Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi, người trưởng thành bị sâu răng vĩnh viễn lên tới 80%. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn do sâu răng diễn biến một cách âm thầm và khó phát hiện. Nếu thấy các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, triệt để nhất nhé.
Mục lục
- Dấu hiệu nhận biết răng vĩnh viễn bị sâu
- Các giai đoạn khi răng vĩnh viễn bị sâu
- Tìm hiểu những nguyên nhân làm cho răng vĩnh viễn bị sâu
- Biến chứng khi răng vĩnh viễn bị sâu?
- Cách trị răng vĩnh viễn bị sâu với trường hợp nhẹ
- Cách trị răng vĩnh viễn bị sâu với trường hợp nặng
- Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng tại nhà hiệu quả
- Địa chỉ điều trị sâu răng an toàn, chất lượng tại Hà Nội
Dấu hiệu nhận biết răng vĩnh viễn bị sâu
Răng vĩnh viễn được biết đến là loại răng mọc lên sau khi răng sữa rụng. Nó sẽ đi cùng chúng ta đến những ngày cuối đời. Bởi vậy, sức khoẻ của răng vĩnh viễn đặc biệt quan trọng. Nếu lần này bị gãy, rụng thì bạn chỉ còn cách lắp răng giả, làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.
Một số dấu hiệu nhận biết răng vĩnh viễn bị sâu:
- Răng bị ê buốt hoặc cảm giác đau kéo dài, có thể ngắt quãng, không thường xuyên, liên tục
- Răng vĩnh viễn bị sâu gây mùi hôi cho khoang miệng
- Nếu nhìn được bằng mắt thường, bạn thấy bề mặt răng bị sâu có đốm trắng ngà hoặc chấm nâu, đen
Các giai đoạn khi răng vĩnh viễn bị sâu
Răng vĩnh viễn khi bị sâu được chia thành 3 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau. Thông thường, nếu phát hiện sơm thì việc điều trị sẽ dễ dàng, không mất quá nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
– Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, bệnh nhân thấy răng ê buốt, kéo dài khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, khi môi trường có sự thay đổi về áp suất. Thỉnh thoảng răng đau nhức theo cơn thoáng qua nhưng bạn không quá để tâm.
– Giai đoạn sâu răng phát triển gây tổn thương mô răng
Lúc này, bạn thấy cơn đau tăng lên cả về tần suất, mức độ và phạm vi đau răng, nhất là về ban đêm. Vi khuẩn phát triển mạnh, ăn mòn hết men răng, ngà răng, tạo thành những lỗ sâu với đủ kích cỡ khác nhau. Sâu răng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống, sinh hoạt và tâm lý của bệnh nhân.
– Giai đoạn sâu răng nặng
Thời điểm này, sâu răng đã tấn công vào tuỷ răng, nguy hiểm hơn là hoại tử tuỷ. Răng của người bệnh có thể bị vỡ, gãy do sâu răng vẫn tiếp tục phát triển. Nó dễ dẫn đến các biến chứng khác như viêm tủy, viêm chóp răng,…
Tìm hiểu những nguyên nhân làm cho răng vĩnh viễn bị sâu
Sâu răng do vi khuẩn có trong mảng bám thức ăn gây ra. Chúng tồn tại và tiết ra các axit làm mòn men răng, dần dần phá hỏng cấu trúc răng từ ngoài vào trong. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên bao gồm:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Ví dụ như chọn bàn chải đánh răng quá cứng, kem đánh răng chứa nồng độ Flour chưa phù hợp, đánh răng thiếu sự cẩn thận, tỉ mỉ, không sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng chuyên dụng,… đều có thể là yếu tố khiến cho bạn mắc phải bệnh lý răng miệng như sâu răng.
– Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột: Các chất đường và tinh bột tạo điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến sâu răng.
– Men răng yếu: Men răng được ví như “lớp áo” bảo vệ phía ngoài chiếc răng. Khi men răng tổn thương thì hệ miễn dịch này cũng dần yếu đi và vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công, phá huỷ răng theo thời gian.
Giải đáp: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng men răng yếu?
– Ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu, viêm quanh cuống răng… khiến lượng vi khuẩn gia tăng mạnh và làm suy giảm sức khỏe răng miệng.
– Thay đổi nội tiết tố khi mọi người mắc một số bệnh lý toàn thân nguy hiểm như ung thư, tiểu đường hoặc người mang thai, cho con bú,… cũng dễ mắc phải sâu răng.
Biến chứng khi răng vĩnh viễn bị sâu?
