Câu hỏi: “Chào bác sĩ, răng của em bị hô, mọc chen chúc trông rất mất thẩm mỹ mà công việc lại thường xuyên giao tiếp với khách hàng. Em đang có ý định đi niềng răng nhưng băn khoăn không biết bị sâu răng có niềng được không ạ? Chi phí niềng răng hiện nay là bao nhiêu? Rất mong nhận được giải đáp của bác sĩ! (Bạn Nguyễn Thuý Loan – 27 tuổi – Hà Nội).
Trả lời
Mục lục
Chào bạn Nguyễn Thuý Loan, rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau.
Đang bị sâu răng có niềng được không?
Bị sâu răng thực chất là bệnh lý rất nhiều người đang gặp phải kể cả ở người lớn và trẻ em do nhiều nguyên nhân như: quá trình vệ sinh răng miệng chưa chính xác, men răng bẩm sinh yếu dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài… Cách điều trị răng sâu cũng không hề khó và cần được hỗ trợ kịp thời để tránh tình trạng đau nhức, khó chịu, thậm chí nguy hại hơn là mất răng vĩnh viễn.
Còn niềng răng là phương pháp chỉnh nha quen thuộc được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Các khí cụ được áp dụng nhằm giúp cho răng dịch chuyển về đúng vị trí cung hàm như mong muốn. Cách làm này hiệu quả với nhiều trường hợp răng bị hô, vẩu, lệch lạc, khấp khểnh… Tuy nhiên cũng như bạn thì có người băn khoăn không biết đang sâu răng có niềng được không.
Để trả lời cho câu hỏi: Bị sâu răng có niềng được không, các chuyên gia đã khẳng định là có thể niềng được. Nhưng trước tiên cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng, trị liệu trước khi niềng và phòng ngừa sâu răng khi đang niềng. Ngay khi thấy có dấu hiệu bị sâu răng mà đang ấp ủ ý định niềng răng, bạn nên đến địa chỉ nha khoa để điều trị ngay. Mục đích là tránh cho chúng nặng và lan rộng hơn, có thể ảnh hưởng đến vấn đề chỉnh nha sau này.
Cách xử lý sâu răng trước khi niềng
Xử lý sâu răng trước khi niềng là điều cần thiết và được chia thành nhiều trường hợp khác nhau.
Trường hợp răng sâu nhẹ
Với trường hợp răng sâu nhẹ, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến quá trình chỉnh nha nhưng bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị dứt điểm trước. Điều này nhằm đảm bảo răng sâu không lan rộng, khi đeo niềng cũng không bị đau nhức do sâu răng gây ra. Hơn nữa, nếu vết sâu răng lan càng rộng thì khí cụ để niềng cũng sẽ gặp khó khăn lúc siết dây cung, mắc cài.
Biểu hiện của sâu răng nhẹ là trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ hỏng nhỏ có màu đen hoặc trắng đục. Sau khi bác sĩ xử lý vết sâu, bạn có thể bắt đầu niềng răng.
- Nếu sâu răng mới chớm xuất hiện, bác sĩ chỉ cần bổ sung florua cho khách hàng.
- Nếu sâu răng lớn hơn, bác sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và hàn trám lại răng.
Trường hợp răng sâu nặng tới tuỷ
Nếu răng bị sâu nặng tới tuỷ, lúc này bản thân khách hàng cũng chưa muốn niềng răng ngay khi mà những cơn đau đang rất khó chịu. Cố tình lắp khí cụ niềng răng mà chưa điều trị triệt để thì vi khuẩn đang lẫn trong ống tuỷ, xương càng dễ lan rộng hơn.
- Trước tiên, bác sĩ loại bỏ sạch sẽ mô sâu răng. Rồi đánh giá tình trạng tuỷ còn lại. Nếu có thể giữ được thì bác sĩ giữ, không thì cần tiến hành diệt tuỷ.
- Trường hợp răng đã diệt tuỷ, thân răng trở nên yếu hơn nên tiến hành niềng răng tương đối rủi ro. Khi đó, bác sĩ yêu cầu khách hàng bọc răng sứ. Độ bền của răng sứ giúp cho quá trình niềng răng về sau thuận lợi hơn.
