Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay khi đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Vì mắc cài có màu sắc gần giống với màu răng thật nên giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên sau một thời gian, mắc cài sứ bị vàng mà không rõ nguyên nhân. Nếu cũng rơi vào trường hợp này, bạn hãy xem ngay thông tin dưới đây để tìm cách giải quyết nhé.
Mục lục
Niềng răng mắc cài sứ làm từ chất liệu gì?
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài làm từ chất liệu sứ cao cấp gắn chặt trên bề mặt răng, còn dây cung được đặt vào rãnh của mắc cài giúp tạo ra lực ổn định nhất giúp răng di chuyển về đúng với vị trí trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài sứ được chia làm 2 loại chính là: mắc cài sứ bình thường và mắc cài sứ tự buộc (tự đóng).
- Niềng răng mắc cài sứ bình thường: Là phương pháp sử dụng dây cung, mắc cài, dây thun cố định trên bề mặt răng. Từ đó mới có lực để dịch chuyển răng như ý muốn.
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc (tự đóng): Là phương pháp sử dụng mắc cài làm bằng sứ có chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên các rãnh mắc cài. Nhờ đó, răng di chuyển dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian mà không cần thay thun như bình thường.
Đọc thêm: mắc cài pha lê và mắc cài sứ có giống nhau hay không?
Nhiều người cũng thắc mắc không rõ niềng răng mắc cài sứ được làm từ chất liệu gì mà có thể tạo ra lực siết răng ổn định như vậy.
Phần mắc cài
Niềng răng mắc cài sứ lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1987 với phần mắc cài làm từ oxit nhôm dưới dạng tinh thể rắn chắc. Qua thời gian nhằm hướng tới tính thẩm mỹ cao hơn, mắc cài sứ làm từ chất liệu sứ nguyên chất kết hợp cùng một số nguyên liệu khác có màu giống với màu răng.
Phần dây cung
Bạn có thể lựa chọn dây cung bằng thép không gỉ hoặc dây niken trong. Dây cung thép không gỉ có độ bền, cứng chắc hơn giúp kéo chỉnh răng một cách ổn định nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế của sản phẩm này là khá lộ khi bạn cười hoặc giao tiếp. Dây niken trong có màu trắng cũng gần giống với màu của răng mang đến tính thẩm mỹ tốt. Nhưng nếu so về độ cứng thì lại không bằng thép không gỉ. Vậy nên trước khi niềng răng bạn cân nhắc giữa tính hiệu quả và thẩm mỹ nhé.
Vì sao niềng răng mắc cài sứ bị vàng?
Nếu lướt qua một vài group về niềng răng, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những thông tin như: niềng răng mắc cài sứ dễ bị ố vàng lắm, thẩm mỹ không được lâu, mắc cài sứ chỉ đẹp được vài tháng thôi, mắc cài sứ nhanh nhiễm màu… Tuy nhiên, tất cả thông tin trên chưa một ai kiểm chứng cả.
Giống như phân tích ở trên thì chất liệu chính của niềng răng mắc cài sứ là làm từ sứ nguyên chất nên khó có thể đổi màu. Nếu sử dụng một thời gian mà thấy mắc cài sứ bị vàng thì nguyên nhân nằm trong các yếu tố sau:
Sử dụng đồ ăn, nước uống có màu đậm
Có thể nói, những gì bạn ăn, uống hằng ngày là yếu tố hàng đầu làm cho niềng răng bị ố vàng. Trung bình 1 ngày bạn ăn 3 bữa thì trong thời gian niềng răng khoảng 1 năm sẽ tiêu thụ khoảng hơn 1.000 bữa ăn với đủ thực phẩm khác nhau. Ăn những loại thực phẩm mềm, mịn, có lợi cho sức khỏe thì không sao. Tuy nhiên thi thoảng, bạn ăn phải những thực phẩm, đồ uống có chứa các loại phẩm màu hoặc chất nhựa tự nhiên dễ làm biến đổi màu những thứ như mắc cài. Ví dụ:
– Củ dền đỏ: Có màu đỏ sẫm hoặc tím than được tạo ra từ hợp chất Betaxanthins và Betacyanin khiến cho chúng bám dễ dàng vào răng.