Răng vĩnh viễn bị sâu tưởng đơn giản nhưng nếu để chúng phát triển mạnh mà không điều trị kịp thời thì biến chứng sẽ rất nặng nề.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng
– Viêm tuỷ: Khi sâu răng ăn sâu vào tuỷ, bạn sẽ càng thấy rõ những cơn đau do các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Lâu dần, mạch máu trong tuỷ bị chèn áp dẫn tới hoại tử tuỷ hoặc chết tuỷ. Viêm tuỷ có thể lan rộng đến xương ổ răng, tác động dây thần kinh răng còn làm cho bệnh nhân đau đầu, đau thái dương.
Nhanh nhất: Cách phát hiện răng sâu vào tủy và cách điều trị
– Viêm quanh chóp răng: Tình trạng viêm cấp tính đi kèm với cơn đau, sưng và tấy đỏ của lợi quanh chân răng.
– Viêm nha chu: Đây là tình trạng nặng hơn của viêm lợi khi các dây chằng nha chu bị viêm nhiễm, tích mủ và làm răng lung lay dữ dội kèm đau nhức.
– Áp xe chân răng: Có biểu hiện là các ổ mủ tích tụ nhiều, gây ra cơn đau nhức, viêm nhiễm tăng lên và lan sang khu vực lân cận.
– Mẻ răng, vỡ răng, rụng răng: Vi khuẩn sâu răng tấn công đến các lớp men răng, ngà răng và tuỷ răng làm cho răng suy yếu, vỡ, lung lay, thậm chí là rụng răng.
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng xuất hiện các lỗ sâu màu nâu, đen, răng bị ngả màu, sứt mẻ, nhất là với răng cửa còn gây mất thẩm mỹ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân
– Ảnh hưởng đến tâm lý: Bị sâu răng thường đi kèm với những cơn đau nhức, đặc biệt là về đêm nên ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Không ngủ đủ giấc làm cho tinh thần bạn luôn bực bội, uể oải, khó chịu tác động đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.
– Bệnh tiểu đường: Khi vi khuẩn tấn công bề mặt của răng khiến men răng và ngà răng bị tổn thương, gây kích thích bên trong khoang miệng, làm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể suy giảm. Từ đó việc chuyển đổi đường thành năng lượng gặp khó khăn. Nguy cơ tiểu đường của người bệnh ngày càng tăng cao.
– Suy giảm trí nhớ: Theo một nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã chứng minh sức khoẻ răng miệng có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng ghi nhớ của não. Khi răng sâu làm cho động mạch não bị thu hẹp lại và ảnh hưởng đến hoạt động của nó. Từ đây có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
– Gây ung thư: Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư vòm miệng. Nguyên nhân là do sâu răng ăn vào tuỷ gây nhiễm trùng lợi, kéo dài không điều trị biến chứng thành ung thư.
Cách trị răng vĩnh viễn bị sâu với trường hợp nhẹ
Trường hợp răng bị sâu ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để diệt khuẩn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau đó thì vẫn cần đến gặp bác sĩ sẽ được thăm khám cụ thể và điều trị tận gốc nhé.
Chữa răng sâu nhẹ tại nhà bằng mẹo dân gian
– Sử dụng muối
Muối giúp giảm sưng đau, diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần pha 2- 3 thìa muối hạt với nước ấm, ngậm trong miệng khoảng vài phút sẽ thấy hiệu quả. Cuối cùng vẫn súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng tỏi và gừng
Tỏi và gừng là hai gia vị quen thuộc, đồng thời còn cho khả năng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Các hoạt chất trong đó giúp giảm đau, ức chế vi khuẩn sâu răng phát triển. Để thực hiện, bạn giã nát gừng với tỏi theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thêm chút muối vào chung. Thêm chút nước khuấy đều. Dùng bông tăm chấm trực tiếp lên chỗ răng bị sâu. Cuối cùng thì súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng đinh hương
Đinh hương có chứa hoạt chất Eugenol với tác dụng gây tê tự nhiên, đồng thời còn kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Để chữa sâu răng bằng đinh hương, bạn thấm một chút dầu đinh hương vào bông tăm, sau đó đặt lên vị trí bị đau răng trong vài phút. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng lá bạc hà
Tương tự như đinh hương thì lá bạc hà cũng cho khả năng gây tê, làm dịu cơn đau răng nhanh chóng và hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Bạn lấy lá bạc hà tươi rửa sạch (hoặc lá bạc hà khô), sau đó đun với chút nước. Đợi nguội bớt thì súc miệng vài lần là được. Hoặc một cách khác là bạn lấy miếng bông gòn có tẩm tinh dầu bạc hà áp lên vùng răng bị đau. Để trong 1 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng lá chanh
Lá chanh chứa nhiều tinh dầu cũng có thể kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu cơn đau nhức của bệnh sâu răng. Ngoài ra, mùi hương tự nhiên của lá chanh còn đánh bay mùi hôi khó chịu. Để thực hiện, bạn chuẩn bị khoảng 10 lá chanh, rửa sạch, thái nhỏ và đem đun sôi với khoảng 300ml trong vài phút. Chờ nước nguội bớt thì bạn lọc lấy nước và súc miệng hoặc ngậm trong miệng khoảng 1- 2 phút. Cuối cùng súc miệng lại với nước lạnh.
