Sau khi nhổ răng khôn, hết thuốc tê, người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau khó chịu bắt đầu kéo đến và có thể bị sưng, chảy máu. Để giúp người bệnh có những kiến thức và cách ứng phó với những tình huống trên, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết trước và sau khi nhổ răng khôn.
1. Răng khôn là răng nào? Đặc điểm của răng khôn?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 là răng thường mọc cuối cùng trên cung hàm trong độ tuổi trưởng thành. Thông thường, mỗi người sẽ mọc 4 răng khôn, 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Các loại răng khôn:
– Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng: Mặc dù răng mọc theo chiều thẳng đứng nhưng phần thân răng to nên không nhú lên cao, gây đau đớn. Kẽ răng cũng không chuẩn khiến thức ăn bị nhồi nhét ở giữa các răng số 7 và số 8 gây bệnh viêm lợi, sâu răng hoặc hôi miệng.
– Răng khôn mọc lệch sang phía răng lân cận: Đây là tình trạng thường gặp nhất. Trục răng khôn nghiêng khoảng 45 độ về phía răng số 7. Mặc dù mọc trên nướu nhưng răng khôn này lại bị chèn ép và mọc lệch.
– Răng khôn mọc lệch về phía sau: Tình trạng này thường gặp ở hàm dưới và cũng gây đau đớn, sưng viêm lợi.
– Răng mọc nghiêng sang ngang: Răng mọc lệch theo phương nằm ngang tạo thành góc 90 độ so với răng số 7. Với trường này, người bệnh cần phải chụp X-quang toàn hàm chứ không thể quan sát bằng mắt thường được.
– Răng bị lợi trùm: Răng khôn bị lợi trùm là tình trạng nướu đè lên răng khiến cho răng khôn không nhú lên được gây ra viêm nhiễm và sưng tấy.
– Răng bị kẹt trong xương hàm: Răng khôn bị xương hàm bọc kín không thể thoát ra được nên khó phát hiện. Tình trạng đau đớn thương xuyên xảy ra. Ngoài ra, còn khiến sưng lợi, nướu và cứng hàm.
2. Khi nào nên nhổ răng khôn?
Thông thường, ở tuổi trưởng thành, xương hàm sẽ không phát triển thêm về kích thước và chất lượng xương sẽ cứng hơn. Bên cạnh đó, niêm mạc và mô mềm bao phủ bên ngoài dày nên đa phần các loại răng khôn đều sẽ mọc ngầm, mọc lệch gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Cũng có trường hợp răng khôn mọc bình thường hay đã nhú lên khỏi lợi được một phần sau đó ngừng mọc vĩnh viễn.
Vì vậy, khi nào nên và không nên nhổ răng khôn thì tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được các nha sĩ có chuyên môn thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.
Các trường hợp chỉ định nhổ răng khôn
– Răng khôn mọc lệch gây đau nhức, nhiễm trùng lặp lại, gây biến chứng u nang và ảnh hưởng đến các răng lân cận.
– Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, trong thời gian tới sẽ sớm ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cần phải nhổ để ngừa biến chứng xảy ra.
– Răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, không bị cản trở bởi nướu và xương nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến cho răng khôn đó trồi dài xuống hàm đối diện gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm đối diện.
– Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở nhưng có hình dạng bất thường, kích thước quá nhỏ hoặc quá to, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, có thể dẫn đến sâu răng và viêm nha chu răng.
– Răng khôn bị nha chu hoặc sâu gây các biến chứng nguy hiểm khác.
– Nhổ răng khôn khi cần chỉnh hình, làm răng giả hoặc răng khôn là nguyên nhân gây ra một số bệnh toàn thân khác.
Những trường hợp không nên nhổ răng khôn
– Răng khôn mọc bình thường, thẳng, không bị kẹt với nướu và mô xương, không gây biến chứng như nhiễm trùng, lệch răng, viêm nướu…Trường hợp này, nếu bạn muốn giữ lại thì cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng kỹ càng và sạch sẽ.
