đến vị trị mong muốn.

Ngoài ra, việc niềng răng sau khi bọc sứ sẽ được xem xét trong các trường hợp:

  • Mô răng còn nhiều, cùi răng khỏe và có khả năng chịu được lực siết từ khí cụ niềng răng.
  • Sử dụng mão sứ chất lượng, đảm bảo cứng cáp, không có dấu hiệu nứt vỡ hay lung lay.
  • Răng thật và mão sứ được dán khít và chắc chắn: trong quá trình niềng, cả răng thật và mão răng sẽ dịch chuyển cùng lúc, nếu chúng không được gắn chắc với nhau, rất có thể mão sứ sẽ bị bung ra
  • Răng vẫn còn khả năng dịch chuyển, các răng không bị cứng khớp: thông thường các răng đã lấy tủy sẽ dễ bị cứng khớp, ảnh hưởng đến việc dịch chuyển của răng. Ngoài ra, nếu răng bị mài cụt trước khi bọc sứ thì việc dịch chuyển cũng gặp nhiều khó khăn và ca niềng cũng khó thành công hơn.

Trường hợp không thể niềng răng sau bọc sứ

Trường hợp không thể niềng răng sau bọc sứ 1
Trường hợp làm răng sứ thẩm mỹ nguyên hàm thường không cần niềng răng

Với các trường hợp bọc sứ toàn hàm, bạn sẽ không cần niềng răng. Thực tế nếu bọc răng sứ toàn hàm, khi mài cùi răng cũng như khi chế tác và lắp mão sứ, các bác sĩ đã căn chỉnh một cách tối ưu nhằm đảm bảo hàm răng đạt được mức độ thẩm mỹ tối đa. Vậy nên hầu hết các trường hợp đã bọc sứ toàn hàm thì việc niềng răng sẽ không cần thiết.

Ngoài ra, nếu có nhiều răng bọc sứ, phần cùi răng đã được mài nhỏ hoặc lấy tủy thì việc niềng răng sẽ trở nên khó khăn hơn, đồng thời có thể làm hỏng răng sứ.

TÓM LẠI, nếu bọc răng sứ đơn lẻ và cùi răng còn khỏe thì bạn hoàn toàn có thể niềng răng, tuy nhiên cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám.

Xem thêm: Bọc răng sứ có hết móm không?

Bọc răng sứ rồi nên niềng bằng phương pháp nào?

Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng được sử dụng nhiều nhất là niềng răng mắc cài và niềng răng invisalign. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài 1

Với phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài bằng kim loại, sứ hoặc pha lê… kết hợp dây cung và các khí cụ cần thiết để tạo lực kéo nhằm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.

Niềng răng mắc cài có ưu điểm là chi phí “mềm” hơn so với niềng răng invisalign, phù hợp với nhiều đối tượng và các trường hợp phức tạp. Tuy nhiên, chúng thường có tính thẩm mỹ không cao (đặc biệt là mắc cài kim loại), đồng thời dễ gây khó khăn trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Mặt khác, mắc cài cũng có thể bị bong khi bạn nhai các loại thức ăn dai, cứng…

Với các răng bọc sứ, việc niềng răng mắc cài đòi hỏi mão sứ phải có chất lượng tốt với độ bền và độ cứng cao, đồng thời được gắn chắc, sát khít với răng thật. Nếu không răng sứ của bạn sẽ rất dễ bị nứt vỡ hoặc bật ra ngoài do không chịu được lực kéo.

Niềng răng invisalign

Niềng răng invisalign 1

Niềng răng invisalign hay còn gọi là niềng răng trong suốt, niềng răng không mắc cài là phương pháp niềng răng tiên tiến nhất hiện nay với việc sử dụng hệ thống khay niềng được thiết kế riêng biệt theo dấu hàm của từng người. Đặc biệt, bạn còn có thể được biết trước quá trình dịch chuyển của răng và hiệu quả khi kết thúc điều trị qua video mô phỏng.

Với phương pháp này, các khay niềng trong suốt sẽ được thiết kế ôm sát răng, tạo lực dịch chuyển nhanh chóng và ổn định mà không hề gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạn vẫn có thể giữ được sự tự tin cao suốt quá trình niềng răng. Hơn nữa, chúng cũng dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống.

Với các trường hợp niềng răng sau khi bọc sứ, phương pháp niềng răng invisalign được đánh giá là lựa chọn tối ưu hơn hẳn bởi chúng có thể giúp di chuyển răng hiệu quả mà không cần lo lắng về việc vỡ hỏng răng sử do mắc cài và lực kéo của dây cung.

Đọc thêm: Niềng răng trong suốt hay mắc cài tốt hơn?

Lưu ý khi niềng răng đã bọc sứ?

Khi niềng răng đã bọc sứ ta cần lưu ý những vấn đề như:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách 1

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách là bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng sau khi bọc sứ.

Theo đó, niềng răng ít nhiều sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn vệ sinh không đủ sạch, vi khuẩn và mảng bám sẽ có điều kiện để tấn công răng miệng, gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nướu…

Để giữ răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn, hãy đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn bằng kem đánh răng và bàn chải lông mềm, kết hợp thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, đặc biệt là xung quanh vị trí răng niềng bọc sứ.

Xem thêm: Bí quyết giúp răng sứ luôn sáng bóng, bền đẹp

Chú ý chế độ ăn và cách ăn nhai

Trong quá trình niềng răng, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn. Việc thường xuyên ăn các thực phẩm dai, cứng, có độ dính cao có thể làm ảnh hưởng đến mắc cài và cả răng sứ, khiến chúng dễ bị bung hỏng, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

Hãy luôn ưu tiên các loại thực phẩm mềm hoặc lỏng, ngoài ra, bạn có thể cắt nhỏ các loại thức ăn trước khi ăn chứ không nên dùng quá nhiều lực cho việc cắn – xé thức ăn như thông thường, nhất là các trường hợp bọc sứ răng cửa. Đồng thời đừng quên tăng cường bổ sung vitamin C, canxi, chất xơ và chất đạm để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sâu răng.

Đọc thêm: Ăn gì trong tuần đầu niềng răng?

Tái khám đúng lịch hẹn

Tái khám đúng lịch hẹn 1

Tuân thủ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ cũng là một trong những cách giúp quá trình niềng răng sau khi bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Việc tại khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh khi niềng răng, từ đó đưa ra giải pháp can thiệp, xử lý kịp thời, hạn chế các rủi ro không đáng có.

Bọc răng sứ rồi nên niềng răng ở đâu Hà Nội?

Nếu việc niềng răng cho răng thật đòi hỏi kỹ thuật tốt và độ chính xác cao khi thực hiện thì niềng răng cho răng bọc sứ còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Chính vì vậy, để quá trình niềng răng sau khi bọc sứ cho hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn, bạn cần chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín.

Nha Khoa Thúy Đức tự hào là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho việc niềng răng tại Hà Nội, đặc biệt là các ca cần niềng răng sau khi bọc sứ. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và được đào tạo chuyên sâu, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Bọc răng sứ rồi nên niềng răng ở đâu Hà Nội? 1

Tại Thúy Đức, uy tín và sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Với quy trình niềng răng chuẩn y khoa cùng các trang thiết bị hiện đại nhất như máy chụp X-quang Vatech Pax-i, máy điều trị tủy Endomatic, máy nhổ răng siêu âm piezotome… và hệ thống phòng khám vô trùng đạt chuẩn Bộ Y tế, nha khoa Thúy Đức cam kết không chỉ mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng mà còn đảm bảo an toàn cho quý khách trong suốt quá trình điều trị.

Đặc biệt, công nghệ quét dấu răng toàn hàm iTero 5D plus tại nha khoa Thúy Đức sẽ giúp lấy dấu răng chuẩn xác và đánh giá tình trạng răng miệng tối ưu chỉ sau 60s, từ đó đưa ra phác đồ điều trị invisalign một cách chính xác nhất.

Dù bạn lựa chọn niềng răng bằng mắc cài hay niềng răng invisalign, nha khoa Thúy Đức cũng có thể mang lại cho bạn những trải nghiệm dịch vụ niềng răng sau khi bọc sứ chất lượng và an toàn nhất.

Hãy đến với nha khoa Thúy đức để sở hữu nụ cười hoàn hảo và tự tin hơn!

Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ hotline 093.186.3366086.690.7886 hoặc BẤM VÀO ĐÂY

]]>
https://bacsiducniengrang.com/boc-rang-su-roi-nieng-duoc-khong-9430/feed/ 0
Các giai đoạn niềng răng mà bạn cần biết https://bacsiducniengrang.com/cac-giai-doan-nieng-rang-7958/ https://bacsiducniengrang.com/cac-giai-doan-nieng-rang-7958/#respond Mon, 18 Mar 2024 09:47:50 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=7958 Có thể bạn đã biết, niềng răng sẽ cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để đi đến kết quả cuối cùng. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có mục đích và áp dụng những kĩ thuật chỉnh nha khác nhau nhưng đều giúp răng dịch chuyển về vị trí đúng. Vậy các giai đoạn niềng răng diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Các giai đoạn niềng răng

1.1. Giai đoạn 1: Dàn đều và làm phẳng độ cong cung răng

Đây là giai đoạn đầu của niềng răng mà hầu hết mọi người đều phải qua. Sau khi thăm khám trực tiếp và dựa trên hình ảnh chụp X-quang các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng từ đó đưa ra phác đồ niềng cho từng người. Thông thường, giai đoạn này kéo dài 4 đến 6 tháng tùy vào tình trạng của mỗi người.

1.1. Giai đoạn 1: Dàn đều và làm phẳng độ cong cung răng 1

Dưới tác dụng lực của các khí cụ chỉnh nha được gắn trên răng răng sẽ bắt đầu dịch chuyển về vị trí mong muốn, răng sẽ thẳng đẹp và không còn lệch lạc nữa. Ở giai đoạn đầu này sẽ cần sử dụng nhiều lực để thay đổi được trục răng vì vậy bác sĩ thường dùng mắc cài và dây cung có kích thước lớn hơn để việc di chuyển răng đạt hiệu quả cao nhất.

Sau giai đoạn này bạn có thể cảm nhận rõ răng thẳng hàng hơn, tuy nhiên chưa thể đạt được nhiều hiệu quả vì đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu hành trình phía trước còn rất dài. Nếu hàm không đủ chỗ để răng dàn đều thì có thể cần đến nhổ răng hoặc mài kẽ răng. Thường thì việc nhổ răng sẽ được thực hiện sau khi niềng 1 tháng.

1.2. Giai đoạn 2: Đóng khoảng

Sau khi răng đã chạy về đúng vị trí như mong muốn sẽ là giai đoạn đóng khoảng. Đây là lúc bác sĩ sẽ kéo các răng phía trước, bao gồm răng cửa, răng nanh vào trong để lấp khoảng trống giữa các răng hoặc những răng bị mất.

1.2. Giai đoạn 2: Đóng khoảng 1

Bên cạnh các khí cụ quen thuộc, bạn có thể thấy sự xuất hiện của các loop kéo khoảng, lò xo kéo, chun liên hàm,… Có 3 phương pháp đóng khoảng trong chỉnh nha tương ứng với 3 loại khí cụ khác nhau để kéo các răng khít vào nhau hơn, cụ thể là:

  • Minivis: Có tác dụng đóng khoảng các vị trí nhổ răng trong các trường hợp niềng răng hô, móm.
  • Chun đóng khoảng: Có chức năng đóng các khoảng nhỏ trong các trường hợp răng chen chúc, khấp khểnh, sau khi nhổ các răng thừa.
  • Móc kéo: Được dùng trong nhiều tình trạng răng khác nhau, nhưng thường gây cảm giác vướng cíu hơn 2 loại trên.