– Sử dụng lá ổi
Lá ổi chứa các hoạt chất kháng khuẩn, giảm sưng viêm, đau nhức, ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng. Bạn có thể lấy 3 lá ổi non, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi dùng để nhai từ từ. Sau đó súc miệng lại với nước sạch. Cách khác là bạn đun lá ổi non với chút muối và nước. Đợi nước nguội bớt thì dùng để súc miệng hằng ngày.
– Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không cũng là nguyên liệu có thể giúp bạn giảm đau, kháng viêm, đẩy lùi các triệu chứng sâu răng mà không để lại tác dụng phụ. Bạn chuẩn bị 2- 3 lá trầu không, rửa sạch sẽ, thái nhỏ và giã nát với chút muối. Sau thêm 10ml rượu rồi trộn đều. Vắt lấy nước cốt rồi dùng bông sạch chấm vào vị trí bị sâu răng. Để khoảng vài phút và súc miệng lại với nước sạch.
– Sử dụng lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa chất Perillaldehyd với khả năng diệt khuẩn, giảm sâu răng hiệu quả. Ngoài ra tinh dầu trong lá tía tô còn giúp loại bỏ tình trạng hôi miệng. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tía tô, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Dùng bông tăm thấm nước và bôi lên vị trí bị sâu răng. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch. Hoặc một cách khác là bạn đun sôi lá tía tô với 400ml nước trong 10 phút. Lọc lấy nước, cho thêm 1 thìa cafe muối rồi khuấy đều. Sau đó để nguội và súc miệng sau khi ăn.
– Sử dụng lá lốt
Trong lá lốt có chứa hoạt chất Benzyl Axetat với khả năng giảm đau nhức, hạn chế nhiễm trùng nướu hiệu quả. Bạn lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn với 1 cốc nước và nửa thìa muối ăn. Sau đó dùng nước cốt này súc miệng vài lần. Cuối cùng là đánh răng lại sạch sẽ.
Chữa răng sâu nhẹ tại nha khoa
Bị sâu răng ở giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm. Lúc này tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.
– Tái khoáng phần răng bị sâu
Bác sĩ sử dụng các dung dịch như canxi, photsphate đổ vào vị trí sâu răng. Như vậy sẽ giúp thu hẹp vùng men răng bị sâu, hạn chế khả năng mở rộng, ngưng sự phát triển, đảo ngược quá trình sâu răng an toàn, hiệu quả.
– Dùng thuốc điều trị
Bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc điều trị sâu răng ở dạng viên hoặc dạng lỏng. Thuốc ở dạng viên chủ yếu là thuốc giảm đau và thuống kháng sinh diệt khuẩn.
+ Thuốc giảm đau nhức điển hình phải kể đến: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Benzocain,…
+ Thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn răng miệng có Amoxicillin, Phenoxymethylpenicillin, Doxycycline, Spiramycin và erythromycin,…
+ Thuốc súc miệng có tác dụng diệt khuẩn như: Axit Boric, kẽm sulfat, Menthol, Fluor,…
– Hàn trám
Bác sĩ sử dụng vật liệu đặc biệt trám vào hố sâu răng đã được làm sạch trước đó để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Chất hàn này có độ chắc chắn cao, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và sức khoẻ răng miệng.
Tư vấn: Mới trám răng có được đánh răng không?
