Sâu kẽ răng là tình trạng mà ai trong chúng ta đều gặp phải, đặc biệt với người có hàm răng thưa. Nếu thấy một vài dấu hiệu nhận biết như răng bị ê buốt, bạn nên đến gặp bác sĩ để sớm điều trị dứt điểm. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các giai đoạn, nguyên nhân, cách chữa sâu kẽ răng hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
- Sâu kẽ răng là gì?
- Các dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng chi tiết nhất
- Sâu kẽ răng thường nằm ở vị trí nào?
- Các giai đoạn phát triển của sâu kẽ răng
- Tìm hiểu nguyên nhân gây tình trạng sâu kẽ răng
- Bị sâu kẽ răng có nguy hiểm không?
- Một số mẹo trị sâu kẽ răng tại nhà
- Cách trị sâu kẽ răng hiệu quả nhất tại nha khoa
- Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu kẽ răng hiệu quả
Sâu kẽ răng là gì?
Sâu kẽ răng là tình trạng kẽ răng giữa 2 răng liền kề bị vi khuẩn tấn công, gây tổn thương phần cấu trúc răng ở bên trong. Vi khuẩn trong mảng bám vướng tại các kẽ răng phát triển mạnh, làm mòn lớp men răng tạo thành vệt đen gây mất thẩm mỹ. Nếu tình trạng kéo dài mà không điều trị dứt điểm dễ tổn thương ngà răng, sâu tuỷ răng.
Như bạn đã biết, cấu trúc một chiếc răng gồm 3 lớp là lớp men răng, ngà răng và tuỷ răng. Sâu kẽ răng tiến triển từ bên ngoài vào trong. Ban đầu sâu lớp men thường chỉ để lại đốm trắng, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ hay chức năng nên nhiều người thường bỏ qua. Sau đó, lỗ sâu tiến vào phần ngà răng tạo thành lỗ khuyết hổng lớn, gây sứt mẻ hình thái răng. Thậm chí để lâu, vi khuẩn tiến triển vào tủy gây biến chứng quanh chóp, biến chứng viêm mô tế bào và mất răng. Khi thấy răng có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.
Các dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng chi tiết nhất
Sâu kẽ răng thường diễn biến một cách âm thầm nhưng nếu chú ý bạn vẫn có thể nhận ra các dấu hiệu nhận biết dưới đây.
Có vết đen ở giữa 2 kẽ răng
Hầu như các trường hợp sâu kẽ răng sẽ xuất hiện các vết đen không nằm ở bề mặt mà xảy ra giữa 2 răng liền kề. Vết sâu này phát triển dần ngày càng đậm màu và tạo nên khoảng trống giữa 2 răng. Nó có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là vùng răng cửa.
Xuất hiện cơn ê buốt
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy sự ê buốt ở vùng răng bị sâu. Điều này càng rõ ràng hơn khi dùng thực phẩm nóng hoặc lạnh, chứa nhiều axit, hoặc khi bạn vệ sinh răng miệng.
Hơi thở có mùi hôi
Một số người khó nhận ra là hơi thở có mùi hôi chính là dấu hiệu điển hình của sâu kẽ răng. Vi khuẩn ở vết sâu phát triển mạnh cùng mảng bám sản sinh ra khí có mùi hôi khó chịu. Ở răng hàm mà thức ăn dễ mắc lại, khó vệ sinh hơn, tình trạng sẽ sâu nặng hơn. Hôi miệng làm cho bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp, ngại trò chuyện với người khác, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Sưng nướu răng và có chảy máu nướu
Nếu sâu kẽ răng diễn biến nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng bị sưng nướu và chảy máu nướu. Nguyên nhân xuất phát từ việc vi khuẩn tấn công vào vùng nướu làm cho chúng trở nên nhạy cảm hơn, dễ kích thích, sưng viêm. Bạn cảm thấy đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống cũng như chất lượng giấc ngủ.
Sâu kẽ răng thường nằm ở vị trí nào?
Theo thống kê, sâu kẽ răng chiếm đến 40% các ca bệnh sâu răng và xuất hiện ở cả răng hàm lẫn răng cửa, tác động xấu đến cả thẩm mỹ, sức khoẻ răng miệng.
Sâu kẽ răng cửa
Sâu kẽ răng cửa là tình trạng vi khuẩn tấn công vào kẽ răng ở các răng cửa trước. Ban đầu chỉ là chấm đen li ti ở kẽ răng cửa. Sau đó lan dần sang toàn bộ bề mặt và gây vỡ mẻ răng. Do ở vị trí đặc thù nên sâu kẽ răng cửa dễ nhận thấy, làm cho bạn mất tự tin. Tình trạng hôi miệng cũng có thể xuất hiện khi vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh.
