Một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng là điều mà nhiều người mong muốn có được. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, răng chúng ta có thể trở nên xỉn, ố, kém thẩm mỹ. Vậy răng xỉn màu phải làm sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Màu sắc của răng được quyết định bởi màu sắc của lớp men răng, hay nói chính xác hơn là sự phản chiếu ánh sáng của lớp men răng. Mặc dù lớp men răng rất chắc chắn nhưng cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài dẫn đến sự thay đổi màu sắc của răng.
Răng bị xỉn màu là khi răng xuất hiện những vết ố vàng, đến những đốm nâu trên bề mặt răng, răng không còn trắng sáng như ban đầu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách giải quyết như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân dẫn đến răng xỉn màu
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng răng xỉn màu:
Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của chúng ta, đối với răng miệng lại càng quan trọng hơn bởi răng chính là bộ phận tiếp xúc với thức ăn đầu tiên. Thói quen thường xuyên sử dụng thực phẩm có màu nhất là phẩm màu hóa học, nước ngọt, nước có gas, cà phê và đặc biệt là thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng răng dần xỉn đi.
Hơn nữa, khi răng không được vệ sinh còn khiến tình trạng trở nên tệ hơn.
Do vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng là cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không đủ thời gian hoặc sản phẩm chăm sóc chưa phù hợp cũng là một nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu kém thẩm mỹ. Những sai lầm thường gặp mà phần lớn người gặp phải đó là:
- Không chải răng đều đặn (dưới 2 lần/ ngày)
- Chải răng quá mạnh hoặc quá nhẹ không thể lấy đi mảng bám thức ăn thừa
- Dùng loại bàn chải có đầu lông cứng: vừa làm sạch không tốt vừa gây tổn thương nướu
- Đánh răng không đủ thời gian (dưới 1 phút)
Răng không được làm sạch sẽ là điều kiện để hình thành mảng bám, vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi và các bệnh lý khác.
Do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý đặc biệt là trong trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định. Đối với những trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đối với răng kháng sinh cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Trường hợp này thường được gọi là răng nhiễm kháng sinh, những nhóm kháng sinh như Tetracycline (Tetra), Doxycycline, Albuterol hay Histamin đều có nguy cơ khiến răng bị xỉn màu. Răng xỉn màu do nhiễm kháng sinh có biểu hiện khá đặc trưng: răng ngả vàng hơi xanh, ở những mức độ nhiễm nặng hơn chúng ta có thể thấy răng có những vết loang và sậm màu.
Răng xỉn màu sau sinh
Sự gia tăng estrogen và progesterone ở cơ thể phụ nữ trong thời gian thai kỳ đã đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn ở răng. Axit được tiết ra nhiều thông qua tình trạng ốm nghén, đầy hơi, nôn mửa đi kèm đã làm bào mòn chất khoáng trên răng.
Không chỉ vậy, phụ nữ đang mang thai sẽ thường chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày để bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thế. Theo đó, nếu việc vệ sinh răng miệng không được làm tốt và đúng cách sẽ tạo cơ hội cho các vụn thức ăn bám lại trên răng, lâu ngày sẽ khiến răng bị xỉn màu.
Do tuổi tác hoặc di truyền
Do yếu tố di truyền, không ít người men răng đã bị ngay từ khi còn bé. Nguyên nhân là do lớp men trên răng bẩm sinh đã mỏng, khoáng chất không đủ dẫn đến lớp ngà màu vàng nổi trội hơn so với bề mặt lớp men răng. Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một tác nhân khiến răng bị xỉn màu. Khi con người càng lớn tuổi thì tình trạng lão hóa ở răng cũng sẽ theo thời gian mà dần xảy đến. Bộ men răng sẽ ngày một mỏng đi, màu răng đục hơn và vấn đề răng miệng xuất hiện nhiều lên.
Răng xỉn màu phải làm sao?
Răng xỉn màu tuy không gây đau hay cản trở ăn uống nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và khiến chúng ta rất tự ti. Phần lớn mọi người đều muốn cải thiện màu sắc của răng để trở nên tự tin hơn. Vậy đâu là biện pháp cải thiện màu sắc của răng hiệu quả nhất?
Thực tế, có rất nhiều cách để khắc phục răng xỉn màu tuy nhiên còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ để đưa ra cách xử lý phù hợp. Dưới đây là những cách giúp răng trắng sáng hơn mà bạn có thể áp dụng:
Dùng các sản phẩm có chứa Fluor
Fluor là một thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng,… có tác dụng làm chắc răng, ngừa sâu răng và giúp răng trắng sáng. Khi răng của bạn kém sáng, bạn có thể ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chứa Fluor.