Còn riêng với những trường hợp không nhổ răng thì không cần đóng khoảng mà có thể chuyển sang giai đoạn tinh chỉnh cho từng răng và sau đó là điều chỉnh khớp cắn.

1.3. Giai đoạn 3: Tinh chỉnh khớp cắn

Giai đoạn này rất quan trọng và liên quan trực tiếp đến kết quả sau niềng răng, kéo dài khoảng từ 3 đến 6 tháng. Lúc này, các răng bị nghiêng nhiều sẽ được điều chỉnh về đúng vị trí trước khi tháo niềng. Một vài trường hợp có thể được chỉ định đeo chun liên hàm để các răng ở hàm trên và hàm dưới khớp với nhau nhất, hoặc nha sĩ có thể bẻ dây để điều chỉnh từng răng. Sau khi đã tinh chỉnh thì răng bạn sẽ được cố định bằng chỉ thép trong vài tháng điều này giúp cố định chân răng chuẩn bị cho việc tháo niềng.

1.3. Giai đoạn 3: Tinh chỉnh khớp cắn 1

Có thể tóm gọn mục tiêu của giai đoạn tinh chỉnh khớp cắn khi chỉnh nha như sau:

  • Đảm bảo khả năng vận động của hàm (trượt hàm về phía trước, phía sau và sang một bên).
  • Đạt được tính thẩm mỹ tốt nhất có thể.
  • Lồi cầu ở vị trí đúng, khớp thái dương hàm hai bên ổn định.
  • Hệ cơ nhai khỏe với chức năng ăn nhai tốt.
  • Làm mô nha chu khỏe mạnh hơn.

1.4. Giai đoạn 4: Duy trì ổn định

Sau khi răng đã ổn định trong xương thì sẽ đến giai đoạn được mong chờ nhất, tháo bỏ niềng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ niềng răng và mài lại răng sao cho khớp cắn thật chuẩn. Qúa trình tháo niềng thường diễn ra trong 45 – 60 phút, việc tháo niềng cũng rất nhanh chóng, đơn giản và đặc biệt là không gây đau đớn.

1.4. Giai đoạn 4: Duy trì ổn định 1

Sau khi đã tháo niềng, bạn sẽ cần đeo hàm duy trì. Hàm duy trì cực kì quan trọng vì nó giúp bạn bảo vệ kết quả niềng răng được lâu dài. Các loại hàm duy trì là: hàm duy trì mặt lưỡi, Hawley hoặc máng trong suốt. Tùy vào tình trạng răng và mong muốn của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định loại hàm sao cho phù hợp.

Bạn cũng cần lưu ý rằng chỉnh nha hoàn toàn có thể tái phát, nguyên nhân tái phát có thể do các thói quen xấu như: đẩy lưỡi, cắn bút, mút tay hoặc không đeo hàm duy trì thường xuyên. Theo đó, thời gian đeo hàm duy trì nên bằng thời gian niềng răng hoặc đeo đến độ tuổi trưởng thành (đối với trẻ em). Do răng luôn có xu hướng chạy lại vị trí cũ vì có sự co kéo của hệ thống dây chằng quanh răng nên việc đeo hàm duy trì sau đó giúp cơ thể tái lập sự cân bằng mới.

Đọc thêm: Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?

2. Câu hỏi thường gặp

Các giai đoạn niềng răng có giống nhau ở tất cả các trường hợp?

Các giai đoạn niềng răng, đặc biệt là thời gian tiến hành các giai đoạn ở trường hợp khác nhau sẽ không giống nhau mà nó còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Ví dụ, những trường hợp mất răng, có răng khôn mọc lệch hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng thì cần thêm thời gian điều trị trước khi bước vào các giai đoạn sau đó.

Giai đoạn niềng răng nào đau nhất?

Đặt thun tách kẽ có lẽ là giai đoạn niềng răng đau đớn nhất. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tạo các kẽ hở trên răng để giúp răng di chuyển dễ dàng hơn, khi đưa chun vào sẽ gây cảm giác cộm và khó chịu. Đôi khi bạn cũng có thể bị đau răng nhẹ khi nhai và khi thức ăn bị mắc vào đặt thun kẽ. Nhưng đừng quá lo lắng vì sau một vài ngày cơn đau này sẽ giảm dần và biến mất.

2. Câu hỏi thường gặp 1

Giai đoạn niềng răng nào xấu nhất?

Có thể nói giai đoạn niềng răng khiến gương mặt kém sắc nhất là 3 tháng đầu tiên của quá trình. Lý do là trong khoảng thời gian này răng vẫn còn lộn xộn, hô, khấp khểnh,… cộng thêm việc có mắc cài trong miệng khiến miệng bị nhô ra phía trước tạo cảm giác răng bị hô hơn, mặt to hơn. Hơn nữa trong những ngày này, các khí cụ cũng làm bạn cảm thấy cộm, vướng víu, khó chịu trong việc ăn uống và giao tiếp.

Niềng răng đến giai đoạn nào thì đẹp?

Niềng răng là cả một quá trình dài không phải ngày một ngày hai là có thể thấy được kết quả. Hơn nữa, mỗi giai đoạn có chức năng khác nhau vì vậy rất khó để nói niềng răng đến giai đoạn nào có thể coi là đẹp. Có nhiều người thấy rằng sau 6 – 9 tháng răng đã đều là đã hoàn thành niềng răng, nhưng thực tế đó chỉ là cảm quan bên ngoài, chúng ta cần 6 – 9 tháng nữa để điều chỉnh trục răng và khớp cắn. Từ đó răng mới thực sự thay đổi và cải thiện được tối đa các khuyết điể, của cả khung răng, hàm và khớp cắn.

Khi đeo hàm duy trì cần lưu ý điều gì?

2. Câu hỏi thường gặp 2

Ngoài việc đảm bảo thời gian đeo hàm duy trì như chỉ định của bác sĩ chỉnh nha bạn cũng cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:

– Vệ sinh hàm duy trì mỗi ngày bằng cách chải nhẹ nhàng bằng kem đánh răng hoặc bàn chải.
– Bảo quản hàm duy trì trong hộp đựng, tránh để ở những nơi có nhiệt độ cao vì có thể làm biến dạng, giòn, dễ vỡ…

Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giai đoạn niềng răng. Để có niềng răng đạt kết quả cao nhất thì quá trình chỉnh nha phải diễn ra theo lộ trình và theo đúng kế hoạch ban đầu đề ra. Để đạt được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khách hàng và chuyên môn của bác sĩ chỉnh nha trong suốt quá trình. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ càng khi lựa chọn địa chỉ niềng răng cho mình nhé!

]]>
https://bacsiducniengrang.com/cac-giai-doan-nieng-rang-7958/feed/ 0
Niềng răng trong suốt là gì? 7 lưu ý quan trọng khi chọn niềng răng trong suốt https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-trong-suot-la-gi-1143/ https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-trong-suot-la-gi-1143/#respond Sun, 25 Feb 2024 15:13:17 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=1143 Niềng răng trong suốt Invisalign được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất với nhiều ưu điểm vượt trội, cảm giác “niềng mà như không niềng”. Nếu bạn đang có ý định cải thiện hàm răng không đều của mình bằng phương pháp niềng răng trong suốt, thì hãy điểm qua những lưu ý quan trọng khi niềng răng trong suốt trong bài viết dưới đây nhé!

Niềng răng trong suốt là gì? 7 lưu ý quan trọng khi chọn niềng răng trong suốt 1

Niềng răng trong suốt là gì?

Niềng răng trong suốt Invisalign là công nghệ niềng răng mới nhất hiện nay. Thay vì nắn chỉnh, dịch chuyển răng nhờ vào lực kéo của khí cụ truyền thống, niềng răng trong suốt sử dụng hệ thống khay niềng ôm sát mặt răng, dịch chuyển răng từng chút một cho đến khi chúng về đúng với vị trí trên cung hàm. Hệ thống khay niềng được các chuyên gia nghiên cứu, thiết kế riêng biệt cho từng người với thông số chính xác.

Tổng số khay niềng bạn cần mang trong suốt ca niềng răng là từ khoảng 20 – 48 khay. Sau khoảng 2 tháng, bạn đến tái khám 1 lần để kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng mà bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Niềng răng trong suốt có hiệu quả không?

Dù là phương pháp niềng răng mới nhất và hiện đại nhất nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết niềng răng trong suốt có hiệu quả không. Dưới đây sẽ là ưu điểm, hạn chế cũng như đối tượng thích hợp nhất với phương pháp này.

Ưu điểm của niềng răng trong suốt

Ưu điểm của niềng răng trong suốt 1

– Tính thẩm mỹ cao

Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay. Do khay niềng làm bằng chất liệu nhựa trong suốt, các khay ôm sát vào răng nên hoàn toàn không lộ dấu vết thẩm mỹ, mang lại cảm giác “niềng như không niềng” giúp người niềng cảm thấy hoàn toàn tự tin khi giao tiếp.

– Độ an toàn cao

Khay niềng trong suốt được cấu tạo từ vật liệu Smarttrack mà bản chất là nhựa polyurethane đa lớp cao cấp – chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích chế tạo khay niềng Invisalign. Vật liệu này rất an toàn không chứa BPA (Bisphenol-A) hay latex, gluten và BPS… Do đó, đảm bảo an toàn với sức khỏe người đeo niềng kể cả người lớn hay trẻ em mà không lo phản ứng phụ.

– Dễ dàng vệ sinh, ăn uống

Đây cũng là ưu điểm nổi bật của niềng răng trong suốt. Người niềng răng tháo lắp khay dễ dàng nên thuận lợi cho vệ sinh răng miệng, không sợ bị nhét vào răng, bung sứt mắc cài.

– Tiết kiệm thời gian

Với niềng răng mắc cài thì bạn thường phải tới nha khoa định kỳ. Còn niềng răng trong suốt, bạn tự thay khay niềng tại nhà. Quá trình này tiết kiệm thời gian đi lại, phù hợp với trường hợp ở xa hoặc không tiện đi lại.

– Biết trước kết quả niềng răng

Trước khi điều trị, bạn sẽ được bác sĩ lên phác đồ chính xác, đồng thời kết hợp với máy quét dấu răng iTero 5D Plus có thể xem trước kết quả sau khi niềng. Do vậy, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ là rút ngắn được thời gian, đồng thời có hàm răng hoàn hảo nhất.

Nhược điểm của niềng răng trong suốt

Bên cạnh những ưu điểm của niềng răng trong suốt thì phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định.

