Hiện nay, nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa mắc cài pha lê và mắc cài sứ. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại mắc cài này, hãy theo dõi nội dung phân tích dưới đây nhé.
Mục lục
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ có phải cùng là 1 loại?
Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều được cải tiến hơn so với mắc cài kim loại thông thường. Thay vì dùng các mắc cài bằng kim loại, kỹ thuật mới sử dụng các loại mắc cài làm từ pha lê, sứ gắn trực tiếp lên răng. Các dây cung được gắn lên rãnh mắc cài nhằm tạo lực đưa từng chiếc răng về đúng với vị trí trên cung hàm.
Về cơ chế hoạt động, mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều có điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng không phải cùng một loại nên mọi người chú ý điểm này. Sự khác biệt nằm ở chất liệu của mắc cài.
- Mắc cài pha lê: làm từ chất liệu đá crystal trong suốt, đặc biệt chúng không có màu sắc.
- Mắc cài sứ: làm từ 100% sứ nguyên chất, không có được sự trong suốt giống như pha lê.
Bên cạnh đó, cả mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều được chia làm 2 dạng là mắc cài truyền thống và mắc cài tự khóa (tự đóng).
- Mắc cài pha lê (hoặc sứ) truyền thống: thường chỉ sử dụng thép hoặc thun để cố định phần mắc cài và dây cung.
- Mắc cài pha lê (hoặc sứ) tự đóng: có thêm chốt tự đóng thay thế cho phần dây thun giúp cố định dây cung trong mắc cài trở nên chắc chắn, ngăn chặn việc bị bung, lệch như dùng dây thun thông thường. Ngoài ra, lực co kéo không bị siết mạnh như trước nên hạn chế tối đa những cơn đau có thể xảy ra.
Phần dây cung sử dụng trong niềng răng mắc cài pha lê hoặc mắc cài sứ còn có: dây cung bằng thép không gỉ và dây cung niken trong suốt
- Dây cung bằng thép không gỉ: có độ bền, cứng rắn hơn, giúp kéo chỉnh răng về vị trí trên cung hàm tốt hơn. Tuy nhiên, chúng có thể bị lộ khi giao tiếp.
- Dây niken trong suốt: là dây có màu trắng giống với màu răng nên khó để nhận ra. Tuy đạt tính thẩm mỹ tốt nhưng so về độ cứng thì không thể bằng thép không gỉ.
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều là lựa chọn hàng đầu với khách hàng quan tâm đến tính thẩm mỹ. Với dạng mắc cài này, bạn thoải mái giao tiếp mà không cảm thấy e ngại giống như mắc cài kim loại truyền thống. Ngoài ra, tính hiệu quả của chúng cũng rất cao. Lực kéo ổn định của dây cung và mắc cài đều đưa răng về đúng vị trí theo đúng lộ trình của bác sĩ.
Hỏi đáp: Gắn mắc cài trước hay sau khi nhổ răng?
Ưu, nhược điểm của mắc cài pha lê – mắc cài sứ
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ xếp cạnh nhau có sự tương đồng, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Ưu điểm của mắc cài pha lê
- Tính thẩm mỹ cao nhờ làm từ chất liệu pha lê trong suốt, không có màu sắc, thậm chí là “vô hình”. Do vậy, bạn có thể thoải mái sử dụng không sợ lộ dấu vết thẩm mỹ
- An toàn với người sử dụng nhờ chất liệu được kiểm chứng nên không sợ kích ứng. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn, bạn cần biết chắc rằng mình không bị dị ứng với pha lê hay kim loại trước khi niềng răng.
Nhược điểm của mắc cài pha lê
- Độ bền chắc kém hơn, dễ vỡ hơn so với mắc cài sứ. Nếu bị va đập mạnh thì khó nguyên vẹn.
- Lực kéo của dây cung ở mắc cài pha lê cũng yếu hơn mắc cài sứ nên có thể mất nhiều thời gian, công sức hơn.
- Mắc cài pha lê có thiết kế to hơn, chiếm nhiều diện tích nên gây vướng víu, khó chịu hơn.
Ưu điểm của mắc cài sứ
- Tính thẩm mỹ cao nhờ chất liệu làm bằng sứ trùng khớp với màu của răng
- Độ bền chắc vượt trội, khó bị vỡ, nứt hơn so với mắc cài pha lê nếu chẳng may xảy ra va đập
- Lực kéo ổn định diễn ra liên tục, ổn định nên mang tới tính hiệu quả cao
- An toàn với người dùng khi sử dụng chất liệu sứ thuần chất 100%, không sợ kích ứng với cơ thể
- Tiện lợi, thoải mái hơn trong quá trình sinh hoạt với thiết kế góc cạnh, nhỏ nhắn
Nhược điểm của mắc cài sứ
- Có màu sắc tương đồng với màu răng, tuy tính thẩm mỹ cao nhưng không bằng mắc cài pha lê
Xem chi tiết: Mọi điều bạn cần biết về mắc cài sứ
Nên chọn mắc cài pha lê hay mắc cài sứ?
Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên để chọn phương pháp nào thì bạn cần tìm hiểu thêm thông tin cụ thể dưới đây.
