Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 17 của chính phủ vì vậy việc ra đường rất hạn chế. Trong giai đoạn này nếu như các bạn bị đau do mọc răng khôn mà chưa thể tới phòng khám ngay được thì có thể áp dụng ngay các cách giảm đau tại nhà theo hướng dẫn dưới đây nhé!
Mục lục
Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ 3, nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm. Răng khôn bắt đầu mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi mà xương hàm đã phát triển ổn định và bề mặt nướu đã dày. Chính vì vậy khi mọc nó thường gây đau nhức và sưng viêm. Tình trạng đau nhức này có thể kéo dài và bị lặp đi lặp lại cho đến khi răng khôn mọc hoàn chỉnh hoặc đau nặng hơn nếu răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng đâm vào răng bên cạnh.
Răng khôn mọc trong bao lâu sẽ hết đau?
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà răng khôn có thể mọc sớm hay muộn, tuy nhiên thường dao động trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Do răng khôn là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm, mọc khi xương hàm đã cứng chắc vì vậy quá trình mọc nhú lên từng chút một, có thể kéo dài tới vài năm chứ không nhanh chóng như những chiếc răng vĩnh viễn khác.
Bên cạnh đó, mỗi khi răng nhú mọc sẽ gây tác động tới nướu, làm cho nướu bị sưng, tấy đỏ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, khoảng cách giữa mỗi đợt răng nhú có thể là một hoặc vài tháng hoặc lâu hơn nữa. Chính vì vậy đau răng khôn trong thời gian bao lâu thường rất khó để xác định cụ thể và bạn chỉ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau để chờ tới ngày xử lý được chiếc răng đáng ghét này.
Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, mọc thẳng không xiên ngang xiên dọc thì khi nó bắt đầu mọc bạn có thể sẽ cảm thấy sưng và đau trong 2 – 3 đợt đầu tiên. Tuy nhiên nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch bạn không chỉ đau nhức mà có thể bị sốt, nhức đầu và cứng hàm.
Đọc thêm: Niềng răng có cần nhổ răng khôn?
Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn ngay tại nhà trong mùa dịch
Sưng, đau nhức khi mọc răng khôn làm cho việc ăn uống, giao tiếp của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay các bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau hiệu quả ngay tại nhà như sau:
Với trường hợp răng khôn mọc đúng vị trí, chỉ xuất hiện các đơn đau nhẹ
Những cơn đau này thường xuất hiện theo từng đợt răng nhú mọc, nó không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như làm hư hại răng kế cận. Vì thế đối với trường hợp này bạn có thể mua các loại thuốc giảm đau không kê đơn tại các hiệu thuốc gần nhà như efferalgan sau đó inbox cho Nha khoa Thúy Đức để được tư vấn đơn thuốc phù hợp. Kết hợp cùng với đó là áp dụng một số phương pháp giảm đau sưng như:
Chăm sóc răng miệng cẩn thận
Khi răng khôn mọc, nướu và các mô mềm xung quanh sẽ rất dễ bị viêm nếu bạn không vệ sinh cẩn thận, vì thế bạn nên:
- Đánh răng một ngày 3 lần hoặc tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý chỉ nên chải thật nhẹ nhàng để không làm tổn hại tới nướu và chân răng.
- Sử dụng loại kem đánh răng có chứa nhiều Flour.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
- Thường xuyên súc miệng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn răng miệng.
Nếu phát hiện thấy vùng nướu ở vị trí mọc răng khôn bị viêm, bạn hãy thấm thuốc sát trùng vào bông gòn y tế sau đó đặt lên vị trí viêm để làm sạch nướu 2 lần/ngày.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là một trong những biện pháp giảm sưng đau được nhiều người áp dụng nhất, bởi đá lạnh là nguyên liệu sẵn có, dễ làm lại mang đến hiệu quả cao.
Cách làm như sau:
- Bỏ 2 – 3 viên đá lạnh vào trong một tấm vải hoặc khăn mềm.
- Chườm khăn lên má ở vị trí răng mọc bị sưng, đợi trong vòng từ 2 – 5 phút.
- Mỗi lần thực hiện khoảng 15 phút, một ngày làm 2 – 3 lần để giảm tình trạng sưng nhức.
Súc miệng nước muối
Nước muối có tính chất khử trùng cao, theo một nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng việc súc miệng bằng nước muối có thể giảm thiểu vi khuẩn rất tốt. Bạn biết không, đôi khi các cơn đau xung quanh vùng nướu của răng khôn được hình thành do vi khuẩn tích tụ tại khu vực này.
Chính vì vậy việc súc miệng bằng nước muối không chỉ làm giảm thiểu vi khuẩn, giảm nhiễm trùng mà nó còn xua tan cảm giác khó chịu rất hiệu quả. Bạn có thể mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc hoặc tự mình pha bằng cách cho một vài muỗng muối vào ly nước sôi, sau khi nước đã nguội bớt hãy sử dụng nước này để súc miệng nhé!
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn giúp rửa trôi các loại thức ăn thừa cũng như các loại vi khuẩn có hại ra khỏi răng và nướu.
Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều đường: Các loại thức ăn chứa nhiều đường nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể bị mắc kẹt lại ở nướu trong quá trình mọc răng khôn sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, đau nhức.
Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây cảm giác đau nhức dữ dội
Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch đâm vào răng bên cạnh gây đau nhức dữ dội và sau khi đã thực hiện hết các cách trên vẫn không hề thuyên giảm thì lúc này bạn hãy đặt lịch tới phòng khám để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và nhổ bỏ ngay nếu cần thiết.
Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngang thì việc nhổ bỏ là điều vô cùng cần thiết, bởi lẽ khi mọc lệch răng có thể đâm vào răng kế cận, gây tình trạng nhiễm trùng và sưng đau dữ dội. Bên cạnh đó, răng khôn cũng không hề đảm nhiệm chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ nên bạn có thể yên tâm khi có chỉ định nhổ răng của bác sĩ.
Đọc thêm: Răng khôn mọc thẳng có nên nhổ?
Hy vọng với những hướng dẫn cách giảm đau khi mọc răng khôn trong bài viết này sẽ giúp các bạn có phương pháp để xử lý trong giai đoạn dịch hiện nay. Cùng cố gắng bạn nhé!