Trường hợp sâu vỡ hết thân răng
Trường hợp nặng hơn nếu thân răng bị phá vỡ do sâu răng thì không thể niềng răng ngay được. Bởi khi đó thân răng đã không còn đủ diện tích để gắn các khí cụ nha khoa lên trên. Vì vậy, bác sĩ phải điều trị sâu răng, khôi phục thân răng rồi mới niềng được.
- Nếu bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình sứ và niềng răng.
- Nếu thân răng đã bị phá huỷ quá nhiều, không thể phục hình sứ thì bác sĩ yêu cầu nhổ răng. Sau đó tùy thuộc phác đồ điều trị mà sẽ có hướng phù hợp.
Làm gì khi răng bị sâu trong khi niềng?
Trong quá trình niềng răng có đôi khi sẽ xảy ra trường hợp bị sâu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này bác sĩ kiểm tra tình trạng cụ thể rồi đưa ra phương pháp giải quyết tốt nhất.
Xử lý răng chớm sâu bằng thuốc
Nếu răng mới chớm bị sâu, còn nhẹ thì xử lý răng trong khi niềng cũng rất đơn giản. Bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng và xử lý ngay bằng thuốc chuyên dụng được chấm trực tiếp vào vết sâu. Răng sâu càng nhẹ thì quá trình điều trị càng đơn giản. Nếu thấy có dấu hiệu răng bị đổi màu, ngứa răng, nướu thì đến ngay phòng khám để xử lý nhé.
Hàn trám lại răng sâu nhẹ
Nếu bạn bị sâu răng ở mức độ nhỏ, trung bình, bác sĩ sẽ yêu cầu hàn trám sau khi điều trị sâu. Mục đích chính là đảm bảo không cho thức ăn đọng lại bên trong những lỗ sâu. Không trám lại lỗ hổng thì việc bị sâu trở lại rất dễ xảy ra. Bạn càng mất thêm thời gian, tiền bạc để đi trị liệu một lần nữa. Việc hàn trám cho răng đang niềng cũng không cần phải tháo mắc cài nên khách hàng không mất nhiều thời gian.
Bọc răng sứ/ Nhổ răng nếu sâu nặng
Trong trường hợp lỗ sâu răng lớn, vết sâu làm hỏng tuỷ, bác sĩ sẽ cân nhắc việc bọc răng sứ hoặc nhổ răng cho khách hàng.
Lúc này, bác sĩ cần tháo khí cụ trước khi điều trị sâu răng. Đợi khi đã chữa răng xong thì gắn lại như cũ. Việc này sẽ đơn giản hơn với người đang dùng khay niềng trong suốt. Còn nếu phải nhổ răng, bạn sẽ được thiết kế bộ niềng răng mới.
Làm gì để hạn chế sâu răng khi niềng răng?
Khi niềng răng bạn cần đeo khí cụ trong một thời gian dài. Điều này cũng là lý do làm cho quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Các vụn thức ăn dễ mắc lại trong mắc cài, khoang miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống hợp lý, đủ chất chính là tiền đề quan trọng giúp mọi người có được sức khoẻ tốt, không bị sụt giảm cân trong thời gian dài. Ngoài ra, điều này cũng nhằm bảo vệ khí cụ niềng răng luôn an toàn, vận hành một cách tốt nhất.
- Bạn không nên ăn thực phẩm quá nóng như lẩu, quá lạnh hoặc các đồ cay nóng.
- Bạn không nên ăn hoa quả hoặc thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh… trước khi đi ngủ.
- Bạn không nên hút thuốc lá, đồ có cồn, thực phẩm màu đậm
- Cần bổ sung thường xuyên các thực phẩm nhiều vitamin C, rau xanh giúp răng luôn chắc khoẻ.
- Nên ăn các đồ mềm, chứa dinh dưỡng đầy đủ bao gồm cả thịt, hải sản…
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Vệ sinh răng miệng chính là khâu quan trọng nhất để ngăn ngừa sâu răng. Khi thực hiện, bạn chú ý những điều sau.
