Mài răng xong bị ê buốt là hiện tượng bình thường sau khi bọc răng sứ và kéo dài trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên nếu thấy cơn đau ngày càng nghiêm trọng đi kèm hiện tượng răng nướu sưng to, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám. Dưới đây, chúng toi sẽ phân tích đầy đủ nguyên nhân làm cho mài răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
Mài cùi răng là gì?
Mài cùi răng thực chất là một kỹ thuật cần phải thực hiện trước khi bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng thật theo tỷ lệ chuẩn xác nhất tạo thành trụ. Sau đó mới lắp phần mão sứ lên trên sao cho phần mão răng và cùi sát khít với nhau. Kết quả là bạn sẽ có một chiếc răng mới với tính thẩm mỹ cao và chức năng ăn nhai như răng thật.
Mài cùi răng khá phức tạp nên bác sĩ thực hiện phải sở hữu chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo cùi răng được mài đúng tỉ lệ, tránh tối đa tổn thương trên răng, nướu.
Giải đáp: Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không?
Khi nào cần mài cùi răng?
Mài cùi răng được tiến hành trước khi bọc răng sứ. Do vậy nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn sẽ cần thực hiện kỹ thuật này.
Răng bị sâu nặng
Răng sâu được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu răng sâu giai đoạn đầu, bác sĩ thường áp dụng cách trám răng để bịt kín các lỗ sâu răng, ngăn chặn vi khuẩn lây lan, phát triển. Tuy nhiên với trường hợp răng sâu lớn, trám răng sẽ không còn tác dụng vì răng bị mất đi một phần lớn cấu trúc, răng yếu và dễ vỡ hơn. Do vậy, mài cùi rồi bọc răng sứ là phương án tốt nhất giúp bảo vệ răng thật phục hồi chức năng ăn nhai, đồng thời tăng tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Có nên bọc răng sứ cho răng sâu? Bọc loại nào tốt?
Răng hư, răng chữa tuỷ
Khi răng hư tổn nặng, đặc biệt là răng chữa tuỷ thường giòn, dễ gãy vỡ khi chịu lực ăn nhai. Bọc sứ cho răng chữa tuỷ đóng vai trò bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài, kéo dài tuổi thọ cho răng.
Răng không đều, lệch, khấp khểnh nhẹ
Với trường hợp răng mọc không đều, răng lệch và khấp khểnh nhẹ thì bọc sứ giúp điều chỉnh kích thước, màu sắc, hình dáng của răng, mang lại hàm răng chuẩn thẩm mỹ. Phương pháp này cũng tiết kiệm thời gian hơn so với niềng răng.
Chi tiết nhất: Răng khểnh có bọc sứ được không? Áp dụng cho trường hợp nào?
Răng hô, móm nhẹ
Nếu răng bị hô, móm có nguyên nhân từ răng chứ không phải do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc sứ có thể giải quyết được tình trạng này. Bác sĩ chỉ cần mài đi lớp men bên ngoài rồi bọc mão sứ được chế tác đúng khớp cắn thay vì phải niềng răng.
Răng thưa, hở kẽ nhẹ
Cách trám răng sẽ không hiệu quả với trường hợp răng bị thưa nhiều do miếng trám dễ bị bong tróc ra ngoài khi chịu lực ăn nhai. Bởi vậy tiến hành bọc răng sứ cho răng thưa để che đi kẽ hở hiệu quả.
Răng ố vàng, nhiễm màu nặng
Hút thuốc lá lâu năm, dùng nhiều thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống nhiều thực phẩm màu,… làm cho răng ố vàng, nhiễm màu nặng. Bọc sứ sẽ mang đến hàm răng mới trắng đều và thẩm mỹ hơn.
Mài răng xong bị ê buốt kéo dài trong bao lâu?
Mài răng xong bị ê buốt kéo dài trong bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Trên thực tế, triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2- 3 ngày rồi tự hết. Do vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Còn nếu thấy tình trạng ê buốt kéo dài suốt 1 tuần, thậm chí là lâu hơn và không có dấu hiệu dừng lại thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nguyên nhân mài răng xong bị ê buốt
Trước khi tìm ra cách khắc phục mài răng xong bị ê buốt, mọi người cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ đâu.
