Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp chỉnh nha cải tiến hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Nhờ mang lại tính thẩm mỹ cao và hiệu quả nên niềng răng mắc cài pha lê đang được khá nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy phương pháp niềng răng này có đặc điểm như thế nào, có thực sự tốt không và chi phí thực hiện là bao nhiêu, cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Mục lục
Niềng răng mắc cài pha lê là gì? Có mấy loại?
Cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài pha lê là kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ có sử dụng hệ thống mắc cài làm từ pha lê trong suốt gắn trực tiếp lên răng, kết hợp cùng với dây cung có màu trắng tạo ra lực nhằm kéo – chỉnh để siết răng về vị trí chính xác ở trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài pha lê thường bao gồm hai loại, đó là:
- Niềng răng mắc cài pha lê truyền thống hay còn gọi là pha lê buộc chun: Là phương pháp niềng răng sử dụng chỉ thép hoặc chun để cố định phần mắc cài và dây cung.
- Niềng răng mắc cài pha lê tự động: Gồm hệ thống khóa tự động ( Wing – clip).
Thơi gian đeo niềng răng mắc cài pha lê cũng giống như các phương pháp niềng răng khác là khoảng 18-24 tháng. Thời gian niềng răng mắc cài pha lê còn phụ thuộc vào tình trạng sai lệch của khớp cắn, độ tuổi niềng răng. Sau khi tháo mắc cài, bạn sẽ cần đeo hàm duy trì thêm từ 6 tháng – 1 năm nữa để răng ổn định mới tháo niềng hoàn toàn.
Đọc thêm: Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ có giống nhau?
Niềng răng mắc cài pha lê có tốt không?
Với mỗi phương pháp chỉnh nha sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Để đánh giá được niềng răng mắc cài pha lê có tốt không chúng tôi sẽ điểm qua những điểm nổi bật cũng như hạn chế của phương pháp này. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của niềng răng mắc cài pha lê
- Đem lại tính thẩm mỹ cao: So với mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài pha lê đem lại tính thẩm mỹ tốt hơn vì màu của mắc cài của pha lê thường rất giống với màu của răng. Do vậy, khi sử dụng phương pháp này, mắc cài sẽ không bị lộ như khi sử dụng mắc cài kim loại. Bạn hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp, nói chuyện trước nhiều người mà không phải e ngại hoặc mất tự tin.
- Cho hiệu quả chỉnh nha cao: Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê giúp khắc phục hiệu quả được những khiếm khuyết ở răng như răng mọc lệch lạc, răng bị hô, móm với mức độ từ trung bình đến phức tạp.
- Không gây đau nhức : Mắc cài pha lê được thiết kế bằng chất liệu pha lê không góc cạnh, trơn láng. Vì vậy, nó ít gây ra sự kích ứng và không gây kích thích tới các mô mềm khi cọ xát như sử dụng mắc cài kim loại.
- Vệ sinh mắc cài dễ dàng : Vấn đề vệ sinh mắc cài pha lê không quá khó khăn nếu bạn tuân thủ đúng theo cách chăm sóc răng miệng hằng ngày khi niềng răng: Hãy sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng, dùng bàn chải kẽ để làm sạch các kẽ răng và mắc cài, kết hợp sử dụng nước súc miệng sinh lý, chỉ nha khoa hay máy tăm nước giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên răng.
Nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì niềng răng bằng mắc cài pha lê cũng có những hạn chế nhất định như:
- Chất liệu pha lê rất dễ bị vỡ: So với mắc cài kim loại truyền thống thì chất liệu pha lê không thể cứng và chắc chắn bằng mắc cài kim loại. Vì vậy, để tránh bị vỡ mắc cài trong quá trình niềng răng bạn nên hạn chế sự va đập ở bên ngoài cũng như nên hạn chế sử dụng đồ ăn dai và cứng.
- Mắc cài dễ bị nhiễm màu: Mắc cài và thun buộc cố định ở trên răng có màu trắng trong nên nếu không vệ sinh răng miệng và mắc cài đúng cách, cẩn thận thì phần dây thun và mắc cài sẽ bị chuyển sang màu khác và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm.
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại: Do chất liệu pha lê cũng như đòi hỏi kỹ thuật gia công tỉ mỉ mà chi phí sẽ cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống.
Ai có thể niềng răng mắc cài pha lê?
Tương tự như phương pháp niềng răng kim loại, niềng răng mắc cài pha lê giúp khắc phục cho các trường hợp khuyết điểm của răng như sau:
- Răng hô: Răng hô là tình trạng những chiếc răng ở hàm trên mọc chìa ra phía trước nhiều hơn so với bình thường. Răng hô không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, phát âm của người bệnh.
- Răng móm: Ngược lại với răng hô, răng móm là tình trạng răng hàm dưới phủ ngoài răng răng hàm trên. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy gương mặt bị gãy khúc. Về mặt thẩm mỹ, người bị răng móm sẽ bị già trước tuổi.
- Răng mọc lệch lạc: Răng có thể mọc nghiêng, mọc lệch vào trong, chìa ra ngoài, mọc chen chúc, không theo hướng nhất định. Từ đó làm ảnh hưởng tới khớp cắn, thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai.
- Răng thưa: Răng thưa là tình trạng các răng mọc cách xa nhau trên cung hàm, những chiếc răng liền kề không mọc khít với nhau mà tạo ra kẽ hở giữa các răng. Răng mọc thưa tạo điều kiện cho vi khuẩn, thức ăn thừa bám lại các kẽ răng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viêm nhiễm răng miệng phát triển. Sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài sứ sẽ kéo các răng khít lại với nhau. Từ đó, phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng cho người bệnh.
Đọc thêm: Niềng răng thưa có cần nhổ răng không?
Niềng răng mắc cài pha lê giá bao nhiêu?
Tùy vào mức độ sai lệch của răng, địa chỉ nha khoa thực hiện và phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn mà mức chi phí niềng răng mắc cài pha lê sẽ có mức giá khác nhau.
Hiện nay, mức chi phí của niềng răng mắc cài pha lê trên thị trường thường dao động từ 38.000.000 đồng đến 48.000.000 đồng. Chi phí niềng răng mắc cài pha lê thường cao hơn mắc cài kim loại và thấp hơn so với phương pháp niềng răng không mắc cài. Để giúp bạn cân nhắc lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất với mình,bài b xin đưa ra mức giá của từng loại mắc cài phổ biến hiện nay như sau:
- Với mắc cài kim loại thường: 28.000.000 đồng.
- Với mắc cài kim loại tự buộc Ormco: 38.000.000 đồng.
- Với mắc cài pha lê thường/sứ: 38.000.000 đồng.
- Với mắc vài pha lê tự buộc/ mắc cài sứ: 48.000.000 đồng.
- Niềng răng không mắc cài (Invisalign): Từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin về phương pháp niềng răng mắc cài pha lê. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để có thể cân nhắc lựa chọn khi thực hiện quá trình niềng răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp chi tiết hơn về các phương pháp niềng răng nói chung và mắc cài pha lê nói riêng, hãy tới trực tiếp Nha khoa Thúy Đức số 64 phố Vọng để được bác sĩ Đức trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bạn nhé!