Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp niềng răng xong bị hô lại. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người vẫn còn đang thắc mắc về tình trạng này. Vậy thực tế tình trạng này có hay xảy ra hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
Đọc thêm: 9 điều cần lưu ý trước khi niềng răng hô
Nguyên nhân niềng răng xong răng vẫn hô
Chỉnh nha hiện nay đang là giải pháp phổ biến được đa số khách hàng lựa chọn bởi tính hiệu quả và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn có một số những trường hợp chỉnh nha không thành công, dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị hô. Các nguyên nhân chính có thể kể đến bao gồm:
Thói quen ăn uống xấu
Một số người có thói quen ăn uống cắn xé thức ăn, dùng hệ răng cửa trước nhiều cũng dẫn tới tình trạng hô tái phát trở lại. Một số khác vẫn giữ thói quen đẩy lưỡi, dùng tay đẩy răng hoặc có những người vốn là do lưỡi to mà ngay chính bản thân họ cũng không kiểm soát được. Ngoài ra, những người bị đầy lười (lưỡi to) cũng dễ bị tái phát hô sau khi niềng, tình trạng này có thể cần đeo hàm duy trì cả đời hoặc dù thêm các khí cụ hỗ trợ khác, ngăn không cho lưỡi đẩy về phía răng khi ngủ.
Không đeo hàm duy trì đúng cách
Thực tế thì tình trạng tái phát hô răng sau khi niềng ngoài do yếu tố cơ địa thì phần lớn là do khách hàng không đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng hô sau niềng. Bởi vậy, các nha khoa thường quy định về thời gian đeo hàm duy trì là từ 06 – 12 tháng, còn đối với những người mà có răng dễ tái phát thì sau thời gian này nên đeo buổi tối và có thể đeo trong nhiều năm.
Lựa chọn bác sĩ tay nghề chưa tốt
Lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm được đánh giá là điều kiện đủ trong quá trình chỉnh nha, bởi bác sĩ chính là người quyết định không nhỏ đến tỷ lệ thành công của một ca niềng. Nếu bạn lựa chọn bác sĩ chỉnh nha tay nghề kém, không có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn thì quá trình niềng răng sẽ không được đảm bảo, nguy cơ bị hô lại sau niềng là rất lớn.
Răng bị hô do 2 nguyên nhân chính có thể là hô do răng hoặc có thể hô do cấu trúc xương hàm. Và tùy vào mức độ răng hô được chia thành 2 trường hợp là hô nặng và hô nhẹ. Trường hợp bác sĩ không có chuyên môn và kinh nghiệm chỉnh nha nhiều, sẽ đánh giá sai ngay từ đầu về tình trạng của khách hàng, đánh giá sai về nguyên nhân chính dẫn đến hô và gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình niềng.
Cụ thể:
Trường hợp hô do răng: Chỉnh nha là giải pháp lựa chọn tối ưu nhất để khắc phục tình trạng này.
Trường hợp hô do hàm: Có thể nhận thấy rõ do xương hàm trên phát triển quá mức so với xương hàm dưới. Thông thường, với trường hợp này răng có thể vẫn mọc theo phương thẳng đứng, tuy nhiên do phần xương hàm phát triển quá mức làm hàm trên nhô ra phía trước nhiều, làm mất đi sự cân đối hài hòa của gương mặt. Và thường các bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật cắt hàm hô. Nếu bạn vẫn quyết tâm tiến hành chỉnh nha trước khi phẫu thuật thì hiệu quả sẽ không cao và có khả năng bạn sẽ bị hô lại sau niềng.
Trường hợp hô do cả hàm và răng: Đây là trường hợp vừa hô do răng mọc lệch vừa do sự phát triển quá mức của xương hàm. Với trường hợp này, biểu hiện rõ nhất là môi trên thường không bao phủ được răng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nghiêm trọng, gây mất tự tin trong giao tiếp và trong cuộc sống thường ngày. Bạn phải kết hợp điều trị cả 2 phương pháp là chỉnh nha và phẫu thuật hàm để khắc phục chúng.
Ngoài ra, nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, lực tác động quá lớn sẽ khiến các răng không kịp xê dịch, không bắt kịp tiến độ chỉnh nha dẫn đến hiệu quả niềng bị giảm. Hậu quả là răng dịch chuyển không đúng trên cung hàm, sau niềng răng sẽ nguy cơ bị hô lại.
Quá trình niềng phải có một kế hoạch cụ thể, một phác đồ chi tiết qua từng giai đoạn. Có như vậy, khả năng điều chỉnh lực mới không bị sai kỹ thuật và bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ niềng hô 1 hàm có được không?
Biện pháp khắc phục tình trạng niềng xong vẫn bị hô lại
Niềng răng xong bị hô lại không phải là tình trạng hiếm gặp do đó bạn cũng đừng quá lo lắng nhiều nhé. Dưới đây là các giải pháp mà bạn có thể tham khảo nhé!