Nhược điểm của niềng răng trong suốt 1

– Mức chi phí cao

So với các phương pháp niềng răng khác thì niềng răng trong suốt có mức chi phí cao hơn hẳn. Nguyên nhân là bởi khay niềng Invisalign được chế tác từ chất liệu nhựa đặc thù, đòi hòi phải có kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó các khay niềng được thiết kế riêng biệt cho từng người. Quy trình là bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim, lấy thông tin về dấu hàm của khách hàng. Sau đó, gửi thông tin sang trung tâm Invisalign ở nước ngoài để đặt làm khay. Tại đây, các thông tin và mẫu hàm được quét, chuyển thành mẫu 3D trên máy tính. Từ đó mà các bác sĩ tạo ra khay niềng rồi chuyển về Việt Nam. Chính vì quy trình chế tạo mất nhiều thời gian, công sức nên chi phí cao cũng là hợp lý.

–  Cần thời gian đeo niềng liên tục 

Thời gian đeo niềng răng Invisalign thông thường phải liên tục 22 tiếng/ngày. Khi đó mới mang lại kết quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, do khay niềng dễ dàng tháo lắp nên bệnh nhân có thể đeo không đủ thời gian quy định dẫn đến kết quả niềng không được như ý muốn.

Những trường hợp thích hợp niềng răng trong suốt

Những trường hợp thích hợp niềng răng trong suốt 1

Niềng răng trong suốt là phương pháp thích hợp với nhiều trường hợp khác nhau như:

– Răng bị hô vẩu 

Đây là tình trạng bệnh lý xuất phát từ yếu tố bẩm sinh là chủ yếu. Khi bị hô sẽ làm cho bạn cảm thấy mất tự tin, sai lệch khớp cắn và khó khăn trong ăn uống. Nếu niềng răng chuẩn nhanh chóng giúp cải thiện hàm răng hiệu quả.

– Răng móm 

Răng móm là tình trạng khớp căn ngược với biểu hiện xương hàm dưới đưa ra phía trước nhiều hơn so với xương hàm trên. Điều này cũng làm mất thẩm mỹ và khó khăn trong việc ăn nhai.

– Răng bị thưa 

Là tình trạng xuất hiện các khe hở giữa răng mà chủ yếu là răng cửa. Răng thưa có thể xuất phát từ việc bị mất răng hoặc kích thước các răng nhỏ hơn so với cung hàm.

– Răng bị khấp khểnh

Là trường hợp răng mọc lệch khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm với các biểu hiện như răng bị trồi lên, mọc chen chúc hoặc thụt sâu vào trong.

Như vậy bạn có thể thấy, niềng răng trong suốt áp dụng cho nhiều trường hợp răng khác nhau. Bởi vậy bạn cần đến nha khoa uy tín và bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám cũng như tư vấn cụ thể nhất.

Quy trình niềng răng trong suốt trải qua những giai đoạn nào?

Quy trình niềng răng trong suốt trải qua những giai đoạn nào? 1

Để mang đến kết quả tốt nhất thì quy trình niềng răng trong suốt cần trải qua các giai đoạn cụ thể sau:

Giai đoạn 1: Khám tổng quan và tư vấn

Trước tiên, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang và ảnh toàn mặt. Quét dấu răng với công nghệ iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới. Sau đó, bác sĩ khám tổng quan và tư vấn giải pháp chỉnh nha.

Giai đoạn 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng

Bác sĩ sẽ ký kết hợp đồng cùng với khách hàng với điều khoản rõ ràng giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm trong quá trình chỉnh nha, hiểu rõ chế độ bảo hành theo gói Invisalign bạn lựa chọn.

Giai đoạn 3: Thống nhất phác đồ điều trị Clincheck

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất dành cho bạn để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, chức năng và sức khỏe răng miệng.

Sau đó, bác sĩ xây dựng hình ảnh 3D răng của bạn và gửi sang Mỹ để thiết kế khay niềng. Mỗi khách hàng đều có 1 bộ khay niềng riêng phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.

Giai đoạn 4: Nhận khay niềng trong suốt

Sau khoảng 2 tuần, bạn quay lại phòng khám nha khoa để nhận bộ khay niềng đầu tiên. Chất liệu khay trong suốt, an toàn, được thiết kế vừa khít với sự di chuyển của răng. Những ngày đầu có thể bạn chưa quen và hơi khó chịu. Tuy nhiên sau đó sẽ quen dần. Bạn nhớ đeo đủ thời gian, trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Giai đoạn 5: Tái khám định kỳ

Dù không cần tới phòng khám thường xuyên như niềng răng mắc cài nhưng quá trình niềng răng trong suốt vẫn cần tái khám định kỳ để nhận khay mới. Ngoài ra, điều này giúp bạn kiểm soát hiệu quả niềng răng với chỉ số tuân thủ và tính năng so sánh tiến bộ. Đồng thời bác sĩ còn quét iTero 5D Plus nhằm chăm sóc răng miệng tuyệt đối.

Giai đoạn 6: Hoàn thiện liệu trình niềng răng

Sau khi đã đeo đủ thời gian niềng răng, bạn sẽ được chỉ định tháo khay niềng trong suốt và cần đeo thêm hàm duy trì thường xuyên giúp cho hiệu quả ổn định, lâu dài hơn.

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? 1

Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin quan trọng như trên thì điều mà nhiều người quan tâm chính là niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?

Vì đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất nên mức chi phí dao động khoảng từ 50-120 triệu/ ca niềng, cao hơn so với niềng răng mắc cài.

Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt ngày càng được nhiều người lựa chọn với những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên để cảm thấy vững tin hơn, bạn đừng bỏ qua câu hỏi được quan tâm nhất dưới đây nhé!

Niềng răng trong suốt có đau không?

Niềng răng trong suốt là phương pháp sử dụng bộ khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng về đúng với vị trí trên cung hàm. Khi đó, các răng được điều chỉnh từ từ dựa vào sự thay đổi kích thước của bộ khay. Theo các chuyên gia, niềng răng trong suốt sẽ làm cho bạn cảm thấy hơi khó chịu trong thời gian đầu khi hàm răng chưa quen với khay niềng mới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm vì cảm giác này chỉ mất vài ngày và cũng không gây ảnh hưởng cho má, nướu.

Niềng răng trong suốt mất thời gian bao lâu?

Với câu hỏi niềng răng trong suốt mất thời gian bao lâu thì khó để đưa ra thời gian chính xác bởi thời gian đeo niềng ở mỗi người khác nhau. Trung bình mỗi người sẽ đeo từ khoảng 20 – 48 khay. Thời gian đeo mất từ 1.5 – 2 năm. Tuy nhiên, thời gian ngắn hay dài còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, độ tuổi niềng răng, thời gian niềng, người đeo niềng có thực hiện đủ 22h/ngày hay không…

Niềng răng trong suốt mất thời gian bao lâu? 1

Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?

Nhiều người cũng băn khoăn với câu hỏi: niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không. Thực chất, việc nhổ răng chỉ định trong trường hợp cần phải tăng thêm khoảng trống. Điều này cần thiết trong trường hợp:

  • Răng mọc chen chúc thì cần nhổ bớt để tạo khoảng trống giúp dàn đều răng hơn
  • Răng bị hô, vòm hàm hẹp thì cần nhổ răng giúp có khoảng trống kéo lùi hàm trên ra sau…

Theo các chuyên gia, niềng răng trong suốt Invisalign có phải nhổ răng hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong trường hợp như trên. Còn với răng khôn thì trước khi niềng răng thường sẽ nhổ răng này chúng đa phần mọc lệch, mọc kẹt, lợi chùm gây viêm nhiễm… Nhổ răng khôn loại bỏ cản trở khớp cắn do răng khôn gây ra, cung cấp khoảng trống để di xa toàn hàm, dự phòng sự tái phát khi các răng khôn mọc lệch cho xu hướng xô đẩy các răng cửa.

Tuy nhiên lưu ý, chỉ nên nhổ răng khi thực sự cần thiết bởi hiện nay có nhiều phương pháp khác tạo ra khoảng trống tốt như cắt kẽ, nong rộng cung hàm… Nếu cách này vẫn đủ sắp xếp răng theo khớp cắn  mong muốn thì chọn không nhổ răng nên ưu tiên.

Niềng răng trong suốt khác gì so với niềng răng mắc cài?

Niềng răng trong suốt khác gì so với niềng răng mắc cài? 1

Nếu so sánh niềng răng trong suốt khác gì so với niềng răng mắc cài thì bạn sẽ nhận thấy nhiều sự khác biệt.

– Về đối tượng áp dụng: Niềng răng trong suốt chủ yếu cho người bị hô, vẩu, móm, răng mọc lệch lạc…ở dạng nhẹ. Còn muốn nắn chỉnh trường hợp hô, vẩu, móm…nặng thì cần đến niềng răng mắc cài.

– Về nguyên lý hoạt động: Invisalign sử dụng 1 chuỗi khay niềng răng trong suốt, có thể tháo rời lúc cần thiết. Còn niềng răng mắc cài sử dụng mắc cài, dây cung để nắn chỉnh răng.

– Về tính thẩm mỹ: Niềng răng trong suốt là kỹ thuật hiện đại nhất với khay niềng “vô hình” nên mang tới tính thẩm mỹ cao nhất, cảm giác “niềng như không niềng”. Niềng răng mắc cài với hệ thống dây cung, mắc cài phức tạp lộ ra bên ngoài làm cho nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.

– Về sự tiện lợi: Niềng răng trong suốt có thể tháo ra, lắp vào thoải mái, dễ dàng trong ăn uống, vệ sinh răng miệng. Niềng răng mắc cài thì khó khăn hơn trong quá trình ăn uống, vệ sinh khi vướng các khí cụ bên trong.

KẾT LUẬN: Nếu có điều kiện về kinh tế thì bạn nên chọn niềng răng trong suốt vì đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn tiện lợi trong ăn uống, vệ sinh răng miệng hơn nhiều so với niềng răng mắc cài.

Cần lưu ý gì khi chọn niềng răng trong suốt?

Cần lưu ý gì khi chọn niềng răng trong suốt? 1

Tuy là phương pháp niềng răng mới và ưu việt nhất hiện nay nhưng khi chọn niềng răng trong suốt, bạn cần lưu ý những điều sau nhé.

– Về mức chi phí

Hiện đại thì luôn đi kèm với giá thành cao. Nếu niềng răng mắc cài gây mất thẩm mỹ, không được thoải mái nhưng chi phí thấp thì niềng răng trong suốt ở mức cao khoảng 50 – 128 triệu/ 1 ca niềng. Muốn dùng sản phẩm này, bạn có thể chọn các nha khoa đang áp dụng dịch vụ niềng răng trả góp. Tuyệt đối đừng sử dụng khay niềng giá rẻ bởi chúng có chất lượng rất kém.

– Chú ý vệ sinh răng miệng

Niềng răng trong suốt có thể dễ dàng tháo lắp nhưng bạn vẫn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các khay niềng, loại bỏ hết vi khuẩn, mảng bám. Mọi người nhớ không để khay niềng vào nước nóng. Ngoài ra, sử dụng bàn chải mềm kết hợp với bàn chải kẽ để vệ sinh sạch sẽ răng. Các sản phẩm như chỉ nha khoa, nước súc miệng… cũng rất cần thiết.

– Bổ sung chất dinh dưỡng

Ưu điểm nổi bật của niềng răng trong suốt được nhiều người lựa chọn bởi không cần phải kiêng khem khi ăn uống. Nhưng người niềng răng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Bạn vẫn nên chọn thức ăn mềm như sữa, phô mai, cháo, hoa quả, rau củ xay nhuyễn… Không nên ăn đồ quá dai, quá cứng để bảo vệ hàm răng. Bạn cũng tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Không ăn thức ăn vặt, nước ngọt…

– Đảm bảo thời gian đeo niềng

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình niềng răng thì bạn cần giữ nguyên khay niềng trên răng khoảng 22 tiếng/ngày. Ngoài ra, luôn nhớ giữ niềng răng sạch sẽ bằng cách tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng trước khi đeo.

