Tuy có thể điều chỉnh những chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm nhưng niềng răng lại có thể dẫn đến một số hệ lụy trong đó có tình trạng răng bị ố vàng, đổi màu. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân khiến răng bị ố vàng sau khi niềng để có cách khắc phục phù hợp qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, đổi màu sau khi niềng
Răng bị vàng sau khi niềng là tình trạng thường gặp. Theo số liệu thống kê, có đến hơn 70% người gặp phải vấn đề răng bị ố vàng, đổi màu sau khi niềng răng ở các mức độ khác nhau.
Răng bị vàng, đổi màu không phải là do các khí cụ niềng răng bởi vì hệ thống dây cung và mắc cài được tạo thành từ những hợp chất an toàn cho khoang miệng. Chính vì thế mà nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng, không gây bất kỳ kích ứng nào và không làm cho răng bị vàng.
Răng sau khi niềng bị vàng thường do một số nguyên nhân sau:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về răng miệng cũng như tình trạng vàng răng. Khi niềng răng, hệ thống dây cung và mắc cài được gắn trên bề mặt răng để tạo lực dịch chuyển răng về đúng vị trí trên khung hàm. Những khí cụ này tạo điều kiện cho thức ăn thừa, vi khuẩn, mảng bám dễ bám dính lại, tích tụ thành vôi răng, gây vàng răng.
Chải răng sai cách sẽ không loại bỏ được sạch mảng bám ở trên răng và mắc cài
Nếu như không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, theo thời gian, vi khuẩn trong mảng bám hấp thu đường trong thức ăn mà bạn bổ sung hàng ngày và chuyển hóa thành axit. Loại axit này có thể kích thích nướu, gây ra một số vấn đề về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu và hôi miệng.
Thời gian cho một ca niềng răng có thể kéo dài từ 1,5 đến 2,5 năm tùy các trường hợp nặng nhẹ. Nếu không vệ sinh răng miệng tốt trong khoảng thời gian này sẽ khiến cho tình trạng răng miệng trở nên rất tệ.
Vì thế, việc loại bỏ sạch mảng bám ở trên răng và xung quanh mắc cài là rất cần thiết và cần được làm thường xuyên. Đây chính là biện pháp tốt nhất giúp giảm thiểu nguy cơ gây các bệnh lý về răng miệng, giúp răng khỏe mạnh và đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất.
Đọc thêm: Bị nhiệt miệng khi niềng răng phải làm sao?
Do lựa chọn sai sản phẩm chăm sóc răng miệng
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách thì người bệnh cũng cần phải lựa chọn những sản phẩm chăm sóc răng phù hợp. Thường thì mọi người vẫn nghĩ rằng các dụng cụ vệ sinh răng miệng cho người niềng răng cũng giống với người bình thường. Tuy nhiên, việc này cần tỉ mỉ hơn rất nhiều.
Do hệ thống dây cung và mắc cài phức tạp trên thân răng nên bạn phải lựa chọn những loại bàn chải đánh răng có thể dễ luồn lách được vào các kẽ răng, mắc cài và dây cung và kết hợp sử dụng thêm tăm nước và chỉ nha khoa để có thể làm sạch sâu hơn.
Kem đánh răng và nước súc miệng cũng vậy. Nếu lựa chọn sản phẩm không phù hợp, sử dụng kem đánh răng với nồng độ floride cao sẽ tạo nên các mảng bám trên răng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn và bị cản trở nhiều. Ngoài ra, các loại nước súc miệng có chứa Minocycline cũng khiến răng bị vàng nếu sử dụng dài ngày
Hiện nay, trên thị trường có một số loại kem đánh răng chuyên dụng dành cho người niềng răng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thay thế cho các loại kem đánh răng thông thường đang sử dụng để bảo vệ màu răng tốt hơn, đồng thời ngăn vi khuẩn trong các kẽ niềng.
Dùng thực phẩm gây đổi màu răng
Sử dụng đồ uống có màu dễ khiến răng bị đổi màu, ố vàng khi niềng răng.
Sử dụng các đồ ngọt, đồ ăn thức uống có màu đậm cũng có khả năng làm thay đổi màu răng. Các loại đồ ăn, thức uống có thể gây vàng, ố răng bao gồm: củ dền, coca cola, cafe, các loại rượu đỏ, quả mâm xôi… Màu từ các loại thực phẩm dễ đọng lại trên dụng cụ chỉnh nha và rất khó làm sạch.
Nếu bạn cố gắng chải thật mạnh để loại bỏ màu bám dính trên các dụng cụ chỉnh nha có thể khiến dây cung niềng răng bị tuột. Còn nếu như bạn chỉ chải nhẹ thì không thể loại bỏ hết được màu bám đọng lại khiến cho răng dễ bị vàng và ố màu.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh
Nhiều loại thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây vàng răng đối với một số người. Các loại thuốc kháng sinh có thể khiến răng bị ngả màu như Tetracycline, Doxycycline, Histamine, Albuterol.
Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây làm ố màu men răng. Trong thuốc lá có chứa hoạt chất nicotin khi phản ứng với oxy trong không khí sẽ tạo thành hoạt chất có màu vàng. Chính vì vậy, nếu thường xuyên hút thuốc lá trong quá trình niềng răng có gây ố màu men răng.
Nicotin trong khói thuốc có thể phản ứng với oxy trong không khí gây ố màu men răng
Đặc biệt, hút thuốc lá còn gia tăng nguy cơ gây một số bệnh lý về răng miệng như: hôi miệng, khô miệng, sâu răng… và có thể làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Nhiễm fluor
Tuy Fluor là khoáng chất cần thiết giúp tái khoáng men răng và phòng ngừa sâu răng. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều fluor có thể làm xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc vàng trên bề mặt răng. Tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi giảm lượng flour trong quá trình ăn uống và chăm sóc răng miệng.
Đọc bài viết: Niềng răng xong bị móm – nguyên nhân và cách xử lý
Khắc phục tình trạng răng bị ố vàng sau khi niềng răng
Như đã nói ở trên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng ố vàng sau khi niềng răng là do vấn đề chăm sóc răng miệng không sạch sẽ và không đúng cách. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng niềng răng bị ố vàng thì chăm sóc răng miệng là điều hết sức quan trọng. Bạn có thể tham khảo và làm theo một số hướng dẫn sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng
Do sự vướng víu của hệ thống mắc cài và dây cung nên kỹ thuật vệ sinh răng răng miệng cần được thực hiện một cách khéo léo và tỉ mỉ. Ngoài việc làm sạch răng thông thường bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng, bạn cần chú ý vệ sinh thật sạch trong các kẽ hở giữa mối dây cung và thân răng.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng theo từng dụng cụ, bạn hãy kiên nhẫn và thực hiện đều đặn trong suốt quá trình chỉnh nha để mang lại hiệu quả tốt nhất:
+) Chải răng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng răng ố màu khi chỉnh nha
Để hạn chế sự tích tụ của các mảng bám, mỗi ngày bạn nên đánh răng từ 2 – 3 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Để có thể chải răng đúng cách, điều đầu tiên là bạn cần lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp. Các tiêu chí lựa chọn bàn chải đánh răng khi niềng răng bao gồm:
- Bàn chải đánh răng có lông mềm để không gây mòn men răng và tổn thương đến nướu.
- Chọn bàn chải đánh răng có đầu tròn, nhỏ để dễ luồn lách vào làm sạch các ngõ ngách của răng mà không làm tổn thương nướu.
Đối với người niềng răng thì hãy thay bàn chải 3 tháng 1 lần hoặc sớm hơn, nhất là khi lông bàn chải có xơ tua để đảm bảo việc chải răng đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi chải răng hãy thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng, xoay bàn chải theo hình tròn hoặc chiều dọc nhẹ nhàng trên bền mặt răng để hạn chế làm mòn lớp men răng. Chải lần lượt từ mặt ngoài rồi vào mặt trong và các chỗ có mắc cài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm bàn chải kẽ răng được thiết kế nhỏ gọn, mềm mại dễ đi sâu vào kẽ răng và dây cung hơn so với bàn chải thường.
Thời gian chải răng ở người niềng răng thường sẽ khó khăn và mất thời gian hơn chút so với người bình thường, mỗi lần đánh răng ít nhất sẽ là 2 phút để đảm bảo các mảng bám được loại bỏ hoàn toàn.
Lưu ý: Không đánh răng ngay sau khi ăn đồ ăn có chứa axit như cam, quýt, bưởi, chanh… Bởi lúc này các axit có thể làm cho men răng yếu đi, nếu đánh răng ngay sẽ gây tổn hại tới men răng.
+) Sử dụng chỉ nha khoa
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa bám lại trên kẽ răng mà chải răng còn sót lại
Chỉ nha khoa là sản phẩm vệ sinh răng miệng được nha khoa khuyên dùng ngay cả khi mà bạn không thực hiện niềng răng. Mỗi ngày bạn nên sử dụng chỉ nha khoa từ 1 – 2 lần để có thể làm sạch được hết những thức ăn thừa sót ở kẽ răng mà chưa được lấy hết ra sau khi đánh răng.
Thay đổi các thói quen xấu
Ngoài vệ sinh răng miệng kém, răng bị ố vàng khi niềng cũng có thể xảy ra do thói quen ăn uống, thuốc lá… Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, và từ bỏ những thói quen xấu trong suốt quá trình niềng răng cũng là yếu tố giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng đổi màu răng
Vì vậy để cải thiện và phòng ngừa tình trạng ố màu men răng, bạn nên thay đổi các thói quen sau:
- Không hút thuốc lá hoặc hạn chế ở mức tối đa trong thời gian niềng răng – chỉnh nha cũng như khi không niềng răng để hạn chế tình trạng ố màu men răng.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn và thức uống màu đậm, chứa chất kích thích để hạn chế màu của thực phẩm bám lại trên men răng như: nước ngọt có gas, cà phê, nước trái cây đóng hộp, socola, nghệ vàng,…
- Tránh một số loại thực phẩm dai, cứng và dẻo vì chúng có thể bám dính trên bề mặt răng, vào bên trong mắc cài và mặt trong của răng gây tích tụ nhiều cao răng và khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Theo thời gian, men răng bị ngả màu và sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Hạn chế ăn vặt, không ăn các đồ có chứa nhiều đường trước khi đi ngủ mà không đánh răng lại lần nữa.
- Không nên bổ sung quá nhiều fluor, nếu muốn bổ sung để phòng ngừa sâu răng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng và cách bổ sung hợp lý.
Đọc thêm: 10 lưu ý bạn nhất định phải biết để có hàm răng đều đẹp sau khi chỉnh nha
Làm trắng răng bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà
Ngoài việc xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng khoa học, không sử dụng những loại đồ ăn thức uống làm đổi màu men răng, có một cách đơn giản nữa là bạn cũng có thể cải thiện tình trạng răng ố vàng khi niềng bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Các nguyên liệu này có thể loại bỏ mảng bám và vết ố trên lớp men giúp trả lại hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ.
Các nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để làm trắng răng bao gồm: giấm táo, than hoạt tính, baking soda, dầu dừa,… Đây là những nguyên liệu lành tình, có công dụng hỗ trợ làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám và mang lại hàm răng trắng sáng, chắc khỏe. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn nên nghe tư vấn của các bác sĩ và thực hiện đúng cách.
Hỏi đáp: Có cần thiết tẩy trắng răng trước khi niềng không?
Răng bị ố vàng, đổi màu khi niềng răng dù ít hay nhiều cũng khiến bạn cảm thấy mất tự tin và khó chịu. Nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy tham khảo và thực hiện theo các mẹo trên đây để bảo vệ răng miệng tốt nhất và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Ngoài ra, để tránh trường hợp răng đổi màu sau khi chỉnh nha, hạn chế những vấn đề không mong muốn trong quá trình niềng răng, bạn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng, ví dụ như Nha Khoa Thúy Đức.
Bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng khám Nha khoa Thúy Đức hoặc với bác sĩ Đức – chuyên gia chỉnh nha thuộc hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO để được tư vấn chi tiết nhất. Nha Khoa Đức Thúy đáp ứng tất cả tiêu chí của cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Đây là địa chỉ niềng răng được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
PHÒNG KHÁM NHA KHOA THÚY ĐỨC
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
- Điện thoại liên hệ: 086.690.7886. Hotline: 093 186 3366