Nguyên nhân răng ê buốt từ bác sĩ và nha khoa
Răng ê buốt sau khi mài có thể xuất phát từ bác sĩ điều trị thiếu kinh nghiệm, tính toán sai tỷ lệ, thao tác mài răng chưa chuẩn xác. Hoặc cơ sở vật chất của nha khoa chưa hiện đại cũng dễ gây ra sai sót nhất định.
– Mài cùi răng sai tỷ lệ, thao tác không chuẩn xác
Mỗi người có tỷ lệ cùi răng khác nhau. Bác sĩ sẽ cần tiến hành chụp phim X-quang hoặc chụp CT để kiểm tra cùi răng trước khi điều trị. Với người trình độ chưa cao có thể đánh giá sai tỷ lệ cùi răng làm cho mài răng quá mức. Hoặc bác sĩ tay nghề kém với thao tác mài răng sai tiêu chuẩn cũng dẫn tới ê buốt răng kéo dài.
– Các bệnh lý chưa được điều trị tận gốc
Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu,… nếu không điều trị triệt để sẽ rất nguy hiểm. Khi đó các vi khuẩn phía trong tiếp tục phát triển, lây lan tới các mô lân cận dẫn tới ê buốt răng kéo dài.
– Lắp răng sứ bị sai lệch, gây tổn thương khớp cắn
Mài răng xong bị ê buốt cũng có thể do tổn thương khớp cắn hay còn gọi “sang chấn khớp cắn”. Trong khi chỉnh nha, khớp cắn của bệnh nhân không được điều chỉnh tốt gây lệch lớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới. Kết quả khi ăn uống việc nhai thức ăn sẽ bị va đập và lực nhai dồn trọng tâm lên chân răng gây ra tình trạng ê buốt. Thông thường, cơn đau xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi ăn sáng. Nguy hiểm hơn, nó có thể lan lên đầu, má và gây sốt đối với từng thể trạng của người bệnh.
– Keo nha khoa dán răng bị lỏng
Sau khi đã mài cùi răng, bác sĩ sử dụng keo dán nha khoa nhằm cố định chắc chắn mão sứ lên trên. Tuy nhiên nếu sử dụng keo dán chất lượng kém thì chỉ một thời gian keo lỏng, bung ra. Không chỉ cảm thấy ê buốt răng miệng mà bạn có nguy cơ rơi mất lớp mão sứ.
– Sử dụng răng sứ kém chất lượng
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng răng sứ phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Nếu không may chọn phải răng sứ kém chất lượng, phần nướu và răng sứ có biểu hiện bị kích ứng như xuất hiện nốt đỏ ở viền răng, sưng nướu, đau nhức,…
Nhiều người quan tâm: Mão răng sứ là gì? Các loại mão sứ phổ biến nhất hiện nay
– Cơ sở vật chất nha khoa không đảm bảo
Cơ sở vật chất nha khoa hiện đại giúp ích rất nhiều trong quá trình chẩn đoán cũng như thực hiện mài răng thẩm mỹ. Bác sĩ cần vô trùng toàn bộ dụng cụ và không gian phòng điều trị. Nếu thiết bị và quy trình vệ sinh không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Vậy nên việc lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín là quan trọng nhất.
Nguyên nhân răng ê buốt từ bệnh nhân
Ngoài các yếu tố từ bác sĩ cũng như nha khoa thì mài răng xong bị ê buốt có thể xuất phát từ bệnh nhân bao gồm: cơ địa, cách vệ sinh răng miệng,…
– Răng quá nhạy cảm
Răng quá nhạy cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng ê buốt kéo dài. Nếu bạn có men răng khá yếu, khi mài răng dễ gây đau nhức hơn so với người có răng chắc khoẻ. Đặc biệt, tình trạng này càng tăng lên khi bạn ăn các đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay.