– Hạn chế uống cà phê, tránh xa thuốc lá

Cà phê hay các loại đồ uống có cồn sẽ để lại vết ố trên khay niềng bằng nhựa, khó làm sạch. Bất kỳ loại đồ uống có màu, đường, hay có tính axit đều gây hại cho răng. Vậy nên sử dụng nước lọc là tốt nhất. Còn thuốc lá cũng làm gây xỉn màu cho khay niềng.

– Tháo niềng trước khi ăn hoặc uống

Đây cũng là nguyên tắc bắt buộc bạn phải tuân thủ khi đeo niềng răng trong suốt. Bạn chỉ cần tháo hay ra, ăn uống thoải mái rồi làm sạch răng miệng và đeo lại là xong, cũng không cần lo lắng thức ăn bị kẹt trong dây cung hay mắc cài.

– Tuân thủ thời gian niềng răng

Với những ưu điểm vượt trội thì niềng răng trong suốt giúp bạn có được hàm răng chuẩn đẹp như ý. Tuy nhiên, mọi người không nên kỳ vọng sẽ có kết quả ngay lập tức. Bởi hầu hết người trưởng thành cần đeo niềng trong khoảng 1.5 – 2 năm, bạn cần đeo liên tục đủ số giờ khoảng 22h/ngày và còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Đọc thêm: 10 lưu ý bạn nhất định cần biết để sở hữu hàm răng đều đẹp

Niềng răng trong suốt ở đâu tốt?

Muốn tìm địa chỉ niềng răng trong suốt ở đâu tốt không hề khó nếu bạn chịu khó tìm hiểu thông tin trên các website, diễn đàn thẩm mỹ… Nổi bật với khay niềng SmartTrack trong suốt, Nha khoa Thúy Đức trở thành điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng

Khay niềng thông minh tại nha khoa Thuý Đức

Khay niềng SmartTrack là công nghệ độc quyền ra đời sau 8 năm với hơn 260 loại chất liệu để tìm ra loại nhựa tốt nhất với các ưu điểm vượt trội:

  • Tính thẩm mỹ cao nhất với độ trong suốt đạt tới 100% được mệnh danh là “niềng răng vô hình”, không bị ố vàng
  • Hoàn toàn thoải mái với toàn bộ hàm răng vì không hề có cạnh sắc. Khay niềng thiết kế trơn nhẵn, không hề đau nhức do lực siết vừa phải với cường độ cực nhỏ dịch chuyển từ từ theo thời gian
  • Vệ sinh răng miệng đơn giản chỉ trong tích tắc, người đeo niềng cũng ít có cao răng, ít bị các bệnh về răng miệng hơn so với công nghệ truyền thống
  • Ăn uống hay vận động đều thoải mái theo ý thích, không sợ bị hóp má khi bạn vẫn ăn uống bình thường
  • Ít phải thăm khám thường xuyên do không cần siết khí cụ. Thời gian mỗi lần thăm khám cũng nhanh hơn

Khay niềng thông minh tại nha khoa Thuý Đức 1

Bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO

Đến với Nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ được thăm khám với thiết bị hiện đại nhất như máy quét dấu răng iTero 5D Plus, được trực tiếp bác sĩ Phạm Hồng Đức lên phác đồ điều trị.

  • Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
  • Bác sĩ đầu tiên tại Châu Á đạt thứ hạng Red Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
  • Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
  • Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
  • Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 7000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
  • Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Đặc biệt, chương trình “niềng răng trả góp” với lãi suất ưu đãi 0%. Bạn chỉ cần trả trước 50% và thanh toán chi phí còn lại trong 6 tháng được kí kết trong hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO 1

Bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO 2

Nha khoa Thuý Đức với hơn 19 năm kinh nghiệm trong nghề, sở hữu trang thiết bị hiện đại nhất, bác sĩ tận tâm, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, chính sách trả góp linh hoạt đảm bảo sẽ mang đến cho bạn kết quả hoàn hảo với nụ cười rạng ngời, tự tin nhất.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

]]>
https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-trong-suot-la-gi-1143/feed/ 0
Niềng răng thưa có cần nhổ răng hay không? https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-thua-co-can-nho-rang-hay-khong-976/ https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-thua-co-can-nho-rang-hay-khong-976/#respond Thu, 22 Feb 2024 13:26:44 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=976 Răng thưa là một nhược điểm lớn mà rất nhiều người trong chúng ta gặp phải. Những khe hở trên răng có thể khiến bạn hơi mất tự tin khi giao tiếp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều người bị thưa răng tìm đến phương pháp niềng răng để đóng lại những khoảng trống trên răng. Một câu hỏi phổ biến liên quan đến niềng răng thưa đó là niềng răng thưa có cần nhổ bớt răng hay không?

Niềng răng thưa có cần nhổ răng hay không? 1

Tại sao cần nhổ bỏ răng khi niềng răng?

Trước khi bạn hiểu được mối liên quan giữa nhổ răng và niềng răng, tốt nhất bạn nên tìm hiểu mục đích chính của quá trình niềng răng bao gồm:

  • Cải thiện nụ cười, mang đến cho bạn sự tự tin
  • Khắc phục những trở ngại về giọng nói
  • Thúc đẩy vệ sinh răng miệng tốt

Chỉnh nha thực chất là phương pháp nắn chỉnh răng về đúng vị trị trên cung hàm. Nếu bác sĩ chỉnh nha nhận thấy rằng hàm răng của bạn chưa thể đáp ứng các điều kiện để nắn chỉnh nếu như để răng ở nguyên trạng thái tự nhiên của chúng, khi đó việc nhổ răng có thể là cần thiết.

Mục đích chính của nhổ răng khi niềng răng là để tạo không gian cho các răng di chuyển và sắp xếp trên cung hàm.

Người trưởng thành có hàm răng đã chắc chắn và ổn định nên việc kéo răng dịch chuyển vào vị trí đúng trên cung hàm là điều rất khó khăn. Nhổ răng tạo ra khoảng trống trên răng để thuận lợi cho quá trình nắn chỉnh răng.

Ngược lại, đối với trẻ em, xương hàm và phần mềm vẫn đang phát triển nên việc nắn chỉnh răng đơn giản hơn và thường không cần thiết phải nhổ răng. Các bác sĩ có thể cài đặt các dụng cụ mở rộng qua vòm miệng hay còn gọi là niềng răng trainer để điều chỉnh các sai lệch sớm ở răng của trẻ.

Tại sao cần nhổ bỏ răng khi niềng răng? 1

Những người có cung hàm nhỏ, các răng thường mọc chen chúc trên cung hàm và để đủ vị trí trên răng, chúng thường xoay theo các hướng gây nên sự lộn xộn, kém thẩm mỹ. Niềng răng khi các răng mọc chen chúc là trường hợp điển hình yêu cầu phải nhổ bỏ bớt răng để có không gian dàn đều các răng còn lại cho đều thẳng.

Nên nhổ bao nhiêu răng trước khi niềng răng? Con số này sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chen chúc răng.

Răng khôn là chiếc răng hàm cuối cùng mọc khi bạn đến tuổi vị thành niên, thông thường là khi bạn khoảng 18 tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều người mọc răng khôn muộn, và khi đó, răng khôn dễ mọc lệch lạc hoặc mọc ngầm, gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng khác. Bạn cần phải nhổ bỏ những chiếc răng khôn này.

Với khoảng trống dư thừa trong hàm khi nhổ bỏ răng khôn, quá trình điều trị chỉnh nha có thể tiếp tục mà không có bất kỳ sự căng thẳng nào trên mắc cài và dây cung.

Đọc thêm: Nhổ răng khôn khi niềng răng có nguy hiểm không?

Điều chỉnh đường giữa của răng

Một số trường hợp có cấu trúc răng lệch đường giữa của răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới. Đường giữa răng này cũng có thể lệch với đường giữa nhân trung, mũi và mặt gây mất cân đối, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nhổ răng và chỉnh nha cũng là một biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng lệch đường giữa của răng.

Tại sao cần nhổ bỏ răng khi niềng răng? 2

Căn chỉnh khớp cắn

Nhổ răng khi niềng răng điều chỉnh khớp cắn đối với các trường hợp lệch khớp cắn  nhiều, hỗ trợ cho việc ăn nhai tốt hơn cũng là một cách để bạn chăm sóc sức khỏe lâu dài.

Nhổ răng trước khi niềng răng được thực hiện thế nào?

Việc nhổ răng để phục vụ quá trình niềng răng được bác sĩ cân nhắc, đánh giá thực hiện vào các thời điểm:

Trước khi niềng răng

Thông thường, trong lần khám tư vấn và chốt phương án niềng răng, bác sĩ sẽ xem xét trường hợp của bạn có cần phải nhổ bỏ bớt răng không. Nếu cần phải xử lý nhổ răng và tình trạng sức khỏe của bạn đảm bảo tốt thì bạn có thể thực hiện nhổ răng ngay vào buổi hẹn khám ngày hôm đó. Có những trường hợp cần nhổ nhiều răng, để không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, mỗi lần bạn được chỉ định nhổ 1-2 răng và cách nhau 2-3 tuần để nướu và xương hàm ổn định trở lại trước khi gắn mắc cài hoặc đeo máng niềng.

Sau khi đeo niềng răng

Tùy theo nhận định và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha, một số trường hợp được chỉ định nhổ răng sau khoảng 1 tháng đeo khí cụ niềng răng. Cách làm này được đánh giá cao hơn nhổ răng trước khi đeo niềng do sau một thời gian ngắn đeo mắc cài, răng của bạn cũng đã bắt đầu dịch chuyển thì việc nhổ răng sẽ đơn giản và ít đau đớn hơn. Đồng thời, sau khi đeo dụng cụ định hình răng, bác sĩ có thể xác định dễ dàng vị trí răng cần nhổ bỏ để hiệu quả niềng răng cao hơn.

Đọc thêm: Niềng răng thường nhổ những răng nào?

Sau khi đeo niềng răng 1

Răng thưa khi niềng răng có cần phải nhổ răng không?

Đối với hàm răng sẵn có các khe hở, bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định kế hoạch điều trị trên từng trường hợp cụ thể. Đa phần người bị răng thưa thì khi niềng răng không cần phải nhổ bỏ thêm bất cứ răng nào nữa. Bởi lẽ, hàm răng đã có các khoảng trống cần thiết để kéo các răng dịch chuyển sát khít vào nhau và thẳng đều trên cung hàm.

Lợi ích của việc niềng răng thưa không nhổ răng

  • Niềng răng thưa giúp cải thiện đáng kể ngoại hình của bạn, mang lại một nụ cười rạng rỡ và tự tin.
  • Niềng răng giúp khép lại các khe hở giữa các răng. Do đó, sẽ giảm thiểu được tình trạng khi ăn thức ăn bị giắt vào các kẽ răng. Từ đó, giúp giảm được nhiều nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng miệng ( sâu răng, viêm nướu,..).
  • Niềng răng thưa điều chỉnh lại sự đối xứng của  khớp hàm, không còn tình trạng sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến chất lượng ăn nhai và tiêu hóa.
  • Răng thưa thường khiến nhiều người phát âm không chuẩn do các kẽ hở trên răng. Niềng răng giúp các răng khít lại với nhau khiến phát âm của bạn chuẩn, ấm hơn.
  • Ở trẻ em, việc niềng răng thưa sớm sẽ giúp xương răng được phát triển thuận lợi. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ rủi ro có thể gặp phải về sức khỏe răng miệng sau này.
  • Niềng răng thưa không cần nhổ răng khiến giảm bớt những trải nghiệm khó chịu khi niềng răng. Đối với nhiều người, nhổ răng để chỉnh nha là một nỗi ám ảnh, chưa kể đến cần nhổ một lúc nhiều răng. Nếu bạn có thể được tiến hành chỉnh nha ngay mà không cần xử lý nhổ răng thì đó là một điều may mắn, bạn sẽ không bị đau đớn sau khi nhổ răng, nhất là trong một vài ngày đầu.
  • Niềng răng thưa không cần nhổ răng là một ca niềng răng ít xâm lấn, răng được bảo tồn trọn vẹn, không gây nhiều tổn hại cho sức khỏe và hệ thần kinh.
  • Việc bỏ qua bước nhổ răng khi chỉnh nha giúp rút ngắn thời gian niềng răng của bạn, giúp bạn nhanh chóng hưởng thụ thành quả của việc niềng răng.

Lợi ích của việc niềng răng thưa không nhổ răng 1

Niềng răng thưa chuẩn Hoa Kỳ tại Nha Khoa Thúy Đức

Nha khoa Thúy Đức cung cấp đầy đủ các gói dịch vụ chỉnh nha trong trường hợp răng bị thưa như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign đáp ứng được mọi yêu cầu và điều kiện của khách hàng.

Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại nhất trên thế giới, sử dụng khay niềng từ từ thay đổi cấu trúc răng, đưa răng về đúng vị trí. Đây là phương pháp niềng có tính thẩm mỹ cao nhất, khó ai có thể phát hiện bạn đang đeo niềng dù nhìn ở khoảng cách gần.

Nha khoa Thúy Đức sử dụng công nghệ niềng răng Invisalign từ Hoa Kỳ với khay niềng được làm từ chất liệu Smart Track, đây là một loại polyme nhiệt dẻo, được chứng nhận y khoa có độ đàn hồi cao, ôm sát vào chân răng giúp răng dịch chuyển chính xác hơn và hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra lực đẩy nhẹ và liên tục, chính vì vậy mà quá trình đeo niềng hoàn toàn không đau mà rất thoải mái.

Đối với niềng răng mắc cài, Nha khoa Thúy Đức áp dụng công nghệ niềng răng đa dạng, linh hoạt cho từng trường hợp, giúp răng dịch chuyển chính xác theo đúng quy trình đưa ra từ bác sĩ. Có 2 loại niềng răng mắc cài là niềng răng mắc cài kim loại Damon và niềng răng mắc cài sứ Damon. Mỗi phương pháp lại có 2 loại mắc cài khách hàng có thể lựa chọn là mắc cài truyền thống và mắc cài thông minh Damon.

Với đội ngũ bác sĩ trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, tận tâm với nghề, cập nhật công nghệ mới nhất, máy móc trang thiết bị không ngừng được nâng cấp, Nha khoa Thúy Đức là nơi thực hiện thành công hơn 7000 ca chỉnh nha từ đơn giản đến phức tạp, nhiều trong số các ca niềng răng này không cần can thiệp nhổ răng hoặc rất hạn chế điều này.

Niềng răng thưa chuẩn Hoa Kỳ tại Nha Khoa Thúy Đức 1

Sở dĩ có được thành tựu như vậy nhờ vào kỹ thuật chỉnh nha của Bác sĩ chỉnh nha chính- Bác sĩ Phạm Hồng Đức là bác sĩ chỉnh nha đầu tiên tại Việt Nam được học về chương trình đào tạo  F.A.C.E (Functional and Cosmetic Excellence) – đào tạo kỹ thuật niềng răng chuyên sâu giúp thực hiện những ca niềng khó mà không cần nhổ răng hoặc hạn chế tối đa việc nhổ răng. Cùng với kinh nghiệm thực tiễn và kỹ thuật chuyên sâu của mình, bác sĩ đã kết tinh ra phương pháp niềng răng F.A.C.E – hạn chế việc phải nhổ răng hoặc không phải nhổ răng dành riêng cho cấu trúc Răng – Hàm – Mặt của người Việt Nam.

Bác sĩ Đức là bác sĩ chỉnh nha chính của trung tâm, người đã du học nhiều năm tại nước ngoài, tích luỹ được nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm phong phú và vinh dự là thành viên của nhiều Hiệp hội nha khoa nổi tiếng như:

  • Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
  • Bác sĩ đầu tiên tại Châu Á đạt thứ hạng Red Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
  • Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
  • Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
  • Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 7000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
  • Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Nha khoa Thúy Đức là nha khoa đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới. Phòng khám chỉ sử dụng mắc cài cao cấp Ormco Hoa Kỳ – Thương hiệu mắc cài lâu đời và uy tín nhất thế giới. Ngoài ra, phòng khám hỗ trợ trả góp linh hoạt với lãi suất 0% cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Chính vì vậy, đây xứng đáng là sự lựa chọn đáng tin cậy để cải thiện vẻ đẹp cho nụ cười của bạn, xóa bỏ đi khuyết điểm về một hàm răng thưa từng khiến bạn mặc cảm, tự ti.

]]>
https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-thua-co-can-nho-rang-hay-khong-976/feed/ 0
Niềng răng có cần nhổ răng không? Nhổ răng có ảnh hưởng gì không? https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-co-can-nho-rang-khong-281/ https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-co-can-nho-rang-khong-281/#respond Thu, 22 Feb 2024 08:31:03 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=281 Niềng răng có cần nhổ không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định nhổ răng. Vậy vấn đề này được giải đáp thế nào? Hãy cùng nhìn nhận vấn đề này dưới những phân tích khoa học.

Niềng răng có cần nhổ răng không ?

Niềng răng có cần nhổ răng không ? 1

Niềng răng thực chất có mục đích là di chuyển các răng về vị trí cần thiết nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho nụ cười nói riêng và tổng thể khuôn mặt nói chung. Để có thể niềng răng, bắt buộc phải có phần khoảng trống giữa các răng. Chính vì vậy, đa số các trường hợp muốn niềng răng được là phải nhổ răng.

Đối với những trường hợp răng mọc quá dày, có răng kẹ, khấp khểnh không đều hoặc răng mọc lệch hàm. Nhổ răng giúp tạo ra không gian trống để giúp các răng mọc lệch có thể sắp xếp lại một cách đều đặn hơn. Đồng thời, việc này giúp các răng đi vào vị trí phù hợp trên cung hàm .Việc nhổ răng không hề gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nên có thể nhổ răng khi niềng răng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp muốn niềng răng cũng phải nhổ răng. Với những người có cung hàm rộng hoặc có đủ khoảng trống để điều chỉnh răng về đúng vị trí khi niềng răng thì bác sĩ sẽ cân nhắc không cần nhổ răng nhưng vẫn đem lại hiệu quả niềng răng như mong muốn. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần chọn một địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ niềng răng giỏi để hạn chế tối đa khả năng phải nhổ răng.

Trường hợp nào cần nhổ răng khi niềng răng

Rất nhiều người bệnh thường có tâm lý sợ nhổ răng. Bởi họ sợ đau, sợ ảnh hưởng đến các dây thần kinh não bộ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng khi niềng răng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng phải nhổ răng khi:

  • Nhổ răng khôn: Răng khôn gây cản trở rất lớn đến quá trình niềng răng. Chính vì vậy, người bệnh nên nhổ răng khôn để việc niềng răng đem đến hiệu quả cao.
  • Răng bị móm, răng hô: Răng móm hoặc hô sẽ khiến cho các răng bị thụt vào hoặc chìa ra bên ngoài. Để có được khoảng trống cho răng di chuyển dễ dàng, bạn cần phải nhổ bớt răng. Với những trường hợp những răng khôn bị mọc lệch thì càng nên nhổ nếu không muốn tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.
  • Răng mọc chen chúc, không đều: Nguyên nhân khiến cho răng mọc không đều chính là khung hàm nhỏ. Chính vì vậy, bạn cần phải nhổ hết răng thừa để tạo khoảng trống cho răng.

Khi nào thì niềng răng không cần nhổ răng?

Nhổ răng khi niềng răng là điều khá cần thiết. Tuy nhiên, nếu niềng răng không cần nhổ răng mà vẫn có được kết quả như mong đợi thì sẽ giúp khách hàng tránh được cảm giác đau đớn và khó chịu. Đây là lý do vì sao mà hầu hết các bác sĩ nha khoa đều hạn chế tối đa việc nhổ răng khi niềng răng. Sau đây là những trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khi niềng răng:

  • Cung hàm rộng: Khi bạn có cung hàm rộng, việc đặt các khí cụ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi lẽ lúc này, giữa các răng đã có một khoảng trống nhất định. Chính vì vậy, răng vẫn có thể di chuyển về vị trí như mong muốn mà không nhất thiết phải nhổ bỏ răng.
  • Niềng răng trong độ tuổi từ 12 đến 16: Giai đoạn từ 12 tuổi đến 16 tuổi là khoảng thời gian mà răng đang trong quá trình phát triển. Lúc này, răng sữa của trẻ đang dần trở nên cứng cáp hơn. Nhờ vậy mà sẽ có nhiều khoảng trống ở cung hàm và răng sẽ dễ dàng dịch chuyển hơn khi niềng răng.
  • Răng nhỏ, răng thưa: Khi răng của bạn quá thưa hoặc quá nhỏ thì tốt nhất không nên nhổ răng. Thay vào đó, bạn nên niềng răng để giúp các răng dịch chuyển khít lại với nhau. Có như vậy thì mới tạo nên sự đồng đều và tính thẩm mỹ cho hàm răng. Ngoài ra, việc niềng răng khi răng thưa, nhỏ còn ngăn chặn được tình trạng các mảng thức ăn bám vào chân kẽ răng.
Muốn biết được niềng răng có cần nhổ răng hay không, bạn nên đến các nha khoa để các bác sĩ thăm khám, đánh giá được tình trạng. Điều này khá là quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến sức khỏe răng miệng cũng như kết quả của việc niềng răng.

Niềng răng phải nhổ răng nào và cần nhổ bao nhiêu răng?

Hiện nay, khoa học tiến bộ, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra dụng cụ nong hàm, giúp cho khung hàm được mở rộng, đủ khoảng không gian để răng di chuyển. Tuy nhiên, với những trường hợp mà vòm hàm quá hẹp thì việc nong hàm cũng không thể giúp tạo khoảng trống cho răng, khi đó vẫn cần nhổ răng để lấy không gian.

Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng tại những vị trí như: Răng số 4, răng số 8, răng số 5. Việc nhổ những răng này sẽ tạo ra các khoảng trống cần thiết để phục vụ cho quá trình niềng răng.

