Niềng răng có đau không? Niềng răng đau bao lâu? Tách kẽ răng có đau không? Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Làm thế nào để giảm đau khi niềng răng? Đây là những nỗi băn khoăn lo lắng của hầu hết bệnh nhân khi đến Nha khoa Thúy Đức khám và tư vấn niềng răng.
Để giúp bệnh nhân có thể yên tâm và không phải lo lắng niềng răng đau cỡ nào khi niềng răng, Nha khoa Thúy Đức sẽ giải đáp tất cả về vấn đề niềng răng có đau không, niềng răng giai đoạn nào đau nhất cũng như bí quyết giảm đau hiệu quả khi niềng răng trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Niềng răng có đau không? Niềng răng đau bao lâu?
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng khay niềng trong suốt hoặc mắc cài kết hợp với dây cung và các khí cụ chỉnh nha khác để tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Trong quá trình niềng răng, bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu nhưng cảm giác này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không phải liên tục.
Dưới đây là 5 nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức trong quá trình niềng răng:
Do khí cụ niềng răng:
Thời gian đầu khi mới gắn mắc cài hay đeo khay niềng trong suốt, do chưa quen với việc đeo khí cụ niềng răng lên có thể gây vướng víu, trầy xước môi và nướu, làm bạn cảm thấy đau nhức. Sau khoảng 5 – 7 ngày, bạn sẽ quen dần và không còn cảm giác đau nhức, khó chịu nữa.
Do phải đặt chun tách kẽ:
Tách kẽ răng có đau không nỗi băn khoăn lo lắng của rất nhiều khách hàng. Bởi trước khi niềng răng, hầu hết bệnh nhân sẽ phải dùng thun tách kẽ đặt vào giữa 2 răng để tạo khoảng cách gắn band vào răng. Khi đặt chun tách kẽ, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, nhức nhối gần như bị mắc kẹt thức ăn ở giữa. Cảm giác này sẽ giảm dần trong khoảng 3 – 5 ngày tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân.
Xem chi tiết về: Mọi điều bạn cần biết về thun tách kẽ
Do tác động của lực kéo:
Việc tác động lực giúp răng dịch chuyển có thể gây cảm giác ê ẩm, khó chịu cho bạn. Cảm giác này có thể kéo dài trong 2-3 ngày đầu. Trong hành trình niềng răng mắc cài, thường khoảng 1 – 2 tháng, bạn sẽ đến nha khoa tái khám 1 lần để bác sĩ siết dây, điều chỉnh lực kéo, lúc này bạn sẽ có cảm giác hơi ê ẩm nhưng thường sẽ đỡ hơn lần đầu tiên khi mới gắn mắc cài.
Do niềng răng phải nhổ răng:
Không phải trường hợp nào niềng răng cũng phải nhổ răng. Nhưng nếu trường hợp của bạn phải chỉnh định nhổ răng để niềng thì bạn sẽ có thể đau nhức trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi mới nhổ răng.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
Do bác sĩ không có chuyên môn:
Niềng răng có đau không, niềng răng đau cỡ nào phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của bác sĩ. Nếu bác sĩ không tính toán được lực kéo, tạo lực kéo quá mạnh hay gắn mắc cài không chính xác, để dây cung quá dài chọc vào má, sẽ gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Trước khi tìm hiểu niềng răng giai đoạn nào đau nhất, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các giai đoạn mà bạn sẽ phải trải qua trong quá trình niềng răng:
Giai đoạn đặt chun tách kẽ răng
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng là đặt chun tách kẽ. Để biết được tách kẽ răng có đau không? Hãy xem cách mà bác sĩ đặt chun tách kẽ trên răng của bạn như thế nào nhé!
Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng chun tách kẽ có độ dày khoảng 2mm đặt vào kẽ hở giữa 2 răng để tạo khoảng trống. Tiếp đó, bạn sẽ đợi trong khoảng 5 – 7 ngày để răng sẽ dịch chuyển và tạo được khoảng trống vừa đủ thì bác sĩ tiến hành gắn khâu vào răng số 6 hoặc số 7.
Việc gắn khâu có tác dụng tạo điểm tựa, điểm neo giữ cho mắc cài hoặc thun liên hàm, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
Giai đoạn nhổ răng tạo khoảng trống
Với 1 số trường hợp răng bị hô quá nhiều hoặc xương hàm hẹp, không đủ chỗ cho răng dàn đều, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phải nhổ bỏ răng thừa. Thường khi chỉnh nha sẽ nhổ bỏ răng số 4 vì răng này không có chức năng ăn nhai nhiều, nhổ răng số 4 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.
