Niềng răng sớm cho trẻ ngày càng được các gia đình quan tâm với mong muốn khắc phục sớm nhất tình trạng răng bị hô, vẩu, lệch lạc… Tuy nhiên, nên chỉnh nha ở độ tuổi nào? Thời gian chỉnh nha có lâu không? Chăm sóc răng miệng sau khi niềng ra sao cho đúng? Dưới đây, các bác sĩ sẽ tiết lộ kinh nghiệm cần có trước khi niềng răng cho trẻ nhé!
Mục lục
- 1. Nhận thức đúng về niềng răng sớm cho trẻ
- 2. Nhận biết độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng cho trẻ
- 3. Chọn lựa phương pháp niềng răng thích hợp cho trẻ
- 4. Niềng răng cho trẻ em khác biệt gì so với người lớn?
- 5. Thời gian niềng răng cho trẻ là bao lâu?
- 7. Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ niềng răng
- 8. Chế độ ăn uống cho trẻ niềng răng
- 9. Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín cho trẻ
1. Nhận thức đúng về niềng răng sớm cho trẻ
Ngay từ khi trẻ rụng chiếc răng sữa đầu tiên, phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến hàm răng của trẻ và sớm lên kế hoạch niềng răng hay chỉnh nha cho phù hợp. Nhiều người thắc mắc: Sao phải niềng răng sớm cho trẻ, để lớn lên niềng không được hay sao? Đây thực sự là một suy nghĩ chưa đúng.
Trước tiên, niềng răng sớm cho trẻ giúp khắc phục nhanh nhất những sai lệch cả về xương hàm và răng. Ngay từ nhỏ, bé đã sở hữu nhiều thói quen xấu như mút ngón tay, hay ngậm ti giả… dẫn tới răng dễ bị sai lệch khớp cắn. Trẻ biếng ăn hơn do gặp khó khăn trong quá trình nghiền nát thức ăn. Lực nghiến thậm chí còn tác động tới cả khớp thái dương. Răng mọc lệch khiến vấn đề vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Trẻ trong độ tuổi này rất dễ gặp phải các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…
2. Nhận biết độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng cho trẻ
Như đã trình bày ở trên thì trẻ được niềng răng càng sớm càng tốt, nhưng không phải tuổi nào cũng niềng được. Có những thời điểm mà chuyên gia đánh giá là “độ tuổi vàng” cho việc chỉnh nha. Độ tuổi này được chia làm 2 giai đoạn.
2.1. Giai đoạn 1: Trẻ từ 6 – 11 tuổi
6 tuổi là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên lung lay và được thay thế dần bằng răng vĩnh viễn. Nếu như chiếc răng cửa có xu hướng mọc nhô ra trước hoặc bị đẩy vào trong thì bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh chúng về đúng vị trí trên cung hàm. Chỉnh nha thời điểm này có hiệu quả cao, khớp cắn trở nên hoàn hảo hơn. Với sự phát triển vượt trội của công nghệ nha khoa, có rất nhiều phương pháp chỉnh nha thích hợp giúp bé cảm thấy thoải mái nhất.
Đọc thêm: Trẻ 8 tuổi nên niềng răng loại nào?
2.2. Giai đoạn 2: Trẻ từ 12 – 16 tuổi
Đây là thời điểm răng sữa được thay thế gần như hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn và có thể nhìn thấy những sai lệch răng của trẻ. Xương hàm vẫn chưa phát triển cố định, dễ điều chỉnh kể cả với trường hợp răng bị móm, vẩu, lệch lạc…nên độ tuổi từ 12-16 được coi là “độ tuổi vàng” tốt nhất cho việc chỉnh nha.
3. Chọn lựa phương pháp niềng răng thích hợp cho trẻ
Để niềng răng cho trẻ có rất nhiều phương pháp khác nhau. Thậm chí với trường hợp hàm răng của bé quá phức tạp còn phải kết hợp các phương pháp mới cho hiệu quả tốt nhất.
3.1. Niềng răng cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
Khí cụ tháo lắp thường là hàm bằng nhựa dẻo hoặc cứng, được thiết kế theo tiêu chuẩn định sẵn hoặc thiết kế riêng cho từng bé. Khí cụ này có tác dụng định hướng, hỗ trợ, điều chỉnh chức năng của hàm hoặc để ngăn ngừa thói quen xấu của trẻ. Ưu điểm của chúng là đơn giản, dễ sử dụng.
