Trong quá trình niềng răng, không ít người gặp rắc rối với các khí cụ như mắc cài, dây cung. Một vài người còn nuốt phải mắc cài niềng răng và rất lo lắng liệu việc này có gây nguy hiểm không? Trong bài viết này, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết nếu gặp phải tình trạng này nhé!
Nguyên nhân khiến mắc cài bị rơi
Như bạn đã biết, mắc cài là một khí cụ rất quan trọng trong niềng răng mắc cài, cùng với dây cung tác dụng lực lên răng, giúp răng dịch chuyển về vị trí như mong muốn. Khi niềng răng, bạn cần có một chế độ chăm sóc và ăn uống phù hợp để không làm ảnh hưởng đến các khí cụ và tiến độ niềng răng.
Tuy nhiên, nhiều người gặp tình trạng bị bung mắc cài khi sử dụng,
Một vài người trong quá trình niềng rơi mắc cài và vô tình nuốt phải. Tình trạng này thường do những nguyên nhân như sau:
Do sự kênh khớp
Khi mắc cài được gắn lên răng nhưng lại bị chạm vào răng của hàm đối diện. Trong quá trình nói hoặc nhai, răng liên tục tác động lên mắc cài, lâu dần, sẽ khiến mắc cài bong ra.
Do đó, khi gắn mắc cài bác sĩ sẽ thường kiểm tra khớp cắn nhiều lần để tránh tình trạng trên xảy ra
Mắc cài gắn trên răng sứ
Mắc cài và keo được thiết kế đặc biệt để dán lên răng, vì vậy, với chất liệu sứ sẽ không thực sự tương thích. Nhiều trường hợp khách hàng có răng sứ khi niềng răng thường xuyên bị rơi mắc cài.
Để khắc phục điều này bác sĩ cần có kỹ thuật hoặc loại keo dán phù hợp để mắc cài được gắn lên chắc chắn hơn.
Do kỹ thuật của bác sĩ
Trong lúc thực hiện gắn mắc cài, bác sĩ và trợ thủ cần thực hiện một số thủ thuật như làm sần bề mặt răng, làm sạch, cách ly nước bọt,… Nếu một trong những bước này thực hiện không tốt hoặc không đủ thời gian có thể khiến mắc cài không được gắn lên răng chắc chắn, từ đó, mắc cài dễ bung tuột hơn.
Vệ sinh miệng sai cách
Nhiều người có thói quen chải răng mạnh tay vì muốn răng sạch hơn. Tuy nhiên, việc này thường phản tác dụng và còn là tác nhân khiến mắc cài dễ bị rơi hơn. Hơn nữa, chải răng quá mạnh còn ảnh hưởng không tốt đến nướu và răng, khiến răng nhạy cảm hơn và dẫn đến chảy máu chân răng.
Ngoài ra, việc lựa chọn bàn chải đánh răng quá cứng cũng có thể nguyên nhân làm cho mắc cài dễ bung tuột hơn.
Chế độ ăn uống sai cách
Khi niềng răng, bác sĩ thường nhắc nhở khách hàng nên ăn nhiều đồ mềm và hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, tuy vậy không phải ai cũng thực hiện được theo chỉ dẫn này. Thói quen ăn nhiều đồ cứng, dai có thể khiến mắc cài dễ tuột, sau đó nuốt luôn cùng thức ăn.
Bị tác động lực
Dù không quá khắt khe nhưng khi niềng răng bạn cũng nên tránh những hoạt động thể chất mạnh, va chạm đến vùng mặt hoặc các môn thể thao có tính đối kháng. Nếu vô tình phải chịu một lực mạnh mắc cài có thể gãy hoặc vỡ.
Mắc cài kém chất lượng
Mắc cài không đảm bảo chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắc cài bị bung tuột do bám vào răng không chắc chắn hoặc dễ biến dạng hơn mắc cài chính hãng.
Nuốt phải mắc cài niềng răng có sao không?
Nuốt phải mắc cài có thể khiến nhiều người lo lắng vì cho rằng đây là một vật bằng kim loại, khi nuốt phải có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mắc cài có kích thước nhỏ và được bo tròn các góc, do đó, mắc cài có thể được đào thải qua đường tiêu hóa mà không gây hại gì cho dạ dày và ruột.
Vấn đề duy nhất bạn phải gặp khi nuốt phải mắc cài đó là phải tốn thêm chi phí để gắn lại mắc cài mới, mất thêm thời gian đến phòng khám và nếu không được bổ sung kịp thời có thể ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ sớm để được xử lý khi gặp phải tình trạng trên nhé!
Phải làm gì khi nuốt phải mắc cài niềng răng?
Như vậy, nếu thấy mình đã vô tình nuốt phải mắc cài thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Khi đó, bạn cần thực hiện những điều sau:
- Bình tĩnh và kiểm tra mình nuốt phải mắc cài niềng răng hay mắc cài chỉ bị rơi ra ngoài.
- Không cố móc họng hay nôn để đưa dị vật ra ngoài.
- Thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết. Bác sĩ sẽ thay mắc cài mới để không làm ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
- Ăn uống và sinh hoạt bình thường để mắc cài nhanh chóng được đưa ra ngoài một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng này tái diễn bạn cần chú ý:
– Chải răng nhẹ nhàng, chọn loại bàn chải lông mềm để răng được làm sạch mà không gây tổn hại đến răng, nướu hay mắc cài.
– Hạn chế tối đa những loại thức ăn dai cứng, nên ăn những loại thức ăn mềm hoặc cắt nhỏ thức ăn khi ăn càng tốt. Điều này vừa tốt cho quá trình niềng răng, tránh làm mắc cài bung tuột vừa tốt cho tiêu hóa.
Đọc chi tiết: Nên ăn gì, kiêng gì khi niềng răng?
– Với mắc cài ở vị trí răng cửa thì rất dễ phát hiện nếu bị rơi mất, nhưng còn đối với mắc cài răng hàm thì có thể khó phát hiện hơn. Do đó, bạn cần phải thường xuyên tái khám để được phát hiện kịp thời, bổ sung sớm tránh làm ảnh hưởng đến niềng răng.
– Hạn chế tác động lực mạnh đến vùng miệng. Tất nhiên, sẽ có một vài trường hợp khó có thể tránh khỏi như tai nạn hay bị vật khác va vào. Nhưng bạn có thể cẩn thận hơn khi chơi thể thao, sinh hoạt hay đi lại. Khi đó, nguy cơ bị bung tuột mắc cài rồi nuốt phải sẽ được giảm đi rất nhiều.
– Chọn nha khoa uy tín để niềng răng. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của một ca niềng và cả trải nghiệm trong suốt quá trình chỉnh nha. Dịch vụ chăm sóc tốt, tay nghề bác sĩ giỏi, máy móc được đầu tư hiện đại và đặc biệt là sử dụng mắc cài chất lượng, chính hãng cũng góp phần hạn chế tình trạng mắc cài bị bung tuột quá nhiều.
Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc nuốt phải mắc cài niềng răng cũng gây cho bạn một vài phiền toái nhất định. Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện những biện pháp bài viết đề cập trên đây và đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý đúng và nhanh nhất nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!