  • Nhổ răng số 4: Răng số 4 nằm ở chính giữa của khung hàm và tương đối dễ nhổ. Việc nhổ răng số 4 sẽ tạo ra khoảng trống để răng hàm phía bên trong và răng cửa  phía ngoài được di chuyển một cách cân đối… Đa số khách hàng có răng bị hô, móm, răng khấp khểnh, vẩu thường được bác sĩ chỉ định nhổ loại răng này.
  • Nhổ răng số 5: Giống với răng số 4, việc nhổ răng số 5 sẽ tạo ra khoảng trống nhất định để răng dịch chuyển đến vị trí cần thiết. Đặc biệt, khi nhổ răng số 4 và số 5, chức năng ăn nhai của khách hàng sẽ không hề bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, phần cơ mặt và tính thẩm mỹ của hàm răng cũng không bị tác động.
  •  Nhổ răng số 8: Răng số 8 hay còn có tên gọi là răng khôn. Đây là răng mọc ở phía trong cùng và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước khi niềng. Bởi lẽ, nếu răng khôn mọc sẽ gây cho khách hàng cảm giác đau nhức và làm ảnh hưởng đến răng số 7. Từ đó gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu.

Lưu ý: Việc quyết định nhổ bao nhiêu răng cần phụ thuộc vào lời khuyên, chỉ định của các bác sĩ cũng như tình trạng răng của bạn. Nếu niềng răng mà không cần nhổ răng thì sẽ tốt hơn nhiều so với nhổ răng.

Vì vậy, để có được kết quả như ý muốn bạn nên lựa chọn một địa chỉ niềng răng uy tín, có các bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm và chuyên môn sâu để hạn chế tối đa khả năng cần thiết phải nhổ răng. Khi đó, bác sĩ sẽ tính toán, dự liệu tiến trình di chuyển của răng bạn và đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất, kỹ thuật nong hàm được ứng dụng và lại có thể không cần thiết phải nhổ răng.

Niềng răng cần nhổ răng hay không cần nhổ răng được khám kỹ càng và chỉ định của bác sĩ, không ảnh hưởng gì đến kết quả niềng răng cũng như sức khỏe răng miệng sau này. Do vậy, khách hàng không cần quá lo lắng mà nên chuẩn bị tâm lý, dinh dưỡng để ca niềng răng đạt kết quả tối đa.

Niềng răng phải nhổ răng có ảnh hưởng gì không? Có đau không?

Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi chuẩn bị niềng răng. Không chỉ răng mà bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể nếu chịu tác động lực từ bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Thông thường, các dây thần kinh và cấu trúc xương hàm nằm ở dưới chân răng. Việc nhổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, làm biến dạng khuôn mặt, gây hóp má, đánh mất đi tính cân đối của khuôn mặt và gây đau.

Nếu việc nhổ răng diễn ra không an toàn, không đúng kỹ thuật, sức khỏe chúng ta sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Một số tác động tiêu cực của việc nhổ răng chính là khiến cho người bệnh bị hóp má, lệch mặt, gây ra cảm nhức đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Chính vì vậy, việc nhổ răng cần được thực hiện theo hướng dẫn của các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Có thể bạn quan tâm: Lấy tủy răng có niềng được không?

Công nghệ mắc cài Damon hạn chế tối đa việc nhổ răng

Công nghệ mắc cài Damon hạn chế tối đa việc nhổ răng 1
Mắc cài Damon giúp niềng răng không nhổ răng

Theo ý kiến của bác sĩ Phạm Hồng Đức – nha sĩ thuộc hai tổ chức chỉnh nha quốc tế là Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO và Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO, mặc dù việc nhổ răng trước khi niềng răng không gây ảnh hưởng nguy hiểm gì đến sức khỏe nhưng việc phục hồi sẽ trở nên lâu hơn. Không chỉ vậy, chức năng ăn nhai sẽ trở nên khó khăn.

Với những lý do trên, bác sĩ Phạm Hồng Đức luôn chú trọng hạn chế tối đa tình trạng nhổ răng ở khách hàng bằng việc sử dụng công nghệ mắc cài Damon.

Mắc cài Damon do hãng Ormco – một thương hiệu nha khoa lâu đời nhất tại Mỹ sản xuất. Mắc cài được làm bởi chất liệu sứ đặc biệt, có màu sắc giống với màu răng và đặc biệt không gây bám màu. Khác với những loại mắc cài khác, mắc cài Damon không cần sử dụng chun để nối giữa dây cung và mắc cài. Đặc biệt, các khí cụ khi đặt vào hàm đều được thiết kế một cách tinh giản và tối đa nhất. Từ đó sẽ đem đến cảm giác thoải mái nhất khi bạn đeo niềng.

Ngoài ra, với cơ chế tự trượt và nhiều tác dụng đột phá khác, bạn hoàn toàn không cần nhổ răng trước khi niềng. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng tâm lý cũng như hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Mắc cài Damon Hoa Kỳ được đánh giá là mắc cài tốt nhất, hiện đại nhất thế giới với những ưu điểm nổi trội như:

  • Có hệ thống mắc cài rất thông minh với cơ chế tự trượt. Hệ thống mắc cài này đã được cấp bằng sáng chế với những công dụng đột phá mới.
  • Khi sử dụng mắc cài Damon, bạn sẽ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để niềng răng (Trung bình từ 6 đến 8 tháng).
  • Mắc cài Damon có cơ chế tự trượt tác động lực rất nhẹ và đồng đều. Từ đó hạn chế đáng kể tình trạng đau nhức khi niềng răng.
  • Dùng mắc cài Damon, chân răng của bạn sẽ không bị yếu đi.
  • So với những loại mắc cài thông dụng khác thì khi sử dụng mắc cài Damon, bạn sẽ vệ sinh răng miệng rất dễ dàng và thức ăn sẽ không bị bám tụ.
Công nghệ mắc cài Damon hạn chế tối đa việc nhổ răng 2

 

Có rất nhiều khách hàng đến với Nha khoa Thúy Đức đã sở hữu được hàm răng trắng đều với nụ cười đẹp sau khi thực hiện công nghệ chỉnh răng bằng mắc cài Damon. Những tình trạng như răng hô, móm, răng mọc không đều hoàn toàn đã biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Điều này khiến họ cảm thấy vô cùng tự tin và thoải mái hơn so với trước kia rất nhiều.

Niềng răng có cần nhổ răng không? Vấn đề này đã được Nha khoa Thúy Đức giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Có thể nói, việc bảo tồn răng tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn. Đây cũng chính là lý do mà Nha khoa Thúy Đức luôn áp dụng công nghệ mắc cài tiên tiến để hạn chế tình trạng nhổ răng của khách hàng.

—————————————

]]>
https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-co-can-nho-rang-khong-281/feed/ 0
Mọi điều bạn cần biết về niềng răng khấp khểnh https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-khap-khenh-1003/ https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-khap-khenh-1003/#respond Wed, 21 Feb 2024 13:56:57 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=1003 Răng khấp khểnh, chen chúc có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trẻ em, người lớn, và người già. Tình sạch sai lệch khớp cắn này làm mất thẩm mỹ nụ cười của bạn trước tiên, nhưng quan trọng hơn hết, răng khấp khểnh có thể dẫn đến các vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Niềng răng là một cách khắc phục răng khấp khểnh hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phương pháp niềng răng khấp khểnh.

Mọi điều bạn cần biết về niềng răng khấp khểnh 1

Răng khấp khểnh là gì?

Răng khấp khểnh là hiện tương răng mọc lệch lạc với phương và chiều của răng, chúng thường mọc chồng chéo lên nhau, hay xoay theo nhiều hướng dẫn đến sự chen chúc, lộn xộn các răng trên cung hàm.

Theo nhân tướng học, những người có răng khấp khểnh nhiều, răng mọc lộn xộn ở cả hai hàm thường được cho là có tính cách nóng nảy, thô lỗ, thẳng thắn quá mức, dễ mất lòng hoặc gây hiềm khích với người khác. Vận mệnh của người có răng khấp khểnh thường nhiều thăng trầm, nhiều khi không được may mắn, nhiều người gặp rắc rối với tiền bạc. Nhìn chung, theo nhân tướng học thì tướng người có hàm răng khấp khểnh nhiều không được đánh giá cao.

Răng khấp khểnh là gì? 1

Răng khấp khểnh có gây ảnh hưởng gì? Tại sao cần niềng răng khấp khểnh?

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, răng khấp khểnh còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng khác, bao gồm:

  • Bệnh nha chu: Răng khấp khểnh gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Nếu không chú ý và làm sạch răng miệng thật kỹ, nguy cơ gặp phải các vấn đề bệnh lý nha chu là rất cao. Bệnh viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng và có thể làm hỏng xương và răng.
  • Giảm chất lượng ăn nhai và tiêu hóa: Răng khấp khểnh gây mất cân đối khớp cắn, thức ăn sẽ không được nghiền nát thật kỹ, gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, việc lệch khớp cắn có nguy cơ gây căng cơ hàm, rối loạn khớp thái dương hàm và đau đầu mãn tính.
  • Ảnh hưởng đến giọng nói: Một số trường hợp răng khấp khểnh, lệch lạc có thể tác động đến âm thanh người đó phát ra, tình trạng này không quá phổ biến nhưng không phải là không có.

Bởi tất cả những nguy hại mà tình trạng răng khấp khểnh có thể gây ra với sức khỏe nên hầu hết các trường hợp răng khấp khểnh đều được các chuyên gia nha khoa khuyên nên tìm cách điều trị sớm. Một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến để sắp xếp lại các răng khấp khểnh đó là niềng răng chỉnh nha.

Niềng răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng các dụng cụ chỉnh nha chuyên dụng nhằm điều chỉnh các răng mọc lệch lạc, sắp xếp lại chúng về vị trí trên cung hàm, giải quyết các vấn đề hô, móm, khoảng trống trên răng, lệch khớp cắn, răng mọc chen chúc, lệch lạc… Chính vì vậy, niềng răng hoàn toàn có thể xử lý được tình trạng răng khấp khểnh, trả lại cho bạn một hàm răng đều đẹp và một nụ cười tự tin.

Răng khấp khểnh có gây ảnh hưởng gì? Tại sao cần niềng răng khấp khểnh? 1

Niềng răng khấp khểnh có phải nhổ răng không?

Nhổ răng khi niềng răng là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là đối với những người có hàm răng khấp khểnh.

Một hàm răng chen chúc, mọc chồng chéo thường đến từ các lý do như kích thước răng lớn, kích thước xương hàm nhỏ khiến cho không gian phát triển của răng bị bó hẹp. Vì vậy, để thuận lợi cho quá trình niềng răng, đa phần các ca niềng răng khấp khểnh đều phải nhổ bỏ một số răng. Nói như vậy, không có nghĩa là tất cả các trường hợp răng bị khấp khểnh đều phải xử lý nhổ răng. Điều này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ với trường hợp của bạn.

Bạn cần phải nhổ bao nhiêu răng để niềng răng khấp khểnh và nhổ khi nào?

Số răng bạn cần phải nhổ bỏ sẽ được bác sĩ chỉnh nha đánh giá và quyết định dựa trên tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Thông thường, các trường hợp niềng răng khấp khểnh cần nhổ đi các răng số 4, số 5 hoặc răng khôn số 8 để tạo ra các khoảng trống giúp dịch chuyển các răng còn lại về đúng vị trí, dàn đều răng trên cung hàm.