- Trước tiên, hãy chọn bàn chải đánh răng cho người niềng răng phù hợp. Trong đó ứng cử viên sáng giá là bàn chải kẽ với các sợi lông mềm, nhỏ, mảnh, dễ len lỏi vào khí cụ nha khoa. Nếu có điều kiện hơn, bạn mua bàn chải điện có nhiều chức năng đặc biệt hơn nhé.
- Chọn kem đánh răng có chứa flour giúp bảo vệ răng tốt hơn.
- Học cách đánh răng chuẩn nhất: Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải. Sau đó đặt bàn chải lên răng, xoay tròn nhẹ theo bề mặt răng. Chải thật sạch từng mặt của răng từ phía trên, phía dưới, giữa các mắc cài. Nghiêng bàn chải 45 độ để các lông bàn chải có thể đi sâu vào trong kẽ răng. Chú ý chải nhẹ nhàng, đừng quá mạnh tay dễ làm bung khí cụ hoặc gây cảm giác khó chịu. Mỗi lần đánh răng nên kéo dài khoảng 2 phút. Đừng kéo ngang bàn chải vì dễ làm răng mòn, nướu bị tổn thương.
- Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, cạo lưỡi, nước súc miệng giúp làm sạch mảng bám nhanh chóng, hiệu quả hơn.
➤Xem chi tiết : Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài niềng răng
Dùng khay niềng trong suốt Invisalign
Niềng trong suốt Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất và đặc biệt tối ưu trong trường hợp răng bị sâu hoặc răng đang trám. Đơn giản là bạn có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng để vệ sinh răng miệng thoải mái hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả chỉnh nha cũng không kém so với phương pháp khác.
Chi phí niềng răng khi răng sâu là bao nhiêu?
Sau khi đã tìm hiểu cụ thể thông tin bị sâu răng có niềng được không thì điều nhiều người quan tâm lúc này sẽ là chi phí. Thông thường, chi phí niềng răng khi răng sâu bao gồm cả phí điều trị răng sâu và niềng răng. Mức giá còn phụ thuộc vào: tình trạng răng sâu, số răng sâu và loại mắc cài chỉnh nha mà bạn chọn lựa. Các loại phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay bao gồm:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có lịch sử lâu đời nhất nhưng vẫn được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Chúng dễ dàng khắc phục tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, khấp khểnh… từ nhẹ đến nặng.
Hiện nay, phương pháp được chia thành: niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc.
- Niềng răng mắc cài thường: Dùng dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài cho mỗi chiếc răng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Không sử dụng dây thun mà có nắp trượt tự động giúp giữ dây cung trong mắc cài nên dây cung có thể trượt tự do, làm giảm tối đa lực ma sát và thời gian niềng răng.
➤Xem chi tiết: 19 điều bạn nên biết trước khi niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ cũng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như mắc cài kim loại. Chỉ khác biệt là chất liệu của mắc cài làm bằng sứ nguyên chất cao cấp có màu sắc tương đồng với màu răng. Mắc cài sứ được chia làm 2 loại là: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc. So với mắc cài kim loại, phương pháp này sở hữu ưu điểm vượt trội hơn hẳn về tính thẩm mỹ khi ít lộ dấu vết đang niềng răng, quá trình vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn…
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây khi có thể đạt tới trình độ “niềng như không niềng”. Các khay trong suốt được thiết kế chuyên biệt cho từng người, bám sát khít vào từng chiếc răng, giúp chúng dịch chuyển từng chút một về đúng vị trí mong muốn. Bạn có thể tự tin giao tiếp với người khác, không lo bung tuột mắc cài, không sợ tổn thương má, nướu. Đặc biệt thoải mái ăn uống những thứ mình thích, quá trình vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.
Được thành lập từ năm 2006, đến nay nha khoa Thuý Đức vẫn được khách hàng tin tưởng nhất là với dịch vụ niềng răng. Nơi đây sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất chắc chắn sẽ giúp quý khách hàng sở hữu hàm răng chuẩn, đều, đẹp như ý muốn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, bạn có thể liên hệ HOTLINE 02422 162 160 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất cho bạn nhé ĐĂNG KÝ