Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp chỉnh nha cải tiến cũng như khắc phục được những bất tiện và hạn chế của mắc cài truyền thống, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn cho người niềng. Để tìm hiểu chi tiết về niềng răng mắc cài tự buộc bạn có thể tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Niềng răng mắc cài tự buộc là gì?
Cũng giống phương pháp niềng răng truyền thống, niềng răng mắc cài tự buộc cũng sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực di chuyển răng về vị trí như mong muốn, tuy nhiên, phương pháp chỉnh nha này có thêm hệ thống nắp trượt tự động sẽ giúp cho dây cung có thể trượt tự do trên các rãnh của mắc cài. Dây cung gắn với mắc cài bằng chốt tự động nên được gọi là niềng răng mắc cài tự buộc.
Phần nắp trượt tự động ở những rãnh của mắc cài trong phương pháp niềng răng tự buộc sẽ giúp thay thế các dây chun cố định mắc cài và dây cung trong chỉnh nha ở mắc cài truyền thống. Về cơ bản, chốt tự động giúp cố định dây cung trong mắc cài, ngăn chặn tình trạng bung, tuột dây thun. Chính sự cố định chắc chắn này giúp hạn chế lực ma sát lên răng, giảm thiểu cảm giác vướng víu cho người đeo niềng trong quá trình ăn uống và sinh hoạt, hạn chế được những cơn đau hoặc ê buốt lúc ban đầu khi sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, dây cung được cố định chắc chắn còn giúp cho quá trình chỉnh nha không bị gián đoạn, răng liên tục di chuyển theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉnh nha đã vạch ra. Từ đó, thời gian điều trị có thể được rút ngắn lại lên đến 6 tháng so với phương pháp niềng răng truyền thống.
Các loại niềng răng mắc cài tự buộc
Tùy theo chất liệu của mắc cài mà người ta phân niềng răng mắc cài tự buộc thành 2 loại, đó là:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là phương pháp chỉnh nha được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại thường. Thay vì sử dụng dây thun, người ta thiết kế ra hệ thống mắc trượt giúp cố định dây cung trên các rãnh mắc cài giúp cho quá trình niềng răng được diễn ra liên tục, hạn chế tình trạng bung tuột mắc cài mang đến hiệu quả tốt nhất.
+) Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại tự đóng (tự khóa)
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc mang đến những ưu điểm vượt trội so với mắc cài truyền thống như:
- Hiệu quả vượt trội: Nhờ hệ thống mắc trượt tự động giúp lực siết lên răng được liên tục, không bị gián đoạn nên kết quả niềng răng vượt trội hơn so với mắc cài kim loại truyền thống. Thời gian niềng răng được rút ngắn từ 1 – 6 tháng tùy thuộc vào tình trạng sai lệch của răng.
- Hạn chế thời gian thăm khám: Niềng răng mắc cài tự buộc không sử dụng đến dây buộc nên tạo ra ít lực ma sát khi điều chuyển răng và hạn chế tối đa việc bị bung khí cụ như mắc cài, dây cung… Chính vì vậy, sẽ giảm bớt thời gian đến gặp bác sĩ, thường khoảng 1,5 – 2 tháng mới cần đến tái khám 1 lần.
- Tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại thường: mắc cài tự buộc có màu sắc hài hòa với răng và không sử dụng dây thun nên tránh được tình trạng kém thẩm mỹ từ những chiếc dây thun.
- Dễ dàng vệ sinh hơn: Hệ thống mắc cài tự động được làm từ chất liệu đặc biệt, không bị bám dính màu từ đồ ăn thức uống hàng ngày nên ít gây bất tiện trong việc vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.
- Phương pháp này mang lại hiệu quả cho các trường hợp răng hô, thưa,… ở nhiều mức độ dễ – khó.
+) Hạn chế của niềng răng mắc cài kim loại tự đóng (tự khóa):
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc mang đến nhiều ưu điểm vượt trội mà các loại mắc cài kim loại cổ điển không đạt được. Tuy nhiên, phương pháp chỉnh nha này cũng có một số điểm hạn chế như sau:
- Chi phí cao hơn so với các loại niềng răng mắc cài tiêu chuẩn.
- Độ dày của mắc cài lớn hơn so với mắc cài tiêu chuẩn nên dễ lộ khi giao tiếp và người bệnh có cảm giác vướng víu hơn trong những ngày đầu đeo niềng.
- Trong quá trình điều trị cần sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại do mắc cài tự động được thiết kế và chế tạo phức tạp hơn so với mắc cài niềng răng thông thường.