Việc nhổ răng để phục vụ quá trình niềng răng được bác sĩ cân nhắc, đánh giá thực hiện vào các thời điểm:

Trước khi niềng răng: Thông thường, trong lần khám tư vấn và chốt phương án niềng răng, bác sĩ sẽ xem xét trường hợp của bạn có cần phải nhổ bỏ bớt răng không? Nếu cần phải xử lý nhổ răng và tình trạng sức khỏe của bạn đảm bảo tốt thì bạn có thể thực hiện nhổ răng ngay vào buổi hẹn khám ngày hôm đó. Có những trường hợp cần nhổ nhiều răng, để không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, mỗi lần bạn được chỉ định nhổ 1-2 răng và cách nhau 2-3 tuần để nướu và xương hàm ổn định trở lại trước khi gắn mắc cài hoặc đeo máng niềng.

Sau khi đeo niềng răng: Tùy theo nhận định và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha, một số trường hợp được chỉ định nhổ răng sau khoảng 1 tháng đeo dụng cụ niềng răng. Cách làm này được đánh giá cao hơn nhổ răng trước khi đeo niềng do sau một thời gian ngắn đeo mắc cài, răng của bạn cũng đã bắt đầu dịch chuyển thì việc nhổ răng sẽ đơn giản và ít đau đớn hơn. Đồng thời, sau khi đeo dụng cụ định hình răng, bác sĩ có thể xác định dễ dàng vị trí răng cần nhổ bỏ để hiệu quả niềng răng cao hơn.

Niềng răng khấp khểnh có phải nhổ răng không? 1

Đọc thêm: Nhổ 8 cái răng khi chỉnh nha có nguy hiểm không?

Các phương pháp niềng răng khấp khểnh

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là hình thức niềng răng sử dụng các khí cụ nha khoa gồm mắc cài bằng kim loại với dây cung và cố định chúng bằng dây thun buộc hoặc hạt mắc cài có cơ chế đóng tự động

Loại hình niềng răng này có tác dụng điều chỉnh răng hiệu quả, thậm chí đối với những nắn chỉnh răng với nhiều vấn đề phức tạp.

Niềng răng mắc cài kim loại đã có từ những ngày đầu của lịch sử chỉnh nha và được cải tiến rất nhiều qua thời gian. Mắc cài kim loại hiện nay đã gọn nhẹ, bớt cồng kềnh và cải thiện tính thẩm mỹ rất nhiều so với trước kia. Đây là một sự lựa chọn phù hợp với những người quan tâm đến chi phí niềng răng, bởi so với các phương pháp niềng răng khác thì giá của dịch vụ niềng răng mắc cài có thể thấp hơn phần nào.

Niềng răng mắc cài kim loại 1

Niềng răng mắc cài sứ

Mắc cài sứ được cải tiến từ mắc cài kim loại với hạt mắc cài và dây cung có màu trong hoặc đồng màu với răng, giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ khi niềng răng.

Nếu bạn e ngại việc đeo mắc cài kim loại có thể khiến cho bạn như đang sở hữu một “hàm răng sắt” thì mắc cài sứ là một lựa chọn thay thế hiệu quả. Niềng răng mắc cài sứ có thể tốn kém hơn mắc cài kim loại một chút, đổi lại sự thoải mái và tự tin của bạn suốt quá trình niềng răng.

Đọc thêm: 6 lợi ích của mắc cài sứ tự buộc có thể bạn chưa biết

Niềng răng mắc cài sứ 1

Niềng răng mặt trong

Thay vì niềng răng mặt ngoài, các dụng cụ niềng răng như mắc cài và dây cung được cố định trên mặt trong của răng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho nụ cười của bạn. Ít ai có thể phát hiện được bạn đang đeo niềng răng khi niềng răng mặt trong. Tuy nhiên, phương pháp này được khuyến cáo áp dụng với các ca niềng răng không quá phức tạp và bạn cũng phải đối mặt và thích nghi dần với cảm giác vướng cộm thường trực trong khoang miệng.

Niềng răng mặt trong 1

Niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp sử dụng các khay nhựa trong suốt được thiết kế theo từng giai đoạn dịch chuyển của răng trong suốt quá trình niềng răng. Không giống như mắc cài cố định, bạn hoàn toàn có thể tự tháo lắp khay niềng răng khi cần thiết. Đây là phương pháp niềng răng đạt được tính thẩm mỹ cao bởi sử dụng các khay nhựa trong suốt, gần như “vô hình”, cần quan sát kỹ mới nhận ra bạn đang đeo niềng.

Chính vì lợi ích thẩm mỹ cao, chi phí của loại hình niềng răng này cũng khá cao so với niềng răng mắc cài truyền thống.

Niềng răng Invisalign là loại hình niềng răng trong suốt với công nghệ độc quyền được nghiên cứu, phát triển bởi công ty Align Technology từ năm 1997. Đây là công nghệ niềng răng vô hình độc đáo và hiện đại nhất, đang được triển khai ở rất nhiều phòng khám nha khoa hiện nay.

Tìm hiểu chi tiết: Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu tại Hà Nội?

Niềng răng trong suốt 1

Niềng răng khấp khểnh tại Nha khoa Thúy Đức

Nha Khoa Thúy Đức là một địa chỉ tin cậy của khách hàng, nổi tiếng với uy tín, chất lượng phục vụ, trình độ, tay nghề và sự tận tâm của bác sĩ và đội ngũ nhân viên phụ tá. Hơn nữa, Nha Khoa Thúy Đức chú trọng đầu tư những công nghệ hàng đầu phục vụ nhu cầu nắn chỉnh răng cũng như tất cả các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ và chăm sóc răng miệng khác.

Đối với niềng răng khấp khểnh, Nha Khoa Thúy Đức cung cấp đầy đủ các dịch vụ niềng răng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sẵn sàng công khai quy trình niềng răng tới khách hàng đối với từng loại hình dịch vụ.

Quy trình niềng răng mắc cài

Quy trình niềng răng mắc cài tại Nha khoa Thúy Đức được thực hiện theo đúng quy trình chuẩn của Chỉnh nha Hoa Kỳ

Bước 1: Tiếp đón bệnh nhân, chụp phim X-quang để xem xét tình trạng răng hiện tại của bạn. Một ưu thế ở Nha khoa Thúy Đức là có sẵn máy chụp phim X-quang, tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho bạn và đảm bảo được một quy trình niềng răng trọn vẹn.

Bước 2: Bác sĩ khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân tình trạng răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, răng hô, vẩu, móm, thưa,…Bạn sẽ được nhìn rõ xem răng mình hiện tại như thế nào và vì sao răng lại mọc như vậy.

Bước 3: Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa các phương pháp niềng răng phù hợp với bạn, lên phác đồ điều trị chi tiết với các dự đoán về tăng chỉnh lực, tốc độ dịch chuyển răng trong từng khoảng thời gian cụ thể.

Sau khi quyết định được mắc cài phù hợp bạn sẽ tiến hành ký hợp đồng với nha khoa, giúp bạn bảo đảm các quyền lợi của mình trong trường hợp rủi ro xảy ra khi niềng răng.

Sau khi đồng ý với phác đồ điều trị của bác sĩ, các bạn sẽ được lấy mẫu 2 hàm, để mẫu thạch cao lưu lại tình trạng hàm răng ban đầu tiện cho việc so sánh sau này.

Quy trình niềng răng mắc cài 1

Bước 4: Vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành niềng răng như đánh bóng, làm sạch, lấy cao răng. Bước này rất khác so với quy trình chung của các nha khoa khác. Để các bước tiếp theo diễn ra thoải mái và thuận lợi nhất cho bạn, bác sĩ luôn ưu tiên việc vệ sinh trước tiên, đảm bảo mọi dụng cụ được vô khuẩn và an toàn cho răng miệng nhất.

Bước 5: Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài 1 hàm trước cho bạn trên hoặc dưới tuỳ trường hợp để răng làm quen với mắc cài trước và gắn nốt hàm còn lại sau 1-2 tuần tuỳ độ làm quen của răng với mắc cài. Sau khi gắn xong 2 hàm và việc ăn nhai ổn định hơn sẽ tiến hành nhổ răng chỉnh nha (nếu có chỉ định của bác sĩ). Các bạn sẽ được chụp hình lại hàm răng sau khi gắn mắc cài tại thời điểm ban đầu.

Bước 6: Tái khám định kỳ

Sau khoảng 4-5 tuần/lần, bạn sẽ theo lịch hẹn đến tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực kéo phù hợp và có những dặn dò tiếp theo cho việc chăm sóc răng miệng khi đang đeo niềng.

Bước 7: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Kết thúc quá trình niềng răng bạn sẽ được tháo mắc cài và được chỉ định đeo thêm hàm duy trì giúp ổn định răng và xương hàm, tránh tái xô lệch về vị trí ban đầu. Đây là giai đoạn rất quan trọng, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối đa nhất.

Quy trình niềng răng trong suốt Invisalign

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn

Cũng giống như niềng răng mắc cài, bạn cũng phải chụp phim X-quang. Sau đó tiến hành quét dấu răng với công nghệ iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ khám tổng quan và tư vấn giải pháp chỉnh nha với bác sĩ thứ hạng Diamond Provider Phạm Hồng Đức .

Quy trình niềng răng trong suốt Invisalign 1

Bước 2: Ký hợp đồng và sử dụng dịch vụ

Ký hợp đồng giúp bạn đảm bảo quyền lợi của mình và hiểu rõ chế độ bảo hành của gói niềng Invisalign.

Bước 3: Thống nhất phác đồ điều trị Clincheck

Bác sĩ Đức đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất theo tình trạng răng của bạn để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Nhận khay Invisalign

Bộ khay này sẽ được sản xuất tại Mỹ và mỗi người sẽ có bộ niềng khác nhau.

Sau khi bộ khay được gửi về phòng khám bạn sẽ được nhận theo lịch và hướng dẫn đeo cũng như cách chăm sóc, vệ sinh

Bước 5: Thăm khám định kỳ

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn biết được tiến độ niềng răng như thế nào. Bạn sẽ được quét iTero 5D Plus thêm lần nữa để chăm sóc sức khỏe răng miệng tuyệt đối.

Nha khoa Thúy Đức áp dụng công nghệ niềng răng tiên tiến nhất trong ngành chỉnh nha đó là niềng răng mắc cài thông minh Damon và niềng răng trong suốt công nghệ Invisalign, mang đến trải nghiệm niềng răng nhẹ nhàng, giảm bớt đau đớn và điều quan trọng nữa mà những công nghệ này mang đến là hiệu quả niềng răng vượt trội, giúp rút ngắn thời gian điều trị. So với niềng răng mắc cài truyền thống, lựa chọn niềng răng mắc cài Damon hoặc Invisalign tại Nha Khoa Thúy Đức có thể nắn chỉnh răng với tốc độ nhanh hơn, bạn có thể tháo niềng sớm tới 8 tháng. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn đặt niềm tin và sử dụng các dịch vụ chỉnh nha và chăm sóc răng miệng tại Nha Khoa Thúy Đức.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ niềng răng của Nha Khoa Thúy Đức, hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 093 186 3366

]]>
https://bacsiducniengrang.com/nieng-rang-khap-khenh-1003/feed/ 0
Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài? https://bacsiducniengrang.com/nen-nieng-rang-trong-suot-hay-mac-cai-7968/ https://bacsiducniengrang.com/nen-nieng-rang-trong-suot-hay-mac-cai-7968/#respond Wed, 21 Feb 2024 06:55:50 +0000 https://bacsiducniengrang.com/?p=7968 Nếu đang có ý định niềng răng, chắc hẳn bạn cũng sẽ cân nhắc giữa việc lựa chọn niềng răng trong suốt hay mắc cài. Cả 2 phương pháp niềng răng này đều có điểm cộng và điểm trừ. Hãy cùng tìm hiểu những so sánh dưới đây để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất với chính mình.

Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài? 1

1. So sánh niềng răng trong suốt và mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng lực siết, kéo của hệ thống các khí cụ như: mắc cài, dây cung, mini vis, bands,… để nắn chỉnh răng sai lệch về vị trí đúng. Trong khi đó, niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng trong suốt để thay đổi vị trí của răng. Mỗi biện pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy, để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân bạn cần so sánh dựa trên những tiêu chí sau đây:

1.1. Hiệu quả chỉnh nha

Nếu như trước đây, niềng răng trong suốt chỉ áp dụng được với những ca sai lệch đơn giản thì đến nay nhiều loại khay trong suốt đã cho hiệu quả chỉnh nha cao hơn. Nhìn chung, niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài đều có thể khắc phục được những vấn đề về răng như: răng thưa, răng mọc chen chúc, móm, chìa,…

1.1. Hiệu quả chỉnh nha 1

Tuy nhiên, một vài loại khay trong suốt chỉ có hiệu quả với những trường hợp dễ đến trung bình, còn đối với những trường hợp sai lệch nặng sẽ chỉ thay đổi được một phần.

Hỏi đáp: Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại tốt hơn?

1.2. Tính thẩm mỹ

Thẩm mỹ cũng là một yếu tố đáng được cân nhắc khi lựa chọn phương pháp niềng răng:

Với niềng răng mắc cài có 3 loại chính là: mắc cài kim loại, mắc cài pha lê và mắc cài sứ. Mắc cài kim loại thường có màu sắc sẫm màu nên rất dễ bị lộ, nên tính thẩm mỹ không cao. Một vài người thường e ngại hoặc không tự tin vì điều này do đó nếu bạn là người đề cao tính thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn mắc cài pha lê hoặc mắc cài sứ:

  • Mắc cài sứ được làm từ chất liệu sứ tự nhiên nên có màu sắc gần giống màu của răng.
  • Mắc cài pha lê có màu sắc trong suốt, vô hình nên cũng không dễ để người khác phát hiện bạn đang niềng răng.

Tuy nhiên, đây vẫn không phải giải pháp tối ưu nhất, vì khi giao tiếp ở khoảng cách gần, người khác vẫn thấy được bạn đang niềng răng.

1.2. Tính thẩm mỹ 1

Khi đó, niềng răng trong suốt được xem là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Đúng với tên gọi, những khay niềng này hoàn toàn trong suốt hoặc gần như trong suốt nên rất khó để phát hiện. Hơn nữa, do được thiết kế mỏng, nhẹ nên khay niềng sẽ ôm sát răng hoàn toàn không bị lộ như niềng răng mắc cài.

Hỏi đáp: Tại sao mắc cài sứ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng?

1.3. Thời gian niềng răng

Thời gian trung bình của một ca niềng răng là khoảng 1,5 đến 2 năm. Đây là khoảng thời gian tương đối dài, vì vậy bất cứ ai cũng mong nhanh chóng kết thúc niềng răng. Theo nhiều nghiên cứu về chỉnh nha, niềng răng trong suốt có thể rút ngắn thời gian niềng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi trường hợp vì thời gian chỉnh nha còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng răng, độ tuổi, mức độ đáp ứng điều trị của từng cá nhân,… Vì vậy, thời gian niềng của hai phương pháp này không có sự chênh lệch quá nhiều.

Tìm hiểu thêm: Ca niềng răng lâu nhất là mấy năm?

1.4. Trải nghiệm khi niềng

Khi niềng răng, một vài thói quen sinh hoạt của bạn phải thay đổi đặc biệt là vấn đề vệ sinh răng miệng, ăn uống. Do đó, những trải nghiệm khi niềng răng cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Xét về vấn đề này, có thể nói niềng răng trong suốt chiếm nhiều ưu thế hơn so với niềng răng mắc cài.

– Với niềng răng trong suốt, bạn có thể tự tháo khay niềng khi vệ sinh hay ăn uống nên đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ giảm nguy cơ sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu,… Trong khi đó, niềng răng mắc cài rất dễ khiến thức ăn bị kẹt lại, khó làm sạch và trở thành tác nhân gây nên các bệnh lý về răng miệng.

1.4. Trải nghiệm khi niềng 1

– Khay niềng trong suốt được thiết kế ôm sát răng, chất liệu cao cấp nên khi đeo rất nhẹ nhàng, không tạo cảm giác vướng víu hay khó chịu nên hạn chế việc các mô mềm bị trầy xước gây đau đớn và nhiệt miệng. Niềng răng mắc cài, nhất là mắc cài kim loại thường gây cộm vướng và gây loét nếu không may khí cụ bị bong, tuột.

Tuy nhiên, niềng răng trong suốt vẫn có một vài mặt hạn chế sau đây:

– Vì dễ dàng tháo lắp nên bạn cần tuyệt đối tuân thủ thời gian đeo niềng ít nhất là 22 giờ/ngày để đạt kết quả niềng răng như mong muốn.

– Trẻ em thường làm mất, hỏng hoặc gãy khay niềng nên khó có thể đáp ứng yêu cầu của bác sĩ. Do đó, niềng răng mắc cài sẽ phù hợp hơn với nhóm đối tượng này.

1.5. Chi phí niềng răng

Đi cùng công nghệ sản xuất hiện đại cùng những ưu điểm nổi trội, niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài. Thông thường, chi phí cho một ca niềng răng trong suốt cao gấp 2 – 3 lần niềng răng mắc cài thông thường. Cụ thể:

  • Niềng răng cài giá dao động từ 30 đến 50 triệu
  • Niềng răng trong suốt giá dao động từ 50 – 128 triệu (tùy thuộc vào loại khay)

Xem chi tiết: Bảng giá dịch vụ niềng răng mới nhất tại nha khoa Thúy Đức

2. Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài?

Từ phép so sánh ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ ưu nhược điểm của từng phương pháp. Do đó, việc lựa chọn niềng răng trong suốt hay mắc cài phụ thuộc vào mong muốn và nhu cầu của mỗi người. Nếu bạn là người có mong muốn sự hiệu quả, áp dụng được với nhiều tình trạng với mức giá phải chăng thì niềng răng mắc cài là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Còn nếu bạn ưa chuộng tính thẩm mỹ, cảm giác nhẹ nhàng, có thể ăn uống thoải mái và dư dả tài chính hơn một chút thì bạn có thể lựa chọn niềng răng trong suốt.

2. Nên niềng răng trong suốt hay mắc cài? 1

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất tình trạng của bản thân.

3. Giới thiệu địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội

Việc lựa chọn một nha khoa uy tín có những bác sĩ chỉnh nha có tay nghề, tận tâm với khách hàng là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định một ca niềng có thành công hay không. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi như thế thì Nha khoa Thúy Đức có thể là điểm đến của bạn.

Đến nay, Nha khoa Thúy Đức đã cùng đồng hành cùng hơn 4000 khách hàng trong hành trình tìm lại nụ cười tự tin.Tại đây, có nhiều phương pháp niềng răng mắc cài để khách hàng lựa chọn như: niềng răng mắc cài kim loại thường/tự buộc, niềng răng mắc cài sứ thường/tự buộc, niềng răng trong suốt Invisalign.

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài luôn là dịch vụ được khách hàng lựa chọn nhiều nhất bởi những hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Nha Khoa Thúy Đức ưu tiên sử dụng dòng mắc cài Damond đến từ thương hiệu Ormco (Mỹ) có những tính năng ưu việt và đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất cho mỗi khách hàng.

3. Giới thiệu địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội 1

Đặc điểm nổi bật của dòng mắc cài này là khả năng xoay răng, giúp răng được điều chỉnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng được cải thiện đáng kể do các mắc cài được thiết kế bo góc trong khiến thức ăn không bị mắc lại. Bên cạnh đó, loại mắc cài này còn đem đến những lợi ích tuyệt vời như:

  • Giảm đau tới 60% so với mắc cài truyền thống
  • Răng chắc khỏe, men răng được bảo tồn
  • Rút ngắn thời gian niềng, thời gian tái khám
  • Hạn chế việc nhổ răng, nong hàm
  • Giảm các kẽ hở trên răng nên có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý khác về răng miệng

Niềng răng trong suốt Invisalign

Trong vô vàn phương pháp niềng răng trong suốt, tại Nha khoa Thúy Đức, các bác sĩ chỉ tin tưởng duy nhất Invisalign. Đây là một thương hiệu đến từ Mỹ và đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các thiết bị niềng răng trong suốt.

3. Giới thiệu địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội 2

Cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện địa nhất là máy quét lấy dấu răng iTERO và iTERO 5D Plus giúp việc niềng răng trở nên chính xác hơn. Những thiết bị này đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và giúp bác sĩ đánh giá được toàn bộ tình trạng răng. Với iTERO 5D Plus khách hàng có thể thấy được hình ảnh mô phỏng sự thay đổi của răng qua mỗi khay niềng và kết quả niềng răng chỉ sau 60 giây.

Niềng răng cùng bác sĩ thuộc Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ – Phạm Hồng Đức

Khi niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì đều được tư vấn và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Phạm Hồng Đức. Bác sĩ Đức được chính hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ top 1 ở Việt Nam và top 3 khu vực Đông Nam Á về chuyên môn niềng Invisalign. Ngoài ra, bác sĩ Đức cũng đạt được những thành tựu nổi bật như sau:

  • Là thành viên thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
  • Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam đạt thứ hạng Diamond Invisalign (niềng răng trong suốt) năm 2021
  • Là một trong ít chuyên gia Invisalign (Invisalign Expert) được công nhận tại Đông Nam Á
  • Một trong 3 bác sĩ sử dụng hệ thống mắc cài tự động Damon thành công nhất Việt Nam
  • Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
  • Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
  • Đã có kinh nghiệm điều trị hơn 7000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng khách hàng niềng răng lớn nhất Hà Nội.

Hạn chế nhổ răng nhờ phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E

Nhổ răng khi niềng là điều cần thiết để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều khách hàng e ngại nhổ răng có thể gây đau và phải mất nhiều thời gian để phục hồi. Nhưng với phương pháp niềng không nhổ răng F.A.C.E sẽ giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng nhưng vẫn đem lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất. F.A.C.E được bác sĩ Phạm Hồng Đức phát triển độc quyền tại Việt Nam. Phương pháp này sử dụng những thiết bị chẩn đoán hình ảnh 3D hiện đại và mắc cài thông minh để nắn chỉnh răng, hạn chế nhổ răng giúp bảo toàn nguyên vẹn hàm răng của khách hàng.

Để được tư vấn nhiều hơn về niềng răng, quý khách vui lòng liên hệ tới số Hotline Nha khoa Thúy Đức.

]]>
https://bacsiducniengrang.com/nen-nieng-rang-trong-suot-hay-mac-cai-7968/feed/ 0