Niềng răng bị hóp má không phải hiện tượng thường xuyên gặp phải nhưng vẫn có thể xảy ra trong quá trình chỉnh nha. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Làm gì để khắc phục? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời cho mọi băn khoăn thắc mắc về hiện tượng niềng răng bị hóp má.
Mục lục
Hiểu đúng về tình trạng hóp má trong thời gian niềng răng
Tình trạng niềng răng bị hóp má, hóp mặt là trường hợp hiếm gặp trong khi chỉnh nha. Trong một số trường hợp, hiện tượng má bị hóp vào và ít căng đầy như trước thường sẽ không diễn ra trong thời gian quá dài. Tình trạng này sẽ hết sau khi chế độ ăn uống của bạn trở lại bình thường.
Rất nhiều bạn chia sẻ với bác sĩ sau khi kết thúc niềng răng thấy khuôn mặt trông thon gọn, má không còn căng phồng, mập mạp như trước mà trở nên cân xứng và khả ái hơn. Đó là những hiệu quả tích cực của niềng răng, nó giúp thay đổi khuôn mặt theo hướng hài hòa hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những trường hợp trong thời gian đeo niềng, bạn tự thấy khuôn mặt mình bị hóp vào, phần má không còn phúng phính như trước đó thì cho rằng mình bị hóp má khi niềng răng.
Thực ra, về nguyên tắc niềng răng không gây ra hóp má. Tình trạng má bị lõm vào, gương mặt trông hốc hác có thể do nhiều nguyên nhân như: Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, mất răng lâu ngày, kỹ thuật chỉnh răng không đúng…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng bị hóp má
Niềng răng được xem là giải pháp chỉnh nha an toàn đem lại cho bạn hàm răng đều đặn như mong muốn, nhưng một số ít trường hợp chỉnh nha lại bị hóp má bởi một số nguyên nhân:
Phương pháp chỉnh nha không hợp lý
Nếu mắc cài bạn đang sử dụng không đảm bảo chất lượng thì khi bác sĩ điều chỉnh tăng hoặc giảm lực siết, dây cung sẽ bị ảnh hưởng. Chân răng không chịu được tác động mạnh sẽ dẫn đến hiện tượng sụt ổ chân răng. Nếu tình trạng này kéo dài, răng dễ bị lung lay và gãy, tại vị trí mất răng, má sẽ bị hóp lại. .
Trong một số trường hợp chỉnh nha trước đây, kỹ thuật chỉnh nha còn hạn chế, sử dụng khí cụ còn thô sơ… khi bắt đầu chỉnh nha, bác sĩ dùng dây cung to, lực chỉnh nha mạnh và đột ngột. Điều này không chỉ gây đau đớn cho người niềng mà còn dễ dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay, mất răng và hóp má. Tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại, ở những nha khoa không uy tín, cho được cấp phép hoạt động hoặc không đủ điều kiện về bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, trang thiết bị chuyên dụng.
Do đó, lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn là nếu bị các vấn đề về răng nên tìm đến địa chỉ uy tín, chuyên sâu về niềng răng, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về niềng răng, có giấy phép hành nghề chỉnh nha cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác và điều trị niềng răng hiệu quả.
Hóp má do nhổ quá nhiều răng
Thông thường khi niềng răng, bác sĩ phải tiến hành nhổ răng để tạo khoảng trống di chuyển. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do tay nghề bác sĩ không cao nên việc thực hiện đặt mắc cài, dây cung và điều chỉnh lực siết không đều sẽ khiến răng không di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Khoảng trống mất răng sẽ dần dần bị tiêu xương ổ răng và khiến má hóp lại.
Má được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm và các loại cơ như cơ cắn, cơ gò má… Trong trường hợp bị mất răng nhiều và lâu ngày, đặc biệt là những răng hàm lớn nằm ở phía trong có thể dẫn đến bị tiêu xương ổ răng. Khi ấy, má không còn răng và xương hàm nâng đỡ sẽ bị chùng xuống dẫn đến tình trạng hóp má, gương mặt nhìn như bị lõm xuống, gầy gò và không còn đầy đặn như trước.
Tuy nhiên một điều quan trọng, bác sĩ cũng nhấn mạnh với bạn là việc hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn bị mất nhiều răng hàm và lâu ngày mà thôi.