– Người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường, các bệnh tim mạch…
– Răng khôn mọc có liên quan trực tiếp đến các cấu trúc quang trọng trong hàm như xoang hàm, dây thần kinh, mạch máu lớn…
Xem thêm: Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
3. Quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa
Thông thường, quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa được thực hiện với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra lâm sàng và chụp X-quang
Ở bước đầu tiên này, nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám để đánh giá tình trạng tổng quát cũng như khám kĩ để xem xét tình trạng, vị trí, mức độ tổn thương của răng. Sau đó, cho bệnh nhân chụp phim X-quang hàm răng để đánh giá hình ảnh chính xác về vị trí và tư thế răng khôn mọc từ đó sẽ xây dựng kết hoạch nhổ răng phù hợp và ít gây tổn thương cho người bệnh.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm
Bệnh nhân sẽ được chỉ định lấy máu xét nghiệm để đánh giá tình trạng đông máu, công thức máu và một số xét nghiệm liên quan khác. Nếu có vấn đề gì, nha sĩ có thể chỉ định dùng thuốc can thiệp cho quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được xét nghiệm để kiểm tra bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường…nhằm loại bỏ các yếu tố rủi ro và đảm bảo an toàn sau quá trình điều trị.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng
Trước khi nhổ răng, tất cả các dụng cụ cần được khử trùng để đảm bảo hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.
Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ răng cần nhổ để bệnh nhân không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện nhổ răng khôn. Tiếp đó sẽ tiến hành rạch nướu, lấy thân và chân răng ra khỏi hàm. Trừ trường hợp răng mọc phức tạp sẽ cần phải can thiệp máy cắt để cắt nhỏ răng thành nhiều phần. Cuối cùng, nha sĩ sẽ sử dụng chỉ thường hoặc chỉ nha khoa tự tiêu để khâu miệng vết thương lại.
Bước 4: Tái khám sau khi nhổ răng.
Sau quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách giảm đau, vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp. Đồng thời, lên lịch tái khám để kiểm tra vết thương và tình trạng sau khi nhổ răng.
4. Những lưu ý trước khi nhổ răng khôn?
Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần phải đảm bảo có sức khỏe tốt như không có hoặc đã kiểm soát được các bệnh liên quan đến quá trình can thiệp.
Cung cấp thông tin cho bác sỹ các tình trạng bệnh mạn tính đang mắc như bệnh dạ dày, cao huyết áp, cơ xương khớp, bệnh lý tim mạch…và các loại thuốc đang dùng như thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc chống đông, các thuốc có thể gây dị ứng.
Giảm tối thiểu lượng vi khuẩn trong khoang miệng.
- Không có tình trạng viêm nhiễm, đau nhức do nhiễm khuẩn ở trong miệng và xung quanh vùng răng dự định nhổ.
- Các lỗ sâu răng nên được trám hết để loại bỏ các vùng chứa vi khuẩn trong miệng.
- Lấy sạch cao răng và điều trị tình trạng viêm lợi trước khi nhổ răng.
- Sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của nha sĩ trước khi nhổ răng một hoặc hai ngày nhằm tăng tính kháng khuẩn cho toàn bộ cơ thể.
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, sử dụng công nghệ nhổ răng hiện đại với đội ngũ nha sĩ có kinh nghiệm giúp cho quá trình nhổ răng khôn nhanh chóng và hạn chế đau nhức.
Đặc biệt chú ý những lưu ý sau trước khi nhổ răng
- Nên nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều giúp kiểm soát tối đa được sự cầm máu sau nhổ răng.
- Trước khi nhổ răng nên ăn no.
- Tuyệt đối không nhổ răng khôn đối với trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú và có kinh nguyệt.
5. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn?
Việc nên làm:
– Sau khi nhổ răng, người bệnh nên cắn chặt miếng gạc trong khoảng 20 phút cho đến khi ngừng chảy máu. Tuy nhiên, cũng không nên ngậm gạc quá lâu vì gạc sẽ hút hết dịch huyết tương khiến cho vết thương lâu lành hơn.
– Chườm đá ngoài má để giảm độ sưng ngay sau khi nhổ và chỉ chườm đá trong trường hợp quá đau nhức, sưng đau.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau 24-48 giờ và súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng.
– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng, giảm đau theo đơn của bác sĩ. Bạn nên uống đủ liều lượng và thời gian, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc.
– Ăn đồ mềm, dễ nuốt và hạn chế nhai mạnh khu vực răng nhổ, tránh ăn đồ cứng, nóng, cay.
– Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sỹ để được kiểm tra vết thương và tình trạng phục hồi của ổ răng. Nếu cảm thấy bất kì sự bất thường nào sau khi nhổ răng khôn thì cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Việc không nên làm:
– Không súc miệng mạnh, liên tục hoặc đánh răng trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật nhổ răng để tránh làm vỡ cục máu đông.
– Không được chạm tay hoặc đánh lưỡi vào khu vực nhổ răng vì nó có thể làm chảy máu thêm và nhiễm khuẩn vết thương.
– Không tập thể dục với cường độ cao hoặc làm việc quá sức gây mệt mỏi, mất sức.
– Không dùng các đồ uống có gas, có cồn hút thuốc lá trong vòng 24 giờ.
– Không được ngậm nước muối cũng như khạc nhổ sau khi nhổ răng.
– Không dùng lực mạnh quanh khu vực cơ miệng như sử dụng ống hút, nhai kẹo cao su…
6. Khi nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ
Tuy không phải là một kỹ thuật quá phức tạp, tuy nhiên vẫn có một số biến chứng có thể xảy ra nếu quy trình thực hiện không đảm bảo hoặc chăm sóc tại nhà sai cách.
+ Mệt mỏi sau khi nhổ răng: Sau khi nhổ răng khôn, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi trong ngày đầu tiên. Nhưng nếu tình trạng kéo dài có thể là dấu hiệu của vết thương đã bị nhiễm trùng.
+ Răng bị mưng mủ: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Khi bạn thấy ở vị trí nhổ răng có mủ trắng hoặc vàng và nổi hạch ở cổ. Điều này cho thấy vùng răng bị nhiễm trùng cần được chăm sóc kỹ.
+ Vết khâu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng gây đau nhức, khó chịu không hết.
+ Gặp khó khăn khi mở miệng hoặc nuốt.
+ Chảy máu, sưng má kéo dài
+ Sốt
7. Nhổ răng khôn ở đâu uy tín, an toàn?
Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội được nhiều khách hàng tin tưởng hiện nay. Toàn bộ quá trình nhổ răng tại Thúy Đức đều được thực hiện bằng những công nghệ hiện đại, an toàn và thời gian lành thương nhanh.
Bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn đều là những người có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm giúp cho quá trình nhổ răng của bạn nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Trước khi thực hiện tiểu phẫu, nha sĩ tại Thúy Đức sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang và xét nghiệm kỹ càng để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi nhất. Nhổ răng tại Thúy Đức không gây cảm giác đau đớn dữ dội, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê nhức sau khi hết thuốc tê.
Cảm giác đau này sẽ được xoa dịu bởi thuốc giảm đau và nhanh chóng biến mất chỉ sau hai ngày. Vùng răng sau khi nhổ sẽ nhanh chóng được hồi phục và không để lại biến chứng.
Hiện nay các bác sỹ tại nha khoa Thuý Đức sử dụng máy nhổ răng khôn Piezotome – Giúp xác định vị trí nhổ răng khôn và định hình cấu trúc xương hàm một cách chính xác nhất, hầu như không tác động vào dây thần kinh, mạch máu quanh chân răng. Nhờ đó giúp tái tạo tế bào một cách tối ưu, giảm bớt những cơn đau, sưng, phù nề sau phẫu thuật, làm lành vết thương tốt và nhanh hơn
Liên hệ tư vấn và đặt lịch nhổ răng khôn tại nha khoa Thúy Đức qua HOTLINE: 093.186.3366 – 086.690.7886.
Trên đây là bài viết những lưu ý quan trọng trước và sau khi nhổ răng khôn mà nha khoa Thúy Đức gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc có ý kiến đóng góp vui lòng để lại bình luận bên dưới. Đừng quên đăng ký để nhận ngay những ưu đãi mới nhất của chúng tôi.