Cách trị răng vĩnh viễn bị sâu với trường hợp nặng
Răng bị sâu nặng là khi vi khuẩn tấn công mạnh vào ngà răng, tuỷ răng, gây viêm nhiễm tại vùng này. Thậm chí có thể dẫn tới một số biến chứng như như viêm lợi, viêm nha chu, áp xe,…
– Bọc răng sứ
Trong trường hợp răng sâu bị nứt vỡ mà chưa tổn thương đến chân răng, tuỷ răng, bác sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ. Phần răng bị sâu sẽ được loại bỏ sạch sẽ, sau đó thì gắn mão sứ lên trên để phục hình cho răng.
Mão sứ được sử dụng làm bằng chất liệu kim loại sứ hoặc toàn sứ, có hình dáng, kích thước tương tự như ăn thật. Chúng cũng đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công các tổ chức sâu hơn của răng.
Nhiều người quan tâm: Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu?
– Nhổ răng & phục hình
Nếu răng sâu quá nặng, tổn thương tuỷ răng và chân răng, phục hình bằng hàn trám, bọc sứ không hiệu quả, bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ bỏ để bảo toàn cho các răng khác. Sau đó, tại vị trí răng nhổ bỏ cần được trồng lại bằng bắc cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng tại nhà hiệu quả
Sâu răng có thể phòng ngừa một cách hiệu quả ngay tại nhà, từ các thói quen ăn uống đến vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn tham khảo lời khuyên của bác sĩ dưới đây nhé.
– Chăm sóc răng miệng cẩn thận
Trước tiên, bạn chọn bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp, đầu nhỏ và lông mềm mại. Nếu thích thì chọn mua bàn chải điện với khả năng làm sạch hiệu quả, nhiều tính năng hơn. Tiếp đến, chọn kem đánh răng có chứa nồng độ Flour thích hợp. Khi đánh răng, bạn chải theo đường vòng tròn hoặc chải lên xuống, đánh cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Sau đó nhớ dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước nhằm loại bỏ vụn thức ăn mắc lại trong kẽ răng. Cuối cùng, bạn dùng nước súc miệng chuyên dụng nhằm làm sạch triệt để vi khuẩn.
– Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Việc tiếp nhận các món ăn, đồ uống hằng ngày cũng rất quan trọng giúp bạn tăng cường sức khoẻ răng miệng, phòng tránh bệnh sâu răng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C, E, K, mangan, photpho. Ví dụ như sữa tươi, sữa chua, xương hầm, đu đủ, cà rốt, cần tây, cá, trứng, thịt, trà xanh,… Nhớ uống đủ 1.5- 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch sẽ khoang miệng.
Ngoài ra, bạn nên giảm bớt lượng đường tiêu thụ trong ngày, hạn chế tối đa việc ăn các bánh kẹo, đồ ngọt, nước uống có ga. Lạm dụng đồ có đường sẽ càng giúp vi khuẩn sản sinh nhanh hơn.
– Loại bỏ các thói quen xấu khác
Một số thói quen xấu bạn cũng nên loại bỏ, ví dụ như dùng răng cắn nắp chai, cắn nắp bút, ăn các đồ quá cứng, thói quen nghiến răng khi ngủ. Những hành động này bào mòn men răng, dễ khiến răng bị nứt, sứt mẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
– Thường xuyên thăm khám tại nha khoa
Thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/1 lần giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi,… Ngoài ra, việc lấy cao răng thường xuyên cũng ngăn chặn mảng bám, vi khuẩn sinh sôi.
Địa chỉ điều trị sâu răng an toàn, chất lượng tại Hà Nội
Điều trị sâu răng tưởng đơn giản nhưng vẫn cần đến đội ngũ bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm, kết hợp với trang thiết bị hiện đại. Như vậy mới cho hiệu quả cao, an toàn và ngăn chặn tối đa các biến chứng. Nha khoa Thuý Đức với hơn 18 năm kinh nghiệm trong nghề là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
– Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thuý Đức đều tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, kinh nghiệm phong phú, tinh thần làm việc chuyên nghiệp, tận tâm với tất cả khách hàng.
– Nha khoa Thuý Đức luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại thuộc Top đầu thế giới như máy quét dấu răng Itero Lumina, máy quét dấu răng iTero 5D Plus, máy chụp phim X-quang Vatech Pax-i chụp Panorama, hệ thống máy CAD/CAM,… nhằm hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị và thực hiện các thao tác chính xác nhất.
– Các phương pháp điều trị sâu răng như trám răng, bọc răng sứ, cấy ghép implant,… được thực hiện chuẩn Y khoa, môi trường làm việc vô trùng tuyệt đối, mang đến hiệu quả cao.
– Chi phí thực hiện các dịch vụ minh bạch, rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho khách hàng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề điều trị răng sâu, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