Với kỹ thuật nhổ răng hiện đại, thường nhổ răng sẽ không gây đau nhức, khó chịu nhiều cho bạn. Nếu bạn có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì thường sau khoảng 1 – 2 ngày bạn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Đọc thêm: Tìm hiểu giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Giai đoạn gắn mắc cài
Sau khi đã đặt chun tách kẽ, nhổ răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài và dây cung. Thời gian đầu môi, nướu, má, lưỡi chưa quen với việc đeo niềng nên bạn sẽ có cảm giác khó chịu, đau nhức khi nói chuyện hoặc ăn nhai.
Sau khoảng 5 – 7 ngày làm quen với mắc cài, bạn sẽ không có cảm giác đau nhức, khó chịu nữa.
Giai đoạn siết răng
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ theo dõi khả năng dịch chuyển của răng để có phương pháp tạo lực siết, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Thường khoảng 1 – 2 tháng, bạn sẽ đến nha khoa tái khám định kỳ 1 lần để bác sĩ nắn chỉnh răng.
Mỗi lần siết răng, bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhức và đau nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu cơn đau kéo dài quá lâu hoặc đau dữ dội, bạn cần phải thông báo với bác sĩ để bác sĩ chỉnh lại lực kéo cho phù hợp.
Vậy làm thế nào để giảm đau nhức khi niềng răng? Hãy cùng theo dõi bí quyết giảm đau vô cùng hiệu quả khi niềng răng dưới đây.
Bí quyết giảm đau hiệu quả khi niềng răng
Bí quyết giảm đau trước khi niềng răng
Lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp
Lựa chọn được khí cụ chỉnh nha phù hợp không chỉ giúp bạn giảm đau nhức trong suốt quá trình niềng răng mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị.
Trong các khí cụ chỉnh nha hiện nay, niềng răng bằng khay niềng trong suốt Invisalign được đánh giá là phương pháp chỉnh nha hiệu quả, tiết kiệm thời gian, thẩm mỹ cao và hạn chế đau nhức tốt nhất.
Tuy nhiên, trước khi niềng răng, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn loại niềng răng phù hợp với tình trạng răng, nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện tài chính của mình.
Niềng răng tại địa chỉ nha khoa uy tín, chọn bác sĩ thực hiện giỏi
Niềng răng đau cỡ nào, niềng răng đau bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như công nghệ và trang thiết bị niềng răng tại mỗi nha khoa.
Nếu bác sĩ không có trình độ chuyên môn, không có kinh nghiệm nắn chỉnh răng, sẽ không tính toán được chính xác lực kéo phù hợp, tạo lực kéo quá mạnh không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà có thể tác động xấu đến răng, làm răng đi lệch hướng, phải nắn chỉnh lại, kéo dài thời gian niềng răng và tăng nguy cơ răng bị gãy rụng sớm.
Đồng thời, nếu bác sĩ không có kinh nghiệm chỉnh nha, có thể lập kế hoạch chỉnh nha hoặc gắn mắc cài không chính xác, ảnh hưởng đến kết quả niềng răng thẩm mỹ của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, tình trạng để dây cung quá dài, chọc vào má là một trong những lỗi thường gặp ở bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm chỉnh nha. Dây cung quá dài có thể chọc vào má gây chảy máu, vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân.
Song song với việc tìm hiểu, lựa chọn bác sĩ niềng răng giỏi, bạn cũng cần tìm hiểu về trang thiết bị và kỹ thuật niềng răng tại mỗi nha khoa. Bởi trang thiết bị, công nghệ chỉnh nha hiện đại sẽ giúp giảm đau nhức đáng kể cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng.
Niềng răng sớm để hạn chế đau
Niềng răng sớm có thể giúp hạn chế đau nhức cho bạn. Trẻ em trong độ tuổi 12 – 14 là thời điểm vàng để niềng răng. Vì trong giai đoạn này, cấu trúc xương hàm và răng của trẻ còn có thể tác động lực dịch chuyển dễ dàng. Nên khi tác động lực kéo sẽ nhẹ nhàng hơn, hạn chế đau. Đồng thời, niềng răng trẻ em thường sẽ không phải nhổ răng nên trẻ sẽ không phải trải qua cảm giác đau nhức do nhổ răng gây ra.
Đặc biệt, cơ thể trẻ có khả năng thích nghi rất nhanh, nên niềng răng cho trẻ sẽ rút ngắn thời gian và đạt được kết quả thẩm mỹ tốt hơn. Thường trẻ chỉ có cảm giác đau nhức, khó chịu trong khoảng 1- 2 ngày đầu nên các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng về vấn đề niềng răng có đau không? Điều cần làm là khi răng trẻ có dấu hiệu lệch lạc, hô, móm, các bậc phụ huynh hãy cho bé đi khám sớm để không bỏ lỡ thời điểm vàng trong chỉnh nha, giúp đạt hiệu quả tốt nhất.