Trao đổi trực tiếp với bác sĩ chỉnh nha
Sau khi kết thúc quá trình niềng mà răng của bạn vẫn còn bị hô, thì việc đầu tiên bạn cần làm là đi đến phòng khám nha khoa nơi bạn chỉnh nha gặp trực tiếp với bác sĩ phụ trách và trao đổi về tình trạng của mình.
Nếu bạn cảm thấy bác sĩ phụ trách tay nghề chưa tốt, lời khuyên là bạn hãy tìm cho mình một địa chỉ phòng khám bỏ túi uy tín và một bác sĩ có chuyên môn cao.
Phẫu thuật hàm
Đối với tình trạng hô bị nặng do cấu trúc hàm thì phẫu thuật hàm sẽ là giải pháp hiệu quả nhất. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách cắt, giải phẫu khung hàm, đẩy chúng về đúng vị trí và cố định bằng nẹp vít.
Tiến hành chỉnh nha lần 2
Trường hợp nguyên nhân đến từ việc thao tác sai kỹ thuật thì lúc này tiến hành niềng răng lần thứ 2 là giải pháp tối ưu nhất. Ở lần thứ 2 này, bạn buộc phải niềng theo đúng lộ trình, phác đồ cũng như chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha bằng phương pháp hiện đại để mang lại kết quả cao nhất.
Xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý
Việc xem xét lại và xây dựng một chế độ ăn uống cũng như chăm sóc răng miệng đúng cách là việc làm cần được ưu tiên. Chú ý hạn chế ăn những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng để tránh tình trạng răng bị di chuyển về vị trí trước niềng.
Làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng răng hô sau niềng
Tình trạng răng sau niềng có được cải thiện như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng sau niềng bị hô lại, các bạn cần lưu ý:
Lựa chọn nha khoa uy tín
Lưu ý đầu tiên là bạn phải lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ chỉnh nha có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha, tay nghề cao, chuyên môn tốt. Việc lựa chọn này sẽ giúp hạn chế những sai phạm, những tình huống kỹ thuật không mong muốn cả trước trong và sau niềng.
Bạn có thể dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ, review của khách hàng, cơ sở vật chất và thông tin nhận được khi đi thăm khám thử để đánh giá xem có nên tin tưởng lựa chọn nha khoa hay không.
Đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn
Sau khi đến giai đoạn tháo niềng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì trong một thời gian nhất định để ổn định răng tại vị trí mới, tránh việc răng di chuyển về vị trí cũ. Trung bình, thời gian đeo tối thiểu sẽ dao động trong khoảng từ 6 tháng cho đến 12 tháng. Và tùy vào từng khách hàng, tùy tình trạng răng mà khoảng thời gian này sẽ có sự thay đổi.
Trong vòng 3 tháng đầu, bạn cần đảm bảo đeo hàm duy trì tối thiểu là 12 tiếng một ngày theo chỉ dẫn. Còn với 6 tháng cuối, bạn có thể chỉ đeo vào buổi đêm khi ngủ. Ngoài ra, nếu bạn chăm chỉ có thể đeo nhiều hơn số giờ mà các bác sĩ chỉnh nha quy định cũng như kéo dài thời gian đeo hàm duy trì nhiều hơn một năm. Bởi càng đeo lâu sẽ càng giúp răng đẹp hơn, đều hơn thôi nhé!
Bên cạnh việc đeo hàm duy trì liên tục thì việc vệ sinh hàm duy trì cũng là một việc làm cần thiết để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như tiến độ niềng.
Cách vệ sinh hàm duy trì rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Bạn rửa qua với nước sạch, sau đó dùng bàn chải và kem đánh răng thông thường chải nhẹ nhàng để loại bỏ hết các vi khuẩn trên bề mặt. Đặc biệt, bạn cần chú ý không ngâm rửa hàm duy trì trong nước nóng bởi nhiệt độ cao có thể khiến hàm duy trì bị biến dạng do cấu tạo từ chất liệu nhựa.
Chăm sóc răng sau niềng
Như đã đề cập ở trên, việc chăm sóc răng sau niềng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị hô lại sau niềng. Bởi vậy, cần có một chế độ chăm sóc răng sau niềng hợp lý, cụ thể:
Hạn chế những thói quen xấu không tốt cho răng miệng, các thói quen xấu hay gặp là mút tay ở trẻ, dùng lưỡi đẩy răng, hút thuốc lá, uống rượu bia, uống các đồ uống có chứa màu như cà phê…Tất cả những điều này đều là nguyên nhân khiến răng trở nên xấu, không đều và khiến răng có thể bị hô trở lại.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp dựa trên sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Bởi sau niềng, răng của bạn vẫn còn yếu và còn chưa ổn định, khả năng bị dịch chuyển về vị trí ban đầu là rất lớn. Bạn cũng cần hạn chế ăn những món ăn quá cứng, quá dai, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ răng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tập cười sau khi tháo niềng
Cuối cùng, tái khám định kỳ 6 tháng/1 lần để các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng và việc đeo hàm duy trì để có những điều chỉnh cũng như thay đổi phù hợp với tình trạng răng miệng.