– Củ nghệ: Chứa rất nhiều nhựa được tạo ra từ chất Cucurmin tự nhiên.
– Súp cà chua, nước tương… đều được làm từ nhiều loại chất tạo màu tự nhiên và cả hóa học.
– Trà, cafe, rượu vang đỏ… chứa các chất tự nhiên như cafein, các loại nhựa chưa được loại bỏ hoàn toàn nên dễ dàng bám vào răng một cách nhanh chóng.
Vệ sinh răng miệng
Sau khi ăn xong, việc vệ sinh răng miệng là điều bạn không được quên, đặc biệt với người đang niềng răng. Vụn thức ăn, mảng bám… mà bị quên đi thì rất nhanh sẽ hình thành các vi khuẩn phá hủy, bào mòn dần men răng bên ngoài. Hoặc có thể bạn đã vệ sinh răng nhưng chưa sạch hoàn toàn vẫn tạo điều kiện khiến cho khí cụ bị đổi màu.
Tìm hiểu thêm: 3 loại bàn chải đánh răng mà các mem niềng răng nhất định phải có
Niềng răng ở cơ sở kém chất lượng
Nếu cả 2 yếu tố ở trên được bạn tuân thủ một cách nghiêm ngặt thì sau một thời gian niềng răng sứ bị đổi màu có thể do bạn đã làm ở cơ sở kém chất lượng. Ở đây, họ sử dụng mắc cài sứ không rõ nguồn gốc, không được kiểm định, không thể đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật… Điều này không chỉ khiến cho quá trình niềng răng gặp thất bại mà còn có thể tiềm ẩn rủi ro làm hỏng toàn bộ hàm răng.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân làm cho niềng răng mắc cài sứ bị ố vàng, ngả màu thì giờ là lúc chuyên gia mách bạn cách khắc phục hiệu quả nhất.
Những cách giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng, ngả màu
Niềng răng mắc cài sứ có màu giống với răng thật nên không để lộ giống như mắc cài kim loại. Tuy nhiên nếu không chú ý trong cách chăm sóc răng miệng cũng dễ làm cho mắc cài bị vàng gây phiền toái trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp. Lúc này, bạn cần tuân thủ đúng những gợi ý dưới đây nhé.
Đánh răng đúng cách
Đánh răng tưởng chừng như đơn giản nhưng với người đang niềng răng thì không đơn giản chút nào. Bạn vừa phải làm sạch hệ thống khí cụ, vừa giữ cho sức khỏe răng miệng tốt nhất. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên đánh răng 2-3 lần/ngày sau khi ăn xong. Điều này sẽ giúp làm sạch hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn còn sót lại, tránh hình thành mảng bám hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Hướng dẫn cách đánh răng đúng nhất cho người niềng răng mắc cài sứ:
– Lựa chọn bàn chải dành riêng cho người niềng răng. Bàn chải này có 3 loại chính là: bàn chải rãnh, bàn chải điện và bàn chải kẽ. Tùy thuộc vào sở thích, điều kiện tài chính, bạn chọn sản phẩm có kích thước phù hợp, lông bàn chải phải mềm, mảnh thì việc vệ sinh răng miệng sẽ thuận lợi hơn.
– Trước khi đánh răng, bạn súc miệng từ 1-2 lần với nước sạch để loại bỏ thức ăn thừa tích tụ trong khoang miệng và các kẽ răng.
– Bạn làm ướt bàn chải, cho 1 lượng kem đánh răng vừa đủ, đặt bàn chải so với bề mặt răng khoảng 45 độ và chải nhẹ nhàng mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng. Khi chải, nên chải ở phần mép nướu, phần răng phía trên sau đó thì di chuyển xuống phần răng dưới để làm sạch mọi thứ. Mỗi mặt răng bạn nên chải từ khoảng 10 – 20 lần giúp răng loại bỏ hoàn toàn mảng bám.
Nếu có thể, bạn nên trang bị thêm bàn chải kẽ. Đây là loại bàn chải có kích thước nhỏ với lông mảnh, mềm dễ luồn lách vào những góc khuất trong miệng, kẽ răng hay khoảng trống mắc cài. Tuy nhiên, đừng quên thay bàn chải khoảng 3 tháng/1 lần để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Dùng thêm chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là dụng cụ quen thuộc được dùng để làm sạch thức ăn thừa trong các kẽ mà bàn chải không thể làm sạch. Đặc biệt với người đang niềng răng mắc cài sứ, thức ăn càng dễ bám vào kẽ, khó làm sạch. Theo thời gian, thức ăn tích tụ gây ra vết ố vàng cho mắc cài. Để hạn chế tình trạng này, sử dụng thêm chỉ nha khoa là điều cần thiết.
Hiện nay, chỉ nha khoa có 2 dạng chính là: chỉ cuộn và chỉ tăm. Tuy nhiên khi đang niềng răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa chuyên dụng cho người chỉnh nha. Loại chỉ này thường có phần đầu làm bằng nhựa mềm, mảnh để có thể len lỏi vào bên trong kẽ răng thuận tiện hơn. Bạn nên dùng chỉ nha khoa 1 – 2 lần/ngày giúp loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả nhất.
Sử dụng thêm máy tăm nước
Máy tăm nước là sản phẩm chăm sóc răng miệng được mọi người ưa chuộng hơn trong thời gian gần đây. Nguyên lí hoạt động của chúng sử dụng tia nước áp suất cao giúp làm sạch thức ăn tích tụ ở kẽ răng, mô nướu. Ngoài ra, máy còn có tác dụng massage mô nướu, hạn chế tình trạng đau buốt.
Trên thực tế thì dù có sử dụng bàn chải thì cũng khó làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa trong các kẽ răng, nhất là cuối cung hàm như kẽ răng số 6, 7 và số 8. Khi đeo niềng răng, khí cụ được cố định lên răng càng gây trở ngại cho quá trình vệ sinh răng miệng. Bạn nên cân nhắc mua thêm máy tăm nước giúp giảm cao răng tích tụ, không để mắc cài bị ố vàng.
Tìm hiểu thêm: So sánh chi tiết điểm giống – khác nhau giữa chỉ nha khoa và máy tăm nước
Dùng nước súc miệng 2 lần/ngày
Bên cạnh việc dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước thì bạn nhớ sử dụng thêm nước súc miệng để phòng nừa tình trạng mắc cài sứ bị ố vàng. Nước súc miệng có nhiều hoạt chất kháng khuẩn sẽ tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng cũng như các vấn đề nha khoa khác.
Thói quen ăn uống
Như đã trình bày ở trên thì thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân làm cho mắc cài sứ bị vàng. Do vậy để tránh tình trạng này xảy ra, bạn chú ý chế độ dưới đây trong quá trình chỉnh nha:
- Hạn chế dùng đồ uống, thức ăn có màu đậm như: cà phê, nước ngọt có ga, trà đặc, nước trái cây đóng hộp, nghệ…Nếu mà thèm quá không chịu được thì chỉ dùng một chút và vệ sinh răng miệng ngay sau đó để tránh bị các màu hóa học bám vào.
- Hạn chế ăn thức ăn dẻo, quá dính trong thời gian niềng răng: Thực phẩm này dễ bám dính vào mắc cài cũng làm cho cao răng tích tụ nhiều, gây ngả màu.
- Tránh ăn các thực phẩm cứng, dai và khô: Điều này gia tăng áp lực lên khí cụ, thậm chí trong một số trường hợp ăn nhai quá mạnh làm bung cả mắc cài sứ hoặc thậm chí là vỡ.
- Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất canxi, chất xơ, vitamin hoa quả tươi… cho răng luôn chắc khỏe.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ố màu men răng, làm đổi màu mắc cài sứ. Khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nicotin sẽ đổi màu từ trong suốt sang vàng nhạt. Nếu tiếp xúc lâu dài, mắc cài sứ, men răng bị ố vàng do hoạt động của chất nicotin trong khói thuốc.
Không chỉ biến đổi màu sắc của mắc cài, men răng mà hút thuốc lá tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Nicotin và độc tố khác làm giảm tiết nước bọt, giảm lưu lượng máu chảy đến các mô nướu, chân răng và gây tình trạng hôi miệng. Theo nghiên cứu, người có thói quen hút thuốc lá dễ gặp tình trạng viêm nha chu và mất răng sớm hơn so với người thường.
Lấy cao răng thường xuyên
Lấy cao răng thường xuyên cũng là mẹo giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng. Cao răng tích tụ nhiều chính là nguyên nhân làm cho mắc cài, men răng ngả vàng, đồng thời tăng thêm số lượng vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Bạn nên lấy cao răng 1 – 2 lần/năm. Còn với trường hợp niềng răng mắc cài sứ, bạn cần cạo vôi răng từ 4 – 6 tháng/lần bởi mắc cài sứ làm cho thức ăn dễ dính và tốc độ tích tụ cao răng diễn ra nhanh hơn. Vậy nên lấy cao răng thường xuyên là vấn đề đặc biệt quan trọng khi chỉnh nha nói chung và niềng răng mắc cài sứ nói riêng.
Nha khoa Thuý Đức- địa chỉ niềng răng mắc cài sứ chất lượng
Nếu lo lắng đeo niềng răng mắc cài sứ bị vàng thì đừng bỏ công nghệ niềng răng mới nhất tại nha khoa Thuý Đức – địa chỉ nha khoa đã có 17 năm kinh nghiệm được khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Niềng răng mắc cài sứ DAMON CLEAR 2
Niềng răng mắc cài sứ tại nha khoa Thuý Đức bao gồm: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự động. Đặc biệt, mắc cài sứ tự động DAMON CLEAR 2 của hãng ORMCO sở hữu cấu tạo vượt trội:
- Không sử dụng dây thun, chống nhiễm màu
- Nhân đôi khả năng kiểm soát xoay cho kết quả tối ưu hơn
- Màu mắc cài sát với màu răng nên hầu như không nhìn thấy bạn đang đeo niềng
– Phần mắc cài: Được thiết kế đặc biệt giúp tự giữ dây cung, chỉ cách răng 1 khoảng rất nhỏ nên giảm áp lực lên răng, hạn chế tối đa tình trạng đau nhức.
– Phần dây cung: Làm từ chất liệu mềm dẻo và linh hoạt khi ở ngoài. Nhưng lúc lắp vào bên trong mắc cài, nhờ nhiệt độ ấm nóng của cơ thể trong khoang miệng, chúng trở nên cứng hơn, thẳng về đúng hình dáng ban đầu.
Ưu điểm vượt trội niềng răng mắc cài sứ DAMON CLEAR 2
- Giảm tới 60% cảm giác đau nhức so với công nghệ cũ, mang tới sự thoải mái nhất
- Có thể tháo niềng sớm hơn tới 7 tháng so với phương pháp khác, rút ngắn thời gian trị liệu.
- Không cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để siết dây cung.
- Răng chắc khoẻ hơn, men răng ít bị bào mòn, lung lay hay suy yếu so với công nghệ cũ.
- Hạn chế tối đa việc nhổ răng, bảo toàn răng thật toàn vẹn, cũng không cần dùng khí cụ để nong rộng hàm.
- Giảm thiếu tối đa kẽ hở trên răng, hạn chế vi khuẩn và mảng bám đọng lại. Hạn chế nguy cơ răng bị xô lệch trở lại sau khi tháo niềng.
Bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO
Bác sĩ Phạm Hồng Đức đã có nhiều năm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, đồng thời còn vinh dự nhận được nhiều chứng chỉ quốc tế như:
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam đạt thứ hạng Black Diamond Invisalign Provider 2022
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 5000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Đến với nha khoa Thuý Đức, bạn sẽ được trực tiếp bác sĩ Phạm Hồng Đức thăm khám, đồng thời lên phác đồ điều trị tỉ mỉ, chính xác nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