Phương pháp chỉnh nha tháo lắp thường sử dụng cho các bé từ 8 -12 tuổi vì đây là giai đoạn đang phát triển của hàm răng, xương hàm còn mềm dẻo, dễ dịch chuyển, uốn nắn hơn. Khí cụ này chủ yếu áp dụng cho trường hợp răng bị sai lệch nhẹ.
Chi phí chỉnh nha tháo lắp dao động từ 3 – 6 triệu tuỳ trường hợp.
Khi sử dụng, bạn lưu ý nếu đeo cho bé mà sau vài ngày vẫn cảm thấy đau, căng tức vùng răng thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra lại. Bé có thể cảm thấy hơi khó phát âm, tăng tiết nước bọt trong vài này đầu nhưng điều này sẽ trở lại bình thường.
3.2. Niềng răng trẻ em bằng mắc cài cố định
Niềng răng mắc cài cố định được chia thành nhiều dạng khác nhau như: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi trong. Niềng răng mắc cài cố định phù hợp với trẻ trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi, cũng được coi là “thời điểm vàng” tốt nhất để nắn chỉnh răng. Lúc này xương hàm của bé chưa phát triển hoàn thiện, răng sữa cũng đã rụng gần hết nên niềng răng sẽ dễ dàng hơn.
Chi phí niềng răng mắc cài cố định cho trẻ ở các nha khoa dao động như sau:
- Mắc cài thường: khoảng 20 – 30 triệu
- Mắc cài kim loại tự động: khoảng 30 – 45 triệu
- Mắc cài sứ tự động: khoảng 40 – 50 triệu
Khi thực hiện phương pháp này, phụ huynh nên khuyên nhủ trước để trẻ thoải mái nhất khi niềng răng. Trong quá trình đeo niềng, chú ý chế độ dinh dưỡng của bé luôn đầy đủ nhất, hạn chế ăn đồ quá cứng, quá mềm, quá dẻo, quá ngọt…
3.3. Niềng răng trẻ em bằng khay trong suốt Invisalign First
Hiện nay, niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign First chính là công nghệ hiện đại, mới nhất được các chuyên gia đánh giá cao. Ưu điểm là chúng có thể can thiệp khi răng vĩnh viễn của trẻ vừa mới mọc lên và cho kết quả gần như tuyệt đối. Độ tuổi thích hợp để dùng khay niềng răng suốt từ 5 – 10 tuổi hoặc có thể lớn hơn. Thay vì phải đeo hàm duy trì như người trưởng thành thì sử dụng Invisalign First không cần như vậy.
Khác so với niềng răng trong suốt ở người lớn, niềng răng Invisalign First cho trẻ em có số lượng không nhiều, thời gian đeo ngắn nên chi phí khoảng từ 30 – 50 triệu tuỳ từng trường hợp. Với công nghệ mới này, phụ huynh không cần lo lắng về vấn đề ăn uống hay vệ sinh răng miệng thường ngày của trẻ, vì khay niềng có thể được tháo lắp dễ dàng trong vài giây.
Đặc biệt, trên khay niềng còn có chỉ số màu xanh là chế độ thông báo xem trẻ đã đeo đủ thời gian hay chưa. Lưu ý ở đây là bạn giám sát con của mình đeo đủ thời gian trước khi chuyển sang khay niềng mới.
4. Niềng răng cho trẻ em khác biệt gì so với người lớn?
Niềng răng cho trẻ em dễ dàng và rút ngắn thời gian điều trị hơn so với người trưởng thành. Vậy nên phương pháp cũng có sự khác biệt. Với trẻ em, bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc nhổ răng. Còn với trẻ bị lệch lạc răng ở mức độ nhẹ thì chỉ cần đeo khí cụ chỉnh nha là được mà không cần gắn mắc cài hay thực hiện đầy đủ các bước như người lớn.
Hiện nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật nha khoa, tùy vào tình trạng răng, điều kiện kinh tế của gia đình, lời khuyên của bác sĩ, phụ huynh có thể lựa chọn nhiều phương pháp niềng răng thích hợp cho trẻ.
5. Thời gian niềng răng cho trẻ là bao lâu?
Thông thường, thời gian niềng răng cho trẻ có thể kéo dài từ 6 tháng – 24 tháng tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Độ tuổi: Tuổi tác là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian niềng răng. Độ tuổi niềng càng sớm thì thời gian được tháo niềng càng sớm.
- Tình trạng răng miệng: Với trường hợp răng bị hô, vẩu, móm, lệch lạc… ít thì thời gian niềng cũng ngắn hơn so với tình trạng bị nặng hơn.
- Thói quen ăn uống: Nếu trong quá trình chỉnh nha, bé ăn những đồ quá cứng, dai có thể kéo dài thời gian, đôi khi còn ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
- Phương pháp chỉnh nha: Việc bạn chọn niềng răng mắc cài sứ, mắc cài kim loại hay khay trong suốt… đều ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha cho bé bởi mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, bạn chế riêng.
Đọc thêm:Kinh nghiệm cha mẹ cần biết khi niềng cho trẻ
7. Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ niềng răng
Sau khi niềng răng, việc chăm sóc răng miệng sẽ gặp khó khăn hơn. Phụ huynh cũng cần biết điều này để hướng dẫn các bé chính xác và cụ thể nhất.
7.1. Chải răng đúng cách
– Lựa chọn bàn chải: Bạn nên đầu tư cho bé bàn chải chuyên biệt dành cho người niềng răng như bàn chải điện, bàn chải kẽ… có thể đi vào những ngõ ngách bên trong của hàm răng, loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để không làm tổn hại men răng.
– Hướng dẫn chải răng: Nên chải từ 2 – 3 lần/ngày ngay sau khi ăn. Cho 1 lượng kem vừa đủ lên bàn chải, xoay tròn nhẹ nhàng theo bề mặt răng. Sau đó, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt trên của răng, nhất là chỗ có mắc cài. Lưu ý, bạn nhắc nhở bé chải nhẹ nhàng, đừng kéo mạnh dễ bị bung mắc cài.
7.2. Sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là dụng cụ cần thiết giúp loại bỏ sạch hơn các thức ăn thừa bám trên kẽ răng hiệu quả. Theo tư vấn của bác sĩ, người niềng răng nên dùng loại chỉ tơ chuyên biệt. Cách sử dụng cũng rất đơn giản: đưa chỉ nha khoa vào kẽ giữa các răng, lần lượt đưa lên đưa xuống, mỗi ngày thực hiện 1 lần và không quá 2 phút.
7.3. Sử dụng máy tăm nước, nước súc miệng
Nếu có điều kiện, bạn sử dụng thêm máy tăm nước giúp việc làm sạch mảng bám sẽ hiệu quả hơn. Cơ chế hoạt động của chúng là từ áp lực của các tia nước tác động trực tiếp vào các kẽ răng để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn thừa.
Ngoài ra, kết thúc quá trình chăm sóc răng miệng, bạn cho bé sử dụng nước súc miệng chuyên dụng nữa là hoàn hảo.
8. Chế độ ăn uống cho trẻ niềng răng
Vì trong độ tuổi còn nhỏ, mà niềng răng kéo dài trong khoảng thời gian khá lâu nên phụ huynh chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé để trẻ không bị thiếu hụt chất, đảm bảo cho hàm răng luôn chắc khỏe.
8.1. Những thực phẩm nên dùng
- Thực phẩm làm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua
- Các loại bánh mềm như bánh trứng, su kem, bông lan
- Các thức ăn mềm như: bún, cháo, phở, súp…
- Các món ăn được nấu kỹ từ rau củ quả, thịt…
- Các loại trái cây mềm
8.2. Những thực phẩm nên tránh
- Đồ ăn quá cứng hoặc quá dai như bánh kẹo cứng, bánh dày, bánh nếp, thịt chưa cắt nhỏ…
- Các loại trái cây cứng như: ổi, táo, lê…Muốn ăn thì hãy xay thành sinh tố là được.
- Không nhai kẹo cao su, thức ăn như mạch nha vì dễ dính vào mắc cài.
8.3. Loại bỏ thói quen xấu
- Không được mút tay, đẩy lưỡi.
- Không được dùng tay để gỡ các khí cụ niềng răng.
- Không được cắn móng tay hay cắn các vật cứng.
9. Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín cho trẻ
Niềng răng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ về sau của bé. Do vậy, không bậc phụ huynh nào muốn con mình phải niềng lại hàm răng nhiều lần. Với sự phát triển “bùng nổ” của các phòng khám nha khoa hiện nay, bạn nên tìm hiểu cụ thể những thông tin như: địa chỉ đó có giấy phép hoạt động hay chưa. Bởi có nhiều cơ sở chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên hoạt động “chui”, cơ sở vật chất hạn chế, tay nghề bác sĩ chưa kiểm định.
Ngoài ra, hãy xem bác sĩ ở địa chỉ đó có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hay không. Những bác sĩ có kinh nghiệm sẽ đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, dự đoán được khả năng dịch chuyển của răng theo từng lộ trình. Sau đó, cơ sở vật chất của nha khoa phải hiện đại giúp con bạn có được dịch vụ tốt nhất.