Nhiều người khi đọc được kiến thức này thì quy chụp niềng răng sẽ bị hóp má vì phần lớn những trường hợp niềng răng đều cần nhổ răng, mà nhổ răng thì sẽ bị hóp má. Điều này hoàn toàn không chính xác!
Niềng răng được hiểu là quá trình sử dụng lực kéo của dây cung và các khí cụ di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình này diễn ra đồng thời hai hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương. Khi nhổ răng, vị trí đó sẽ bị tiêu xương, nhưng đồng thời trong quá trình chỉnh nha những chiếc răng khác sẽ di chuyển đến vị trí khoảng trống nhổ răng và sẽ có hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới. Cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương này luôn đảm bảo cho răng di chuyển nhưng vẫn nằm trong ổ răng. Vị trí nhổ răng sẽ được lấp đầy sau khi hoàn tất chỉnh nha nên hiện tượng hóp má do nhổ răng để niềng là hoàn toàn không xảy ra.
Do đó, bạn không cần quá lo lắng về việc nhổ răng khi niềng sẽ bị hóp má, theo nguyên tắc thì điều này là không thể xảy ra, trừ những trường hợp bạn tin nhầm nha khoa không uy tín, bác sĩ không chuyên sâu về niềng răng có thể cùng một lúc nhổ quá nhiều răng của bạn.
Hóp má do thiếu dinh dưỡng ăn, kiêng nhiều khi niềng răng
Trong giai đoạn đầu của niềng răng mắc cài, bạn sẽ gặp khó khăn 1 chút khi ăn nhai vì chưa quen với việc có “1 đống kim loại” trong miệng. Cộng thêm sự đau đớn của việc đeo niềng cũng khiến việc ăn nhai gặp khó khăn hơn. Chưa kể mỗi lần đến phòng khám siết lại dây cung, rồi nhổ răng, cắm vis… – mỗi lần trải nghiệm 1 kiểu đau đều sẽ gây bất tiện trong ăn uống. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý để niềng răng bị sút cân, thì sẽ làm cho bạn khuôn mặt bạn hốc hác hơn, tạo nên cảm giác niềng răng bị hóp má.
Trong quá trình niềng răng, bạn thường phải tuân thủ tuyệt đối theo chế độ ăn uống mà bác sĩ chỉ định. Thực đơn chủ yếu là những đồ ăn mềm, không có nhiều tinh bột hay đường để đảm bảo không mắc các bệnh lý về răng miệng khiến nhiều người bị giảm cân. Chính việc giảm cân này làm cho bạn khuôn mặt bạn hốc hác hơn, tạo nên cảm giác niềng răng bị hóp má.
Trong thời gian chỉnh nha, bạn có thể nghe lời khuyên từ bác sĩ như: Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai để hạn chế đau nhức hay bung súc mắc cài… Lời khuyên này là vì tốt cho bạn nhưng không đồng nghĩa với việc bác sĩ “cấm” bạn ăn uống bình thường. Xem thêm thực đơn cho người niềng răng để không bị hóp má tại đây.
Trong những thời gian đặc biệt như mới nhổ răng, mới gắn mắc cài. Những khí cụ lạ lẫm có thể làm bạn thấy cộm, chưa quen, khó chịu. Vì thế bác sĩ thường khuyên bạn ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai để cơ thể thích nghi dần với mắc cài, hạn chế những va chạm khi nhai vào chỗ nhổ răng hay cọ xát má, môi với khí cụ gây đau nhức.
Sau khi đã “thích nghi” với việc đeo mắc cài, bạn có thể ăn uống bình thường. Chỉ cần chú ý cắt nhỏ thức ăn để hạn chế dùng lực quá mạnh ảnh hưởng đến mắc cài và hiệu quả chỉnh nha mà thôi. Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn bổ sung năng lượng để thích nghi tốt với quá trình chỉnh nha mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế những nguy cơ hóp má, gầy gò.
Hóp má do thói quen ăn nhai
Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng má bị hóp có thể do thói quen ăn nhai trong quá trình chỉnh nha. Như đã nói, một trong những thành phần giúp má đầy đặn hơn đó chính là hệ thống các cơ như: Cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé… giúp nâng đỡ phần má đầy đặn hơn.