Niềng răng mắc cài sứ/pha lê tự buộc
+) Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ tự động:
Mắc cài sứ tự buộc có ưu điểm tương tự giống với mắc cài kim loại tự buộc. Phương pháp này mang đến một số ưu điểm sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài sứ có màu sắc trừng với màu răng và thiết kế nhỏ gọn nên khi giao tiếp sẽ khó nhận ra bạn đang niềng răng nếu không ở vị trí gần, điều này giúp cho người bệnh cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.
- Giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt, đau nhức: Mắc cài sứ được cải tiến rất đều, thiết kế bề mặt trơn, nhẵn, không gờ cạnh nên hạn chế tình trạng cộm rát lưỡi và khoang miệng giống như mắc cài kim loại giúp cho quá trình ăn uống dễ dàng hơn. Đồng thời lực ma sát giữa dây cung và mắc cài rất thấp giúp điều chỉnh răng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả mà lại không hề đau đớn.
- An toàn khi sử dụng: Có nhiều người nhạy cảm có thể bị dị ứng với mắc cài bằng kim loại, tuy nhiên với dòng mắc cài sứ cao cấp thuần chất này rất thân thiện với cơ thể đảm bảo không có thành phần gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.
+) Nhược điểm:
- Mắc cài làm bằng chất liệu sứ/pha lê nên dễ bị mẻ, bung tuột hoặc vỡ khi va chạm mạnh. Nếu bạn không đến nha khoa xử lý kịp thời sẽ làm kéo dài thời gian niềng răng. Về độ bền thì khả năng chịu lực và va đập của kim loại vẫn tốt hơn.
- Chốt khóa tự động dày hơn so với các loại mắc cài khác để đảm bảo độ bền tốt nên bạn sẽ cảm thấy vướng víu hơn.
- Cần vệ sinh mắc cài đúng cách để chân đế mắc cài không bị bám màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Chi phí niềng răng cao hơn các loại mắc cài khác.
So sánh niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài sứ tự buộc
Sau khi đã hiểu rõ hơn về mắc cài kim loại và mắc cài sứ tự động, để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về 2 phương pháp niềng răng này, chúng tôi sẽ đưa thì chúng tôi sẽ đưa ra một vài so sánh dưới đây:
Điểm giống nhau
Niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài pha lê đều có chức năng và nguyên lý hoạt động giống nhau. Chúng đều sử dụng hệ thống khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng về đúng với vị trí của khớp cắn. Đặc biệt, nhờ vào hệ thống mắc cài tự động nên không cần sử dụng dây thun để cố định dây cung, khung niềng luôn chắc chắc và không bị bung tuột.
Điểm khác nhau
+) Về tính thẩm mỹ
- Niềng răng mắc cài kim loại: Màu sắc của kim loại dễ lộ nên tính thẩm mỹ thấp hơn.
- Niềng năng mắc cài sứ: Chất liệu sứ có màu sắc tương tự với răng thật nên tính thẩm mỹ cao hơn.
+) Về thời gian niềng răng
Niềng răng mắc cài kim loại có thể nhanh hơn so với niềng răng sứ bởi vì lực siết của sứ không để quá mạnh có thể dẫn đến tình trạng vỡ, nứt mắc cài. Trường hợp răng bị hô, móm, lệch phức tạp thì niềng răng mắc cài kim loại tiết kiệm thời gian chỉnh nha từ 1 – 6 tháng so với niềng răng mắc cài sứ.
+) Về chi phí:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự động có chi phí dao động từ 20 – 40 triệu.
- Niềng răng mắc cài sứ tự động có giá từ 40-50 triệu.
Niềng răng mắc cài tự buộc nên chọn loại nào?
Với những thông tin đã chia sẻ ở phía trên chắc hẳn đã giúp bạn thấy được sự khác biệt giữa 2 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài sứ tự buộc. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.
Ví dụ với những người thường xuyên cần giao tiếp nhiều trong công việc thì có thể lựa chọn phương pháp niềng răng sứ tự động để đảm bảo tính thẩm mỹ, không bị lộ mắc cài. Còn với trường hợp trẻ em, không cần quan tâm nhiều đến thẩm mỹ có thể sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự động.
Tóm lại, để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem mức độ phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại và đồng thời xem xét tình hình tài chính, nhu cầu thẩm mỹ của mình.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi niềng răng là chọn được bác sĩ có tay nghề giỏi, kiến thức chuyên môn tốt, nhiều năm kinh nghiệm. Bởi nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn kém thì dù có thực hiện niềng răng với phương pháp hiện đại như thế nào cũng sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn có thể gây ra những biến chứng không tốt về sau.