Sau khi tháo niềng, bạn sẽ được bác sĩ chỉnh nha chỉ định mang hàm duy trì để cố định răng ở vị trí mới. Tuy nhiên, một số người vẫn nghĩ sau khi tháo niềng quá trình chỉnh nha đã kết thúc. Vẫn có trường hợp cả ngày quên đeo hàm. Liệu việc quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Các loại hàm duy trì hiện nay
Hiện nay có 2 loại hàm duy trì đang được sử dụng phổ biến đó là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Mỗi loại sẽ có hình dạng và thiết kế khác nhau phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Hàm duy trì cố định
Được thiết kế bởi 1 thanh kim loại hoặc dây duy trì được gắn vào mặt trong của răng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng sử dụng được loại hàm này vì còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người và chỉ định của bác sĩ chỉnh nha.
Hàm duy trì tháo lắp
Được thiết kế hình dạng máng trong suốt hoặc dạng nhựa dẻo kết hợp cung kim loại để ôm cung răng. Hiện nay, hàm duy trì tháo lắp có 2 loại đang được sử dụng phổ biến đó là hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại và hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt.
Giống như tên gọi, đây là hàm duy trì được thiết kế bằng 1 dây kim loại ôm sát vào đoạn răng cửa giữa 2 răng nanh, đồng thời gắn vào khuôn acrylic nằm trên miệng vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bạn sau khi niềng.
Ưu điểm: Có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng
Nhược điểm: Khi mang loại này sẽ để lộ dây kim loại ra bề mặt ngoài của răng, nên xét về tính thẩm mỹ là chưa cao. Bên cạnh đó, thời gian đầu khi mang hàm bạn sẽ cảm thấy có một chút vướng víu, khó chịu nhẹ.
Hàm duy trì này được chế tác bằng khay nhựa trong suốt dựa trên dấu mẫu hàm của mỗi người.
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, khi mang hàm bạn sẽ không còn lo sợ bị lộ ra bên ngoài bề mặt răng.
Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh mỗi khi ăn uống.
Nhược điểm: Chi phí làm hàm duy trì khay trong suốt chắc chắn sẽ cao hơn so với loại tháo lắp bằng kim loại.
- Hàm duy trì cố định bằng kim loại
Đây là loại hàm dùng để ổn định răng sau khi tháo niềng hoặc tháo mắc cài. Hàm được thiết kế dạng một đoạn dây đai thép Composite để gắn vào mặt trong của răng.
Ưu điểm: Đảm bảo tính thẩm mỹ do dây kim loại được gắn phía mặt trong nên sẽ rất khó phát hiện kể cả khi đeo.
Nhược điểm: Do cố định không tháo lắp được nên việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
Và dù bạn sử dụng hàm duy trì nào, thì bạn cũng đừng quên đeo hàm vì có thể ảnh hưởng tới kết quả sau chỉnh nha nhé!
Vì sao cần đeo hàm duy trì sau niềng?
Sau khi tháo niềng, quá trình chỉnh nha của bạn vẫn sẽ tiếp diễn bằng việc đeo hàm duy trì. Bác sĩ chỉnh nha sẽ yêu cầu bạn mang khay duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Thường là khoảng 6 tháng đầu sau khi tháo niềng. Bởi lúc này, chân răng của bạn còn rất yếu ở vị trí mới, nếu không chú ý chân răng rất có thể xê dịch quay về vị trí ban đầu trước khi niềng. Do đó, để cố định và giữ răng ở vị trí mới chúng ta cần phải đeo hàm duy trì sau khi đã tháo niềng.
Quên đeo hàm duy trì 1 ngày có sao không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên, quên đeo hàm duy trì 1 ngày không gây hậu quả nghiêm trọng gì cả. Bởi việc đeo hàm duy trì thường được khuyến cáo là mang liên tục trong khoảng thời gian 06 tháng đầu sau khi tháo niềng, chỉ trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau khoảng thời gian này, thời gian đeo hàm sẽ giảm dần, bạn chỉ cần mang cách ngày là được.
Mặc dù quên đeo hàm 1 ngày không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đeo hàm thường xuyên để tránh tình trạng này lặp lại nhiều lần để không bị chạy răng sau niềng.
Những lưu ý khi đi đeo hàm duy trì
Để thời gian đeo hàm duy trì ngắn lại và ổn định răng về vị trí mới, bạn cần chú ý những thông tin sau:
Hướng dẫn đeo hàm duy trì đúng cách
Với mỗi loại hàm duy trì sẽ có một cách đeo khác nhau, cụ thể:
- Hàm duy trì cố định: bạn sẽ không phải tìm hiểu việc đeo hàm đúng kỹ thuật vì bác sĩ sẽ là người gắn cố định hàm lên cho bạn.
- Hàm duy trì tháo lắp: Đối với cả 2 loại tháo lắp bằng kim loại và bằng nhựa, mỗi một hàm đã được thiết kế phù hợp với mỗi khách hàng. Bạn chỉ cần há rộng miệng rồi đưa hàm vào trong khoang miệng sao cho các mấu vừa khít với từng vị trí răng. Khi muốn tháo hàm ra, bạn dùng ngón tay đã rửa sạch lấy khay ra, vệ sinh và đựng vào trong hộp đựng khay để tránh việc làm thất lạc.
Thời gian đeo hàm duy trì
Thực tế, hiện nay thời gian đeo hàm duy trì của mỗi người là khác nhau. Cụ thể:
- Với trẻ em, cần phải đeo hàm duy trì tới khi trưởng thành.
- Với những người có tình trạng răng yếu: Thời gian đeo là từ 6 – 12 tháng, 6 tháng đầu bạn phải mang hàm duy trì liên tục, sau đó có thể giảm thời gian đeo xuống 18h/ngày.
Bởi vậy, có những người chỉ cần đeo vài tháng, có những người đeo vài năm, thậm chí đối với những người răng yếu phải đeo hàm duy trì cả đời. Đặc biệt, hàm duy trì được thiết kế phù hợp với từng tình trạng răng miệng của mỗi người đảm bảo răng cố định và tránh những tình trạng dịch chuyển xô lệch.
Vệ sinh hàm duy trì
Việc vệ sinh hàm duy trì cũng quan trọng giống như việc vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng vậy. Sử dụng bàn chải mềm, máy tăm nước, chỉ nha khoa kết hợp súc miệng đầy đủ sẽ làm hạn chế tình trạng vi khuẩn phát triển gây các bệnh lý về răng miệng.
Một số lưu ý khác khi mang hàm duy trì
- Chỉ tháo hàm duy trì khi cần thiết
- Không để hàm duy trì ở nơi quá nóng hoặc rửa với nước nóng
- Hạn chế bọc hàm duy trì bằng giấy ăn
- Trường hợp mất hoặc hỏng cần báo ngay cho bác sĩ để làm lại hàm duy trì
- Vệ sinh hàm duy trì bằng bàn chải có đầu lông mềm, và ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Chế độ ăn uống phù hợp
Đọc thêm: Có nên tẩy trắng răng sau khi niềng không?