Khi chỉnh nha, bạn có thể thường ăn những thức ăn mềm, lực nhai ít hơn bình thường. Hệ thống cơ làm đầy má cũng tương tự như những bộ phận khác của cơ thể. Khi bạn hoạt động nhiều, ăn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ tốt hơn. Nhưng ngược lại, nếu bạn lười hoặc ít ăn nhai, các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng hóp má. Chính vì thế, thời gian đầu niềng răng bạn có thể ăn thức ăn mềm, ít nhai để hạn chế đau nhức nhưng sau đó, khi đã quen với mắc cài, bạn có thể ăn nhai bình thường, chú ý nhai đều cả hai bên để tránh những nguy cơ bị hóp má không mong muốn.
Lưu ý, không nên duy trì thói quen ăn nhai 1 bên khi niềng răng, điều đó có thể ảnh hưởng tới các cơ nhai trên mặt và gây lệch mặt.
Bên cạnh đó, trong thời gian niềng răng bị hóp má có thể do thức khuya, mất ngủ, bị stress hoặc tâm lý lo lắng quá mức ảnh hưởng đến thần thái, gương mặt trông gầy gò hơn.
Cách khắc phục niềng răng bị hóp má
Bệnh nhân niềng răng bị hóp má chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ. Và tình trạng này cũng sẽ sớm chấm dứt sau từ 3-6 tháng, khi bạn đã quen với việc đeo mắc cài. Bởi vậy bạn không cần lo lắng quá mức. Để đạt được kết quả chỉnh nha tối ưu như ý muốn, bạn cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn cũng như cách chăm sóc răng miệng khi niềng. Đồng thời chú ý tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng răng miệng cụ thể. Nếu thực hiện tốt những chỉ dẫn này, bạn sẽ không phải lo lắng đến việc niềng răng hóp má. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác để được giải đáp sớm nhất nhé!
Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng niềng răng bị hóp má, các chuyên gia đề xuất một số lời khuyên để khắc phục tình trạng này.
- Ghi lại nhật ký những thay đổi của hàm răng qua các giai đoạn niềng răng
- Bổ sung đa dạng những những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Thực hiện tái khám đúng lịch, trao đổi với bác sĩ về những thay đổi của hàm răng trong quá trình niềng. Khoảng 1 – 2 tháng bạn nên tới gặp bác sĩ điều trị 1 lần.
- Giữ tinh thần thỏa mái, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không nên quá lo lắng, stress…để có cơ thể khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý sẽ ko lo bị hóp má.
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như: vitamin và khoáng chất để cải thiện cơ mặt nếu nguyên nhân hóp má do thiếu chất dinh dưỡng.
- Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín.
Việc lựa chọn được địa chỉ niềng răng uy tín rất quan trọng giúp hạn chế tối đa những hiện tượng phát sinh trong quá trình niềng răng. Tại Nhà khoa Thúy Đức, chúng tôi hội tụ những điều kiện tốt nhất giúp bạn có được ca niềng chỉnh răng hiệu quả.
Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ cao, luôn cập nhật những phương pháp niềng răng hiện đại nhất. Việc điều chỉnh tăng – giảm lực siết được bác sĩ thực hiện rất tỉ mỉ để phù hợp với mức độ di chuyển răng, không gây ra hiện tượng niềng răng bị hóp má về sau.
Chất lượng mắc cài, dây cung, khay niềng,…được nhập khẩu chính hãng, không bị bóp méo, sai lệch, không gây dị ứng.
Sau mỗi giai đoạn niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với tiến độ răng dịch chuyển mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt, Phòng khám bác sĩ Đức là trung tâm đã ứng dụng thành công công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục hoàn toàn hiện tượng niềng răng bị hóp má. Mắc cài được thiết kế tinh vi giúp giảm thiểu tối đa ma sát. Cơ chế kháng mỏi cao đảm bảo mắc cài không bị bong tuột, không gây đau nhức trong quá trình niềng chỉnh. Hệ thống mắc cài, dây cung tạo lực kéo ổn định, đều đặn giúp cho xương hàm có thời gian thích nghi, tránh bị tác động đột ngột dẫn đến tổn thương.
Với những ưu việt về dịch vụ niềng chỉnh răng cùng những ứng dụng công nghệ hiện đại, Nhà khoa Thúy Đức là địa chỉ uy tín để bạn “chọn mặt gửi vàng”.
—————–