Bí quyết giảm đau trong quá trình niềng răng
Chườm đá hoặc ăn đồ ăn lạnh
Nếu miệng bạn cảm thấy đau ê ẩm, khó chịu khi niềng thì hãy sử dụng túi chườm đá để chườm bên ngoài vùng bị đau nhức. Hoặc bạn có thể ăn uống các đồ lạnh như nước mát, kem, sữa chua,… sẽ giúp cho bạn giảm đau và giảm sưng viêm hiệu quả.
Chườm nóng
Nếu sử dụng phương pháp chườm đá nhưng bạn vẫn còn đau thì bạn hãy sử dụng 1 miếng đệm nóng hoặc sử dụng khăn ấm, chườm ở vị trí đau nhức, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức, khó chịu khi niềng răng thuyên giảm rõ rệt.
Súc miệng với nước muối ấm
Một số trường hợp, khi niềng răng sẽ xuất hiện những vết xước trên má, nướu, do đầu dây cung hoặc mắc cài cọ vào. Để giảm kích ứng và giảm đau nhức, bạn hãy súc miệng với nước muối ấm trong khoảng 60s vì nước muối ấm có tính sát khuẩn cao và làm quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn.
Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa được sử dụng để bịt vào các đầu dây cung hoặc đầu mắc cài sắc nhọn, giúp bảo vệ môi và nướu không bị trầy xước, tổn thương. Sử dụng sáp nha khoa sẽ giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn, không phải lo lắng mắc cài hay dây cung sẽ cọ xát vào má, gây đau nhức, khó chịu.
Thành phần chủ yếu của sáp nha khoa là sáp mật ong nên an toàn tuyệt đối, có thể nuốt được mà không phải lo lắng sẽ gây hại cho người sử dụng.
Lựa chọn thực phẩm mềm
Khi mới đeo niềng hoặc mỗi lần tái khám để siết dây cung thì răng bắt đầu dịch chuyển. Lúc này, răng và nướu của bạn sẽ nhạy cảm hơn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ăn thực phẩm dai, cứng. Do đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm như cháo, súp, sinh tố, sữa, khoai tây nghiền,…
Dùng tay xoa bóp nướu
Xoa bóp nướu có thể giúp giảm đau nhức một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, nếu nướu bị sưng tấy thì việc xoa bóp nướu không chỉ giúp giãn cơ mạch máu, tăng tuần hoàn máu mà còn giúp cho việc tái cấu trúc mô xương và quá trình dịch chuyển răng diễn ra tốt hơn.
Niềng răng ở đâu không đau, an toàn, hiệu quả cao?
Để không phải lo lắng niềng răng có đau không, niềng răng đau cỡ nào, niềng răng đau bao lâu, hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng.
Tại Hà Nội, Nha khoa Thúy Đức được đánh giá là địa chỉ chỉnh nha uy tín, chất lượng tốt nhất cho bệnh nhân bởi:
Nha khoa Thúy Đức quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha. Niềng răng tại Thúy Đức sẽ được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bác sĩ Phạm Hồng Đức – Bác sĩ vinh dự được nhận chứng chỉ AAO của hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ, thành viên của hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới WFO, IAO. Đặc biệt, bác sĩ đã niềng răng thành công cho hơn 3500 ca từ đơn giản đến phức tạp.
Ứng dụng công nghệ niềng răng không nhổ răng F.A.C.E – Công nghệ niềng răng hiện đại nhất đang được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu. Niềng răng F.A.C.E giúp bệnh nhân giảm bớt lo lắng niềng răng có đau không. Bởi bạn sẽ không phải trải qua cảm giác đau đớn khi nhổ răng để niềng răng. Đồng thời, rút ngắn được thời gian niềng răng.
Sử dụng mắc cài thông minh Damon tạo lực kéo răng ổn định, giảm đau trong giai đoạn siết răng.
Trang thiết bị hiện đại: Máy quét dấu răng hiện đại nhất thế giới Itero 5D Plus, máy chụp phim CT Cone Beam giúp khảo sát chính xác tình trạng răng, khớp cắn, cấu trúc xương hàm để bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác, đảm bảo kết quả niềng răng chuẩn thẩm mỹ nụ cười.
Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn biết được niềng răng có đau không? Tách kẽ răng có đau không? Niềng răng đau cỡ nào? Niềng răng đau trong bao lâu? Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Những đơn đau, khó chịu khi niềng răng ở mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, khí cụ, công nghệ niềng răng cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ. Nhưng hãy nhớ sự đau nhức, khó chịu sẽ giảm dầu. Hãy nghĩ về tương lai có nụ cười đẹp, rạng rỡ, chuẩn khớp cắn để không phải lo lắng niềng răng có đau không nữa!
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 086.690.7886 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật.