Sai khớp cắn ảnh hưởng đến sự tương quan giữa trán, mũi và cằm khiến cho khuôn mặt không được cân đối. Bên cạnh đó việc sai lệch khớp cắn ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai. Cụ thể khớp cắn là gì và có những loại sai khớp cắn nào, cách khắc phục nào nhanh nhất?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm. Hàm răng đẹp có khớp cắn chuẩn là hàm răng có sự tương quan cân đối giữa răng hàm trên và răng hàm dưới. Không phải ai cũng có hàm răng tiêu chuẩn, mong muốn. Răng có thể mọc không đúng, có các hiện tượng như móm, vẩu, chen chúc,…những hiện tượng này được gọi là sai khớp cắn.
- Sai khớp cắn loại 2 (khớp cắn hô hay vẩu- Protruded teeth)
Biểu hiện ở dạng sai khớp cắn này là: Ở các góc nhìn thẳng và nhìn nghiêng thấy gương mặt bị gẫy, có thể thấy sự lệch trong tương quan phần trán, mũi và cằm. Răng hàm trên che nhóm răng hàm dưới một cách hoàn toàn.
- Sai khớp cắn loại 3 (khớp ngược hay móm- Underbite)
Nguyên nhân hiện tượng này là do vấn đề về cấu trúc xương. Những người khớp cắn ngược thường có những đặc điểm: Sự tương quan giữa phần trán, mũi và cằm bị lệch. Khi nhìn nghiêng, khuôn mặt thường có điểm gãy, cằm bị hô ra. Nhóm răng trước hàm dưới trùm lên nhóm răng trước của hàm trên.
- Khớp cắn hở (Open bite)
Người bị trường hợp này do hồi nhỏ có tật đẩy lưỡi hay mút ngón tay, cắn bút. Tật này làm khẩu hình miệng bị biến dạng dẫn đến cắn hở. Người bị khớp cắn hở thường có biểu hiện như sau : Nhóm răng trước của hai hàm không chạm nhau, có thể nhìn thấy đầu lưỡi qua khe hở khi giao tiếp. Tương quan giữa trán, mũi và cằm bình thường nhưng trong trường hợp vẩu thì sự tương quan sẽ thay đổi. Những người khớp cắn hở thườn gặp khó khăn trong việc cắn xé thức ăn, nên chỉnh nha để làm mất khoảng hở này.
- Sai khớp cắn đối đầu (edge-to-edge bite)
Về bản chất, đây là trường hợp nhẹ của khớp cắn ngược. Tương quan giữa 3 phần trán, mũi và cằm có thể bị lệch và cũng có thể bình thường. Nhóm răng trước hàm trên và nhóm răng trước hàm dưới có tình trạng tiếp xúc đối đầu với nhau khi cắn. Nhóm răng sau của hai hàm có thể chạm nhau ở mặt nhai hoặc không.
Người bị sai khớp cắn ngược khó khăn hơn khi ăn và nhai. Nên được điều trị chỉnh nha để đưa nhóm răng trước hàm trên ra ngoài, chùm lên nhóm răng trước hàm dưới. Các này làm cho khoảng hở giữa hai nhóm răng khép lại giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
- Khớp cắn sâu (Deep bite)
Đây là trường hợp nhẹ của sai khớp cắn loại 2 nên có thể có những biểu hiện tương đồng với loại này. Tương quan của phần trán, mũi và cằm có thể bị lệch hoặc không. Nhóm răng trước hàm trên chùm khuất lấy khóm răng trước hàm dưới. Hai nhóm răng này có thể chạm nhau cũng có thể không. Nhóm răng trước hàm trên có mặt nhai gần sát tới nướu của hàm dưới
- Khớp cắn chéo (Cross bite)
Khớp cắn chéo có những điểm tương đồng hơn với khớp cắn sâu. Người sai khớp cắn ở dạng này thường có những biểu hiện: Đường trục nối từ mũi qua khe của hai răng cửa chính hàm trên và hàm dưới là một đường gấp khúc. Nhóm răng bị xô lệch, nằm trong, nằm ngoài theo từng đoạn nhất định, không theo thứ tự như sai khớp cắn loại 2 hay sai khớp cắn loại 3.
- Cách điều trị hiệu quả khi bị sai khớp cắn là gì?
Phương pháp phổ biến được dùng để chữa trị sai khớp cắn đó là chỉnh nha niềng răng. Cách này vừa giúp chỉnh răng vừa đưa khớp cắn về đúng vị trí, làm cho phương và thế răng trở nên cân đối, khuôn mặt trở nên hài hòa.
Điều trị sai khớp cắn không phải là một kỹ thuật đơn giản vì tác động đến răng và cấu trúc của xương hàm cho nên tìm một địa chỉ tin cậy để thực hiện rất quan trọng. Phòng khám bác sĩ Đức là một cái tên được nhắc đến nhiều bởi dịch vụ chữa sai lệch khớp cắn tân tiến, bác sĩ Đức cũng là một trong số ít bác sĩ được Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ công nhận. Hãy đến với phòng khám bác sĩ Đức – hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO để được cung cấp thêm thông tin bạn nhé!