Dùng Baking soda
Baking soda là một loại muối màu trắng, ít tan trong nước có thành phần chính là muối natri hidrocacbonat có tính tẩy nhẹ. Muối này thường được ứng dụng nhiều trong việc tẩy trắng đặc biệt là làm trắng răng, quần áo, móng tay, khử mùi cơ thể, thậm chí là trị mụn trứng cá,…
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm trắng răng
Không chỉ trước đây mà hiện tại những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như vỏ chanh, vỏ chuối chín, dầu dừa,… vẫn được thường xuyên sử dụng để làm trắng răng vì sự tiện lợi và giá thành phải chăng. Tuy nhiên, hiệu quả khi dùng cách này không thực sự cao và cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy được sự thay đổi.
Tẩy trắng răng
Khác với 3 phương pháp trên, tẩy trắng răng cần được thực hiện bởi thuốc tẩy trắng và máy tẩy trắng chuyên dụng. Bạn có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc nha khoa, tuy nhiên, tẩy trắng tại nha khoa vẫn được xem là đem lại hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn rất nhiều.
Dán Veneer
Dán Veneer chính là một trong những cách khắc phục răng xỉn màu triệu để và đạt hiệu quả tốt nhất. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám rồi mài đi một lớp răng bên ngoài rất mỏng sau đó dùng một loại keo đặc biệt để dán lớp sứ lên trên bề mặt răng. Nhiều người thường e ngại khi thấy răng bị mài đi, tuy nhiên răng của bạn chỉ phải mài đi một lớp mỏng và không ảnh hưởng gì đến răng.
Chi phí dán Veneer khoảng 5-10 triệu đồng/ răng.
Bọc sứ
Tương tự như phương pháp trên, bọc sứ cũng sẽ là biện pháp giúp bạn khắc phục răng bị xỉn màu triệt để khi toàn bộ phần răng thật sẽ được bao phủ bởi lớp răng sứ bền và đẹp ở bên ngoài. So với dán Veneer bọc sứ sẽ cần mài răng nhiều hơn nhưng vẫn ở trong mức an toàn cho phép. Chi phí để bọc răng sứ là khoảng 7-15 triệu đồng/ răng tùy thuộc vào dòng sứ mà bạn lựa chọn.
Biện pháp giúp răng luôn trắng sáng
Để bảo vệ răng luôn trắng sáng, bạn cần có những biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng khoa học. Dưới đây là những biện pháp chăm sóc răng để giữ một hàm răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh, cùng tham khảo nhé!
Đánh răng đúng cách
Chải răng đúng cách chính là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp răng luôn trắng sáng. Đánh răng là một việc mà bất cứ ai đều thực hiện hàng ngày, tuy vậy, không phải ai cũng biết đánh răng đúng cách như dưới đây:
- Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2-3 phút
- Chải răng nhẹ nhàng và chải tất cả mặt răng
- Chải răng theo chiều dọc
- Không chải răng ngay sau khi ăn nên đợi khoảng 30 phút
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp
Không phải sản phẩm tốt đều phù hợp với tất cả mọi người, do đó bạn cần tìm và sử dụng những sản phẩm phù hợp với tình trạng răng của mình.
Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một dụng cụ hữu ích để làm sạch răng khi có khả năng đi vào từng kẽ răng để lấy đi cặn thức ăn thừa và mảng bám giúp ngăn ngừa mảng bám tích tụ, sâu răng và tình trạng răng ố vàng.
Trên thị trường có khá nhiều loại chỉ nha đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, với giá thành khá đa dạng. Bạn hãy lựa chọn sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín, độ mảnh vừa phải để không ảnh hưởng đến răng và nướu nhé!
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là một cách để giữ răng trắng sáng tốt và hiệu quả. Không chỉ tốt cho cơ thể mà nước còn có khả năng làm sạch khoang miệng đặc biệt là sau khi ăn khi chúng ta chưa thể đánh răng được.
Lưu ý rằng, bạn nên dùng nước lọc thay vì nước ngọt hay nước có gas hoặc trà.
Lấy cao răng/ Khám nha khoa định kỳ
Đi khám răng thường xuyên là cách đơn giản nhất để đảm bảo rằng răng không có vấn đề như sâu răng hoặc nứt vỡ răng. Hơn nữa, khám răng định kỳ bạn cũng sẽ được làm vệ sinh răng sạch sẽ và được chỉ định các biện pháp làm trắng răng phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.