Điểm giống nhau mắc cài pha lê và mắc cài sứ
- Cả 2 phương pháp đều đem tới hiệu quả chỉnh nha tốt với trường hợp người bị hô, vẩu, móm…từ nhẹ đến nặng nhờ vào hệ thống khí cụ hoàn hảo.
- Cả 2 phương pháp đều cần sự chăm sóc cẩn thận, ăn uống vệ sinh sạch sẽ để tránh trường hợp bị ố vàng mắc cài, có thể làm giảm hiệu quả niềng răng.
- Cả 2 phương pháp có thời gian chỉnh nha tương đương nhau khoảng từ 12-24 tháng hoặc hơn tùy vào trường hợp của mỗi người.
- Cả 2 đều có mức chi phí phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Điểm khác nhau mắc cài pha lê và mắc cài sứ
- Mắc cài pha lê trong suốt, không có màu sắc nên tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài sứ. Người đeo niềng pha lê cũng cảm thấy tự tin hơn hẳn.
- Mắc cài pha lê có kích thước to hơn so với mắc cài sứ nên dễ tạo cảm giác nổi cộm ở môi hơn so với mắc cài sứ.
- Mắc cài pha lê tuy được đánh giá cao về thẩm mỹ nhưng dễ giòn, vỡ khi có lực tác động mạnh hơn so với mắc cài sứ. Vì vậy bạn cần phải cẩn thận hơn để tránh ảnh hưởng đến quá trình niềng răng cũng như kéo dài thời gian niềng.
Chăm sóc mắc cài sứ và pha lê sau khi niềng thế nào cho đúng?
Vì mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều có màu trùng với màu răng nên nếu bị ố vàng rất dễ nhận ra. Do vậy, vừa để đảm bảo sức khỏe răng miệng, vừa giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn, bạn nên thực hiện những điều sau:
Chế độ ăn uống hợp lý
Sau khi niềng răng về, điều đầu tiên mà mọi người quan tâm chính là nên ăn những thực phẩm gì và kiêng thực phẩm gì cho đúng. Vì quá trình chỉnh nha kéo dài nên bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời loại bỏ thực phẩm có hại chú ý các điểm chính:
– Nên tăng cường đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cho cơ thể bao gồm chất bột đường, protein, chất béo vitamin và khoáng chất. Điều này giúp cho răng phát triển khỏe mạnh, rắn chắc hơn.
– Nên ăn những thực phẩm mềm, mịn, nhỏ, không quá cứng, không cần lực nhai quá mạnh như: bún, miến, cháo, sinh tố, khoai tây nghiền nhuyễn, nước hoa quả, các loại rau củ cắt nhỏ, nấu nhuyễn…Hạn chế các loại mảng bám giữa các mắc cài gây ảnh hưởng đến răng.
– Không nên ăn những thực phẩm quá cứng như kẹo cứng, xương sườn, quả hạch (hạnh nhân, óc chó…), nước đá, bánh mì cứng, rau và trái cây giòn, bánh quy cứng, khoai tây chiên, bắp rang bơ…, các thực phẩm dẻo như bánh dày, kẹo cao su, vỏ bánh pizza…, đồ ăn cay nóng, các loại trái cây có múi, thịt tảng…Ngoài ra, cũng hạn chế dùng các thực phẩm có nhiều đường hay chứa axit cao sẽ dẫn tới các bệnh lý như sâu răng…
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau quá trình ăn uống, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chăm sóc răng miệng đúng cách. Chỉ cần chịu khó một chút thì bạn sẽ ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn gây hại, hạn chế tối đa tình trạng mắc cài pha lê, mắc cài sứ bị ố vàng. Tốt nhất hãy thực hiện đủ các bước sau đây:
– Nên chuẩn bị bàn chải dành riêng cho người niềng răng, tốt nhất là bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ sẽ giúp len lỏi vào những vị trí ở sâu, khó làm sạch hơn.
– Bạn nên đánh răng đều đặn mỗi ngày. Thay vì chỉ đánh buổi sáng và tối thì hãy đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
– Bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để nhất những máng bám giữa mắc cài. Nếu có điều kiện hơn thì hãy mua cả máy tăm nước nữa nhé.
– Sau khi đã đánh răng, dùng chỉ nha khoa thì bước sau cùng là dùng nước sát khuẩn để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại còn sót lại trong khoang miệng.
Tham khảo: 3 loại bàn chải răng trợ thủ đắc lực cho người niềng răng
Tuân theo chỉ định của bác sĩ
Khi đeo niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ, bạn cần tuân theo đúng chỉ định cũng như phác đồ điều trị ngay từ ban đầu đặt ra. Vì loại mắc cài này dễ bị vỡ khi vận động mạnh nên hãy cẩn thận hết sức. Không tự ý tháo mắc cài khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Nếu mà mắc cài bị bung, ảnh hưởng đến các mô mềm bên trong khoang miệng thì hãy đến phòng khám nha khoa để điều chỉnh ngay.
Ngoài ra, tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn là điều không thể quên. Có như vậy, bác sĩ mới xác định được tình trạng của răng. Qua đó điều chỉnh được mắc cài sao cho phù hợp với mức độ di chuyển của răng trên cung hàm. Bạn thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng 1 lần để chữa trị kịp thời các bệnh lý răng miệng nếu có.
Đọc thêm: 10 thói quen xấu nhất định cần phải tránh khi niềng răng
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