Sâu kẽ răng hàm
Tương tự như sâu kẽ răng cửa thì sâu kẽ răng hàm cũng bắt đầu tấn công ở vùng kẽ giữa 2 răng rồi lan dần sang các vùng còn lại. Chỉ khác là vị trí răng hàm nằm sâu bên trong thường khó nhận biết hơn và đến khi phát hiện ra thì tình trạng có thể đã nặng.
Có thể phụ huynh quan tâm: Phải làm sao khi bé 5 tuổi bị sâu răng hàm?
Các giai đoạn phát triển của sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng được chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ nhẹ đến nặng như sâu men răng, sâu ngà nông và sâu ngà sâu.
– Sâu men răng: Là giai đoạn nhẹ nhất của sâu kẽ răng, thường xuất hiện những vệt vàng hoặc nâu trên kẽ răng, viền kẽ răng hay cạnh tiếp xúc giữa hai chiếc răng.
– Sâu ngà nông: Là giai đoạn tiếp theo của sâu men, khi vi khuẩn đã ăn mòn nhiều hơn, tạo thành những lỗ nhỏ li ti trên các kẽ răng. Đồng thời, bạn cảm thấy đau, khó chịu hơn khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Sâu ngà sâu: Là giai đoạn nặng nhất của sâu kẽ răng khi mà lớp men răng đã bị ăn mòn, làm lộ ra lớp ngà răng và thậm chí tác động đến tủy răng hay vùng nướu. Những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ngay cả khi bạn không tiếp xúc với các yếu tố kích thích, các lỗ hổng sâu răng sẽ lớn hơn, bạn có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.
Tìm hiểu ngay: Cách phát hiện răng sâu vào tủy và cách điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân gây tình trạng sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng là bệnh lý có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan lẫn khách quan ví dụ như cơ địa, cấu trúc men răng, vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống,…
Cơ địa và men răng yếu
Cấu trúc răng và sự sắp xếp của hàm răng là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng sâu kẽ răng. Mỗi chiếc răng được cấu tạo từ 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm: men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng sẽ có cấu tạo cứng nhất giúp bảo vệ các thành phần khác. Nếu men răng của bạn chắc khoẻ thì khả năng bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng cũng ít hơn so với người có men răng kém.
Ngoài ra, người men răng yếu còn dễ gặp vấn đề bị ăn mòn cổ chân răng, chấn thương cấu trúc răng. Một số tình trạng răng mọc lệch, không đều, mọc chen chúc, khấp khểnh làm cho quá trình vệ sinh răng khó khăn. Từ đó thức ăn mắc lại ở kẽ răng gia tăng khả năng bị sâu.
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa cẩn thận
Mỗi ngày vệ sinh và chăm sóc răng miệng đặc biệt quan trọng. Nếu làm không cẩn thận sẽ dẫn đến bệnh sâu kẽ răng. Khi ăn uống, những mảnh vụn thức ăn bị đọng lại, mắc vào các kẽ răng, nhất là vùng răng hàm. Nếu không đánh răng đủ 2 lần/ngày hoặc chú ý vệ sinh cẩn thận sẽ làm tăng tích tụ vi khuẩn và mảng bám gây sâu răng. Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải chưa phù hợp, quá to, thô khó len lỏi vào các kẽ răng cũng là nguyên nhân nhiều người bỏ qua.
Hay việc không có thói quen sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước sau khi đánh răng, không dùng nước súc miệng cũng làm tăng sự tích tụ vi khuẩn.
Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học
Việc bạn nạp thức ăn hằng ngày vào cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng. Ví dụ như tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ tác động tới men răng. Các chất trong bánh kẹo ngọt, nước uống có ga sẽ chuyển hoá thành một lượng axit bám trên răng rồi dần dần tấn công lớp bao ngoài của răng.
Mặt khác, vi khuẩn ưa đường ngày càng sinh sôi mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi phá hỏng cấu trúc men răng. Bạn sẽ thấy tình trạng sâu kẽ răng hàm, sâu kẽ răng cửa và các bệnh lý như viêm nướu, hôi miệng càng diễn tiến mạnh mẽ hơn.
Một số thói quen xấu trong cuộc sống
Một số người có thói quen ăn đồ quá cứng dễ tổn thương răng, nhất là các rìa cắn. Khi đó vi khuẩn dễ xâm nhập và gây sâu kẽ răng. Hay số khác thường dùng tăm tre xỉa răng điều này lại càng không nên. Tăm thường có kích thước lớn hơn so với kẽ răng, khi xỉa làm cