Bọc răng sứ là kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao trong tất cả các công đoạn từ lấy dấu răng đến chế tác, gắn mão sứ. Chỉ cần sơ sẩy một chút, răng sứ bị hở có thể dẫn tới những cơn đau nhức, ê buốt khi ăn uống. Thậm chí hậu quả nghiêm trọng hơn là lệch khớp cắn, tiêu xương hàm,… Để tìm hiểu cụ thể dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục tốt nhất, bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Những dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở thường gặp
Nói sơ qua về quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài một phần mô răng thật để tạo cùi răng. Sau đó chụp mão răng sứ được chế tác gần giống với răng thật lên trên. Khi đó chiếc răng mới ra đời có hình dáng và chức năng tương tự như răng cũ. Tuy nhiên đôi khi vì lý do nào đó, răng sứ của bạn bị hở, không được sát khít với nhau. Một vài biểu hiện cụ thể như sau:
– Xuất hiện khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu
Chỉ cần quan sát bằng mắt thường qua gương, bạn nhận ra vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu có 1 khe hở. Khe hở này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cùi răng, gây tình trạng đau nhức, viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn là phá hủy chân răng thật, làm cho răng yếu và rụng đi.
– Nướu bị tụt làm lộ ra cùi răng sứ bên trong
Tiếp đến, bạn thấy phần nướu bị tụt, lộ ra phần chân răng. Đặc biệt ở vị trí răng cửa và răng nanh là nhìn rõ nhất khi không bị che lấp. Còn nếu là răng hàm thì sẽ khó nhận biết hơn.
– Xuất hiện những vệt đen mờ quanh chân răng
Những vệt đen mờ quanh chân răng thường gặp ở người lắp mão sứ kim loại. Bọc răng sứ bị hở tạo khoảng trống với nướu, kích thích quá trình oxy hóa khi tiếp xúc với thức ăn, nước bọt trong khoang miệng làm chân răng bị đen. Bạn có thể dùng gương để soi sẽ thấy vị trí bọc răng sứ quanh chân răng có vệt đen mờ.
– Cảm giác cộm, ê buốt, đau nhức khi ăn nhai
Một điều khác cũng rất dễ nhận biết khi răng sứ bị hở là cảm giác cộm, ê buốt, đau nhức khi ăn nhai. Nguyên nhân là do phần cùi răng bị hở sẽ trở nên yếu, nhạy cảm hơn, dễ chịu tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, nếu bạn lắp mão sứ không đúng tỷ lệ dễ khiến cho răng sứ bị kênh, không khớp với hàm và gây cảm giác cộm khi ăn.
– Bị mắc thức ăn gây hôi miệng, khó chịu
Bọc răng sứ hở ra làm cho thức ăn dễ mắc vào gây vướng víu, khó chịu. Tình trạng này hay gặp ở răng hàm và răng nanh. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận dễ gây các bệnh như sâu răng, hôi miệng, sưng nướu,…
Giải đáp chi tiết: Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?
Nguyên nhân làm răng sứ bị hở
Răng sứ bị hở có thể xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Ví dụ như tay nghề của bác sĩ, chất liệu làm răng sứ,… Cụ thể hơn sẽ được chuyên gia phân tích dưới đây.
Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Trước tiên, bác sĩ là yếu tố rất quan trọng quyết định việc bọc răng sứ có thành công hay không. Nếu không may chọn phải bác sĩ có tay nghề còn non kém, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm khi mài răng, lắp răng sứ thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn thấy mô nướu xung quanh tụt xuống dưới cuống răng và làm hở cổ chân răng.
Chế tác răng sứ sai kích thước
Tiếp đến một công đoạn khác cũng có thể trở thành nguyên nhân làm cho răng sứ bị hở là chế tác răng sứ sai kích thước. Theo quy trình ở trên, sau khi mài cùi răng thật, bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm để thiết kế mão sứ. Nếu phần mão sứ được chế tác đúng chuẩn kích thước thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra.
Còn trường hợp sử dụng thiết bị lâu năm để lấy dấu hàm, kỹ thuật viên chế tác răng sứ còn thiếu kinh nghiệm thì phần mão sứ dễ xảy ra sai lệch. Dù kích thước mão sứ nhỏ hơn hay lớn hơn so với cùi răng thật đều không thể tạo nên một chiếc răng sứ hoàn thiện nhất. Trường hợp răng sứ được chế tác quá dày, chèn ép lên phần cổ răng làm cho răng bị đẩy khỏi vị trí ban đầu dẫn tới hở cổ chân răng.
Sử dụng răng sứ kém chất lượng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ với chất liệu và nguồn gốc khác nhau. Nếu không tìm hiểu kỹ, chọn đúng địa chỉ uy tín, bạn rất khó tìm được mão sứ chất lượng.
Sử dụng răng sứ kém chất lượng có thể dẫn tới kích ứng phần nướu, sưng tấy, viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện khe hở chân răng. Thậm chí mão sứ có thể bị tuột ra khỏi cùi răng thật. Để khắc phục, bạn buộc phải bọc lại răng sứ mới vừa tốn kém lại mất thêm thời gian.
Keo dán răng sứ không tốt
Trong khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ sử dụng một loại keo dán nha khoa chuyên dụng nhằm cố định mão sứ với cùi răng thật. Khi đó, chiếc răng sứ trở nên chắc chắn, tạo cảm giác thoải mái khi ăn uống. Vì là sản phẩm chuyên dụng nên chúng còn hạn chế tối đa tình trạng răng sứ bị rơi hay vỡ.
Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp sử dụng keo dán kém chất lượng, không đạt chuẩn làm cho độ bám dính giữa mão sứ và cùi răng còn bị lỏng lẻo. Khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, mão sứ có nguy cơ bị rơi ra.
Chế độ chăm sóc răng miệng sai cách
Chăm sóc răng miệng chưa cẩn thận cũng có thể là nguyên nhân làm cho răng sứ bị hở. Ví dụ khi đánh răng, bạn dùng lực chải quá mạnh, chải theo chiều ngang. Khi đó phần mão sứ dễ tuột ra làm lộ cùi răng thật.
Tác động từ ngoại lực
Một số tác động ngoại lực khác như tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm khi chơi thể thao, ăn đồ quá cứng hoặc quá dẻo có thể làm giảm độ bám dính của cùi răng với mão sứ. Răng dễ bị lệch khỏi vị trí và hở cổ chân răng.
Những tác hại khi bọc răng sứ bị hở
Răng sứ bị hở tưởng như không cần quá lưu tâm nhưng chúng để lại nhiều phiền phức hơn bạn nghĩ. Ngoài việc lộ chân răng, nó ảnh hưởng đến cả khả năng ăn nhai và nguy cơ mất răng thật.
– Làm mất tính thẩm mỹ
Khi răng sứ bị hở, cùi răng thật lộ ra ngoài nên nhìn tổng thể chung hàm răng của bạn sẽ không còn đẹp hoàn hảo như ban đầu. Đặc biệt với người bọc mão sứ kim loại, phần viền nướu có thể xuất hiện cả vết mờ nhìn càng không được tự nhiên. Nếu để lâu mà không khắc phục, bạn cảm thấy ngại giao tiếp, tự ti và khó hòa nhập với người khác. Từ đó dễ đánh mất nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc & cuộc sống.
– Mắc phải nhiều bệnh lý
Một vấn đề nghiêm trọng khi khe hở xuất hiện giữa mão sứ và cùi răng thật là thức ăn dễ bị mắc lại. Sau đó trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Mọi người không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, mão sứ không sát khít cũng ảnh hưởng đến việc ăn uống. Bạn có xu hướng lười nhai, ít nghiền nát mà sẽ nuốt trực tiếp xuống dạ dày. Thức ăn khi chưa được làm kỹ buộc cơ quan tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Từ đây tăng thêm khả năng mắc phải bệnh viêm lóe dạ dày, viêm đại tràng,…
– Gây tình trạng đau nhức
Khi mảng bám, vi khuẩn ngày càng phát triển và vượt quá tầm kiểm soát, chúng sẽ tấn công mạnh mẽ vào cùi răng thật. Khi đó gây kích ứng các dây thần kinh bên trong răng. Những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh.
– Nguy cơ mất răng thật
Ngoài những tác hại khi bọc răng sứ bị hở như trên thì rủi ro lớn nhất mà không ai muốn chính là bị mất đi răng thật. Điều này có thể xảy ra khi mà chân răng bị hở tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Cùi răng thật sẽ ngày càng suy yếu, lung lay, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Sau đó bạn buộc phải áp dụng các biện pháp như làm cầu răng sứ, cấy ghép implant để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Tìm hiểu thêm: So sánh niềng răng và bọc răng sứ
Cách khắc phục răng sứ bị hở chính xác
Nhận thấy răng sứ bị hở chân răng, bạn tuyệt đối không được tự xử lý tại nhà. Điều cần làm là đến địa chỉ nha khoa thực sự uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như lên phương án điều trị tốt nhất.
Trường hợp này, các bác sĩ cần tháo mão sứ cũ. Sau đó lấy lại dấu răng, làm mão sứ mới có chất lượng tốt hơn, độ chính xác, sát khít vơi cùi răng thật. Còn nếu chân răng bị hở lâu ngày, gây ra bệnh lý răng miệng thì bác sĩ sẽ điều trị triệt để bệnh trước. Tiếp đến mới tiến hành bọc lại răng sứ mới.
Trường hợp mới làm răng sứ, chân răng bị hở do keo dán không đảm bảo, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại mà không cần chế tác răng sứ mới.
Giải đáp: Lấy dấu răng là gì? Khi nào cần lấy dấu răng?
Hướng dẫn cách phòng tránh bị hở răng sứ
Bị hở răng sứ tuy không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên để tránh những rắc rối, phiền phức, giữ cho răng có độ bền cao, bạn nên lưu ý vài điều dưới đây.
– Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Trước khi bọc răng sứ, bạn cần chọn được địa chỉ nha khoa thực sự uy tín. Nha khoa đó phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Được cấp giấy phép hoạt động của Bộ Y tế
- Đội ngũ bác sĩ đều tốt nghiệp tại các trường Đại học chính quy, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú
- Hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại
- Quy trình bọc răng sứ đạt chuẩn, hạn chế tối đa các biến chứng
- Phòng nha khoa đảm bảo vô trùng tuyệt đối
- Chi phí thực hiện rõ ràng, minh bạch, chế độ bảo hành dài hạn
Chọn đúng địa chỉ nha khoa, bạn sẽ sở hữu hàm răng sứ chuẩn đẹp, bền chắc có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn tình trạng bị hở chân răng, tích tụ vi khuẩn gây hại ảnh hưởng đến răng sứ. Bạn cần duy trì thói quen đánh răng ít nhất từ 2- 3 lần sau mỗi bữa ăn. Dùng loại bàn chải có phần đầu nhỏ, lông mềm. Khi chải răng, chú ý chải nhẹ nhàng theo đường tròn hoặc chiều dọc cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng, tránh để tổn thương tới răng, nướu.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm với chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng để nâng cao hiệu quả làm sạch, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Hạn chế tác động mạnh tới răng
Răng sứ có thể rất cứng rắn. Tuy nhiên chúng ta cũng nên hạn chế bất kỳ tác động mạnh đến răng dẫn tới nguy cơ bị nứt, gãy, vỡ.
Về chế độ ăn uống, bạn nên tránh thực phẩm cứng như kẹo cứng, đá viên, sườn sụn, mía,… Khi chơi thể thao, có thể mang theo máng bảo vệ răng nhằm giảm lực tác động từ bên ngoài.
Trường hợp bạn đang bị nghiến răng khi ngủ thì nên dùng máng chống nghiến. Vật liệu này là nhựa acrylic chất lượng cao sẽ ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của răng ở hai hàm, giúp hạn chế lực tác động tới răng thật và mão sứ. Ngoài ra, nó còn hạn chế việc bị bào mòn răng.
Bạn cũng cần bỏ những thói quen xấu như dùng răng để cắn các vật cứng như nắp bút, nắp chai, cắn móng tay,…
Đến nha khoa khám định kỳ
Việc thăm khám nha khoa định kỳ mang đến rất nhiều lợi ích. Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại mức độ tương thích của mão sứ với răng thật, điều chỉnh khớp cắn nếu cần thiết. Khoảng 6 tháng/lần, bạn cũng nên đến nha khoa làm sạch khoang miệng và kiểm tra lại toàn bộ răng nướu. Nếu phát hiện các bệnh lý thì có thể điều trị sớm nhất.
Địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Hà Nội
Bọc răng sứ là dịch vụ được nhiều người quan tâm nên việc chọn địa chỉ nha khoa uy tín rất quan trọng. Nếu có chung băn khoăn trên, bạn có thể tham khảo ngay nha khoa Thúy Đức với hơn 18 năm kinh nghiệm trong nghề.
– Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thúy Đức đều tốt tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, có nhiều năm du học tại nước ngoài với kinh nghiệm phong phú. Tinh thần làm việc tận tâm, nhiệt tình, đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu.
– Hệ thống trang thiết bị hiện đại, liên tục được cập nhật theo thời gian nhằm hỗ trợ bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị chính xác nhất.
– Đa dạng các dòng răng sứ khác nhau với chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như răng sứ Ceramill- Đức, răng sứ Emax- Mỹ, răng sứ Lava- Mỹ,… Các sản phẩm này đảm bảo tính thẩm mỹ tốt, độ bền có thể lên tới 15 năm nếu biết cách chăm sóc.
– Chi phí bọc răng sứ rõ ràng, minh bạch với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