Trong quá trình niềng răng, răng sẽ có đôi chút nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, trong ăn uống cần hết sức cẩn trọng nhất là đối với những đồ ăn nóng hoặc lạnh. Vậy niềng răng có nên uống nước lạnh không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Niềng răng có nên uống nước lạnh?
Răng trong quá trình niềng răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường do răng phải chịu lực kéo, lực siết để dịch chuyển. Vì vậy, có một vài ý kiến cho rằng khi niềng răng không nên uống nước đá.
Trong những ngày nóng bức uống một cốc nước lạnh sẽ là một cách rất hiệu quả để giải nhiệt. Tuy nhiên loại nước này có thể khiến một vài người đang niềng răng e ngại vì lo lắng có thể gây hại đến răng.
Tuy nhiên, khi niềng răng bạn vẫn có thể uống nước lạnh được, tuy nhiên không nên uống quá nhiều, uống ngay sau khi siết răng hoặc những ngày răng nhạy cảm. Bạn có thể uống từ từ để xem phản ứng của cơ thể, nếu thấy răng không ê buốt thì có thể tiếp tục uống.
2. Niềng răng nên ăn uống như thế nào?
Khi niềng răng bạn cần một chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe của răng cũng như giúp quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, tránh làm rơi mắc cài hay gây sâu kẽ răng khi niềng.
Người niềng răng nên ăn những thực phẩm như:
- Các món ăn mềm như: cháo, súp, khoai tây nghiền, rau củ hầm,…
- Các loại bánh bông mềm: bánh bông lan, bánh chuối nướng, bánh cupcake,…
- Rau củ, hoa quả tươi hoặc xay làm sinh tố, nước ép
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, sữa chua hoa quả, pho mai,…
- Các món ăn chế biến từ trứng: canh trứng, bánh trứng, trứng hấp, bánh flan,…
Bên cạnh đó, người đang niềng răng cần hạn chế các món ăn như dưới đây, hoặc khi ăn cần cắt nhỏ, nấu chín mềm và vệ sinh răng miệng kỹ càng sau khi ăn:
- Các món dai, cứng: thịt bò khô, các loại hạt cứng,…
- Các món ăn nhiều sợi như thịt gà vì dễ mắc vào mắc cài
- Thực phẩm cứng (kẹo cứng, hạt cứng, trái cây cứng): tăng áp lực lên răng
- Thực phẩm giòn, nhiều vụn (bánh mì nóng, bánh đa,…): vụn thực phẩm có thể bám trong mắc cài, khoảng trống trong răng, khó vệ sinh, lâu ngày có thể gây bệnh lý răng miệng
- Thực phẩm dai, dính (pizza, bánh dày, kẹo cao su,,…): răng phải làm việc liên tục gây đau nhức, thực phẩm dễ bám trên mắc cài khó vệ sinh
- Đồ uống có màu (cafe, rượu vang, nước ngọt…): dễ gây ố vàng răng
Với sự phát triển của y học như hiện nay, nhìn chung, bạn sẽ không cần kiêng khem quá nhiều loại thực phẩm như trước đây do có nhiều hơn các dụng cụ hỗ trợ làm sạch (như máy tăm nước, bàn chải điện hay bàn chải kẽ,…). Bạn có thể ăn nhiều hơn các món ăn mà mình thích nhất là khi niềng răng không mắc cài Invisalign, bạn chỉ cần chú ý làm sạch hơn là được.
Đọc thêm: Các lưu ý quan trọng khi niềng răng
3. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được, mời bạn tham khảo:
3.1. Niềng răng có uống bia được không?
Niềng răng vẫn có thể uống bia được, miễn là bia không quá lạnh nếu bạn có hàm răng nhạy cảm. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng bia, chỉ nên uống với lượng vừa phải để không gây hại cho sức khỏe.
3.2. Niềng răng ăn kem được không?
Tương tự với việc uống nước đá hay uống nước lạnh, bạn vẫn có thể ăn kem khi đang niềng răng được. Chỉ là khi bắt đầu ăn nên ăn chậm rãi, từ từ để xem răng có bị ê buốt không. Ngoài ra, cũng nên chọn những loại kem mềm, ít đá để không cần cắn mạnh hay nhai nhiều.
3.3. Niềng răng uống canxi được không?
Canxi là một loại khoáng chất quan trọng giúp xây dựng và duy trì sự mạnh mẽ của xương và răng. Do đó, uống canxi khi đang niềng răng vừa tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người không cần uống canxi với mục đích hỗ trợ niềng răng. Nói chung, trường hợp cần bổ sung canxi thường là vì các nguyên nhân khác (chẳng hạn như người điều trị bệnh lâu dài bằng corticosteroid hoặc mắc bệnh kém hấp thu…).
Nếu muốn bổ sung canxi để củng cố sức khỏe răng miệng, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ niềng răng để biết được có nên làm hay không và bổ sung như thế nào là hợp lý.
3.4. Có nên uống thuốc giảm đau khi niềng răng?
Đau, nhức hay ê buốt khi niềng răng là điều tất yếu cho thấy răng đang thay đổi và có sự dịch chuyển nên mức độ đau cũng rất nhẹ và thường tự hết sau 1-2 ngày. Do đó, thường thì bạn sẽ không cần uống thuốc giảm đau. Trong trường hợp nhổ răng hay cắm vít, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc khi cần thiết. Vì vậy, bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ thôi nhé!
Đọc thêm: Niềng răng bị mỏi hàm phải làm sao?
3.5. Niềng răng uống cafe được không?
Bạn vẫn có thể uống cafe được bình thường. Tuy nhiên, cafe thường làm răng ố vàng nên bạn cần vệ sinh răng thật kỹ để không ảnh hưởng đến màu sắc của răng. Nếu bạn đang niềng răng bằng khay trong suốt thì nên nhớ tháo khay niềng răng trước khi uống cafe để tránh làm xỉn màu khay gây mất thẩm mỹ và cũng khó để làm sạch.
Như vậy, niềng răng vẫn có thể uống nước lạnh được và cũng không cần kiêng quá nhiều loại thức ăn như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ cần bạn chọn loại thực phẩm phù hợp, chế biến kỹ càng và vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn là được.