Tình trạng lấy cao xong bị ê buốt khiến người lo lắng. Vì vậy, trong bài viết này cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Mục lục
Cao răng là gì? Khi nào cần lấy cao răng?
“Cao răng” hay “lấy cao răng” là cụm từ khá phổ biến mà ai cũng đã từng nghe qua hoặc tìm hiểu về nó.
Cao răng (hay vôi răng) là một lớp cặn cứng hình thành trên bề mặt răng do mảng bám thức ăn kết hợp với khoáng chất trong nước bọt mà không được loại bỏ hoàn toàn. Cao răng ban đầu có màu vàng nhạt, nhưng theo thời gian có thể chuyển thành màu vàng đậm hoặc nâu do sự tích tụ thêm của các chất bẩn, thuốc lá, cà phê, hoặc trà.
Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, và hôi miệng. Vì thế, việc lấy cao răng định kỳ là rất quan trọng. Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo nên lấy cao răng 6 tháng đến 1 năm một lần để đảm bảo răng hạn chế mảng bám và giảm tác hại do mảng bám cao răng gây ra.
Ngoài ra, đây sẽ là những dấu hiệu nhận biết khi nào bạn cần lấy cao răng, hãy lưu lại nhé!
- Khi có dấu hiệu viêm nướu: Nếu nướu bị sưng, đỏ, dễ chảy máu nhất là khi chải răng hoặc ăn uống, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy cao răng đã tích tụ và cần phải loại bỏ sớm.
- Khi răng có màu vàng, nâu:Răng bị ố màu cũng là một dấu hiệu cho thấy sự tích tụ cao răng, việc lấy cao răng sẽ giúp khôi phục lại màu sắc tự nhiên của răng.
- Hơi thở có mùi: Cao răng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu bạn cảm thấy hơi thở có mùi khó chịu mà không rõ nguyên nhân, lấy cao răng có thể giúp cải thiện tình trạng này.
- Có tiền sử bệnh lý răng miệng: Nếu bạn đã từng bị viêm nha chu hoặc các vấn đề răng miệng khác, bạn nên lấy cao răng thường xuyên hơn so với bình thường (khoảng 3-4 tháng/lần).
Xem thêm: Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
Lấy cao răng có lợi ích gì?
Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, lấy cao răng là việc cần làm đều đặn và là một phần của việc chăm sóc răng miệng định kỳ. Lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. Những lợi ích chính của việc lấy cao răng bao gồm:
- Ngăn ngừa viêm nướu và viêm nha chu: Cao răng là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm nướu và viêm nha chu. Lấy cao răng giúp loại bỏ nguồn gốc gây viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc các bệnh về nướu.
- Giảm nguy cơ sâu răng: Cao răng tích tụ là nơi vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây sâu răng. Việc loại bỏ cao răng giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.
- Hơi thở thơm tho hơn: Cao răng và mảng bám có thể gây hôi miệng. Lấy cao răng giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây mùi, mang lại hơi thở thơm tho hơn.
- Cải thiện thẩm mỹ răng: Cao răng thường khiến răng bị vàng hoặc nâu, làm mất thẩm mỹ cho răng. Lấy cao răng giúp răng trở nên sáng hơn và sạch sẽ hơn, cải thiện nụ cười của bạn.
- Bảo vệ men răng: Cao răng để lâu trên răng có thể làm mòn men răng, dẫn đến nhạy cảm răng và các vấn đề khác. Lấy cao răng giúp bảo vệ men răng khỏi các gây hại.
- Tăng cường sức khỏe cơ thể: Sức khỏe răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe cơ thể. Bằng cách duy trì răng miệng sạch sẽ và không có cao răng, bạn cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Dễ dàng kiểm tra và điều trị các vấn đề khác: Khi răng miệng sạch sẽ, nha sĩ có thể dễ dàng phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng khác, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Lấy cao răng có làm trắng răng không?
Tại sao lấy cao răng xong bị ê buốt?
Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản, không hại đến răng thật và thường diễn ra rất nhanh. Do đó, hầu như lấy cao răng không gây đau hay ê buốt. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp người lấy cao xong có cảm giác bị ê buốt kéo dài vài giờ thậm chí vài ngày sau lấy cao răng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu?
Nguyên nhân lấy cao răng xong bị ê buốt:
- Do mắc các bệnh viêm nướu, viêm nha chu, nền răng yếu, men răng bị mòn.
- Kỹ thuật lấy cao răng của nha sĩ chưa tốt: Khi thao tác lấy cao răng quá mạnh sẽ khiến mô mềm và men răng bị tổn thương, đồng thời khiến hệ thống dây thần kinh bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng đau nhức, ê buốt răng.
- Cao răng bám trên răng quá nhiều: Khi cao răng quá nhiều và lan sâu xuống nướu, bác sĩ sẽ phải tác động tới nướu – một mô mềm nhạy cảm ở khoang miệng. Đó là lý do tại sao cạo vôi răng bị ê buốt.
Cách để tránh bị ê buốt kéo dài sau khi lấy cao răng
Dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng vẫn khiến chúng ta khó chịu, đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Vì thế, để tránh răng bị ê buốt, nhạy cảm sau khi lấy cao răng bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để hạn chế:
- Hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, đồ ăn cay nóng hoặc các món ăn chứa nhiều axit trong vòng 2 – 3 ngày sau khi lấy cao răng
- Nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
- Chọn nha khoa uy tín, bác sĩ vững tay nghề để đến chăm sóc, lấy cao răng
- Lấy cao răng, kiểm tra răng định kỳ để cao răng không tích tụ quá nhiều và để đảm bảo bạn không gặp phải những bệnh lý như viêm lợi, tụt lợi,… Khi đó việc lấy cao răng sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều
Địa chỉ lấy cao răng an toàn tại Hà Nội
Lấy cao răng là thủ thuật khá đơn giản, bạn có thể đến bất kỳ nha khoa hay phòng răng hàm mặt nào để thực hiện. Tuy nhiên, đây nên là những phòng khám uy tín, có đầy đủ máy móc, trang thiết bị hỗ trợ đặc biệt là bác sĩ vững tay nghề. Bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ lớp cao răng một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tỉ mỉ hạn chế tổn thương đến nướu và ê buốt sau khi lấy cao răng.
Tại Hà Nội, bạn có thể đến lấy cao răng tại Nha khoa Thúy Đức. Với kinh nghiệm 18 năm trong ngành nha khoa, không ngừng cập nhật những công nghệ mới nhất và nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu chăm sóc răng miệng của khách hàng.
Đối với thủ thuật lấy cao răng, bạn sẽ được thực hiện bởi bác sĩ, kỹ thuật viên có kinh nghiệm trên 3 năm thực hiện, kết hợp với máy lấy cao răng hiện đại nhất. Thời gian thực hiện lấy cao răng rất nhanh chóng và bạn không kiêng khem quá nhiều sau khi thực hiện, nên bạn đừng nên quá lo lắng nhé!
Như vậy, ê buốt răng sau khi lấy cao răng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Để phòng tránh và hạn chế tình trạng này, bạn cần chú ý những điều mà bài viết đã đề cập ở trên. Cuối cùng, chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh tự tin!
Xem chi tiết: Lấy cao răng giá bao nhiêu? Bao lâu lấy cao răng 1 lần