– Nướu răng chưa kịp thích nghi với răng giả
Sau khi lắp mão sứ, nướu trở nên nhạy cảm hơn do chưa kịp thích ứng với răng giả. Một số trường hợp còn bị kích ứng như sưng đỏ, đau nhức kéo dài. Bạn phải đợi khoảng 2- 3 ngày, thậm chí 1 tuần thì nướu mới hoàn toàn thích nghi với mão sứ.
– Tật nghiến răng gây ê buốt
Nghiến răng là thói quen xấu mà một vài người mắc phải khi ngủ vào ban đêm. Nó khiến răng bọc sứ chịu lực tác động khá mạnh từ phía răng đối diện. Khi đó răng bọc sứ bị đau nhức và ê buốt kéo dài.
– Chế độ ăn uống không hợp lý
Sau khi mài răng bọc sứ, bạn không kiêng khem các món ăn quá cay, quá nóng, quá cứng hoặc quá lạnh. Việc ăn nhai thực phẩm không phù hợp sẽ khiến răng thêm nhạy cảm hơn, cảm giác ê buốt ngày càng rõ rệt và nghiêm trọng.
Ngoài ra, bạn không kiêng thuốc lá, rượu bia sau khi mài răng sẽ khiến hệ miễn dịch khoang miệng suy giảm. Vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công răng, nướu.
– Vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ không đúng cách
Vệ sinh răng miệng là yếu tố rất quan trọng giúp bạn có được hàm răng chắc khoẻ nhất, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Sau khi bọc sứ, mọi người đừng đánh răng qua loa, chọn bàn chải cứng quá hoặc đánh răng sai cách đều dễ làm cho răng sứ bị tổn thương.
Cách giảm ê buốt sau khi mài răng xong tại nhà
Nếu cảm thấy tình trạng ê buốt răng khó chịu, bạn có thể thực hiện một số cách giảm đau tại nhà nhanh chóng, an toàn, dễ thực hiện. Ví dụ như: sử dụng thuốc giảm đau, súc miệng nước muối, chườm đá, dùng gel làm mát chân răng hay đeo hàm bảo vệ.
Uống thuốc giảm đau
Cách giảm đau nhức nhanh nhất sau khi mài răng xong là sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng như Paracetamol, Tetra, Spiramycin,… có công dụng giảm ê buốt và đau nhức răng hiệu quả chỉ sau vài giờ.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm có khả năng làm sạch khoang miệng, khử trùng, cân bằng môi trường giúp tiêu sưng, giảm viêm, giảm ê buốt. Bạn pha 1 thìa muối với chút nước ấm, khuấy đều. Sau đó súc miệng vài lần hoặc ngậm nước muối ấm trong vài giây. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch. Một cách khác là bạn dùng nước muối sinh lý 0.9% để giảm đau sưng cũng rất hiệu quả.
Chườm đá lạnh
Đá lạnh có khả năng làm đông cứng tạm thời các dây thần kinh cảm giác, hạn chế tình trạng răng bị ê buốt. Bạn bọc vài viên đá vào khăn sạch rồi chườm lên vùng răng bị mài. Để khoảng 5 phút thì cho ra, sau đó nghỉ ngơi và tiếp tục chườm, cơn đau sẽ giảm, bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Gel làm mát
Gel làm mát hay gel chống ê buốt là loại thuốc được bôi trực tiếp vào răng và nướu trong khoang miệng với công dụng giảm ê buốt tạm thời.
Sản phẩm này có khả năng bám dính trên răng tốt, nhanh tan nên thường cho hiệu quả nhanh. Kể cr khi bạn trám răng, phẫu thuật nha chu mà bị đau nhức sử dụng đều rất tuyệt vời. Thành phần chính của gel chống ê buốt thường có Sodium Fluoride là một hợp chất có tác dụng bít lỗ ống ngà, tái khoáng men răng, ngăn ngừa sâu răng, chống mòn răng và loại bỏ mảng bám trên răng. Một số loại gel chống ê buốt thông dụng là: SensiKin Gel, GC Tooth Mousse, Emoform Gel,…
Lưu ý: Khi sử dụng, bạn nên tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, đồng thời chọn sản phẩm chất lượng cao tránh gây kích ứng hay ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Dùng hàm bảo vệ răng bọc sứ khi ngủ
Nếu bạn có thói quen nghiến răng thì sau khi bọc răng sứ nên sử dụng thêm hàm bảo vệ răng lúc ngủ. Như vậy sẽ hạn chế tối đa tình trạng bị mòn men răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi mài răng bọc sứ nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn ưu tiên chọn bàn chải kích thước phù hợp, lông bàn chải mềm, kem đánh răng chứa Flour nồng độ thích hợp. Đánh răng cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Sau đó sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để làm sạch hiệu quả.
Cách giảm ê buốt sau khi mài răng tại nha khoa
Nếu sau khi áp dụng những cách điều trị răng ê buốt tại nhà không hiệu quả, tình trạng kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể và lên phương án tốt nhất.
Điều trị triệt để bệnh lý răng miệng
Trường hợp trong khoang miệng vẫn còn một số bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, bác sĩ sẽ điều trị triệt để trước. Điều này nhằm tránh vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào khu vực răng bọc sứ gây nên đau nhức, làm lung lay chân răng thật dẫn tới biến chứng mất răng vĩnh viễn.
Lắp lại mão sứ cho vừa khít
Răng bị ê buốt cũng có thể do mão sứ lắp sai kỹ thuật. Lúc này bác sĩ cần thực hiện lắp lại mão sứ đảm bảo sát khít, không có chỗ hở, không bị cộm cấn. Đầu tiên, bác sĩ tháo mão sứ cũ ra, tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Nếu cần thiết thì cần mài thêm cùi răng. Sau đó lắp mão sứ mới lên trên.
Thay loại răng sứ khác, đảm bảo chất lượng
Trường hợp bạn bị dị ứng với chất liệu mão sứ cũ, hoặc chọn phải mão sứ kém chất lượng, bác sĩ sẽ chỉ định thay mão sứ mới. Tốt nhất, bạn nên chọn loại mão sứ được làm 100% từ sứ nguyên chất vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, còn an toàn cho sức khoẻ.
Nhổ bỏ trồng răng mới nếu răng sứ hư hỏng không thể phục hồi
Nếu chân răng thật bị lung lay do vi khuẩn xâm nhập, bạn sẽ phải nhổ bỏ răng bọc sứ và thực hiện phục hồi răng giả. Phương pháp trồng răng implant được biết đến có khả năng phục hồi răng thật với độ bền lên tới 20 năm. Bệnh nhân dễ dàng ăn nhai thoải mái như răng thật, không lo vấn đề thẩm mỹ, không sợ tiêu xương hàm do mất răng gây ra.
Nha khoa Thuý Đức- Địa chỉ bọc răng sứ uy tín, chất lượng
Mài răng xong bị ê buốt sẽ nguy hiểm nếu bạn chọn phải cơ sở làm răng sứ kém chất lượng, không đảm bảo về trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như trang thiết bị hiện đại. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ bọc răng sứ uy tín có thể hạn chế tối đa các rủi ro trên, bạn đừng bỏ qua nha khoa Thuý Đức với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành.
– Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thuý Đức đều tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, kinh nghiệm phong phú, tinh thần làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, luôn hết lòng vì khách hàng.
– Sử dụng công nghệ hiện đại với nhiều trang thiết bị mới nhất trên thế giới như máy quét dấu răng Itero Lumina, máyVatech Pax-i chụp Panorama, iTero 5D Plus, hệ thống máy CAD/CAM,… nhằm hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác nhất.
– Đa dạng các dòng răng sứ với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng như răng sứ Venus- Đức, răng sứ Ceramil- Đức, răng sứ Emax- Mỹ, răng sứ Lava- Mỹ phù hợp tình trạng, yêu cầu và chi phí của mỗi người. Những loại răng sứ đều đảm bảo sự bền đẹp, chắc chắn, an toàn trong môi trường khoang miệng và không gây kích ứng nướu răng.
– Chi phí bọc răng sứ minh bạch, rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho khách hàng.
Nếu muốn tư vấn thêm về dịch vụ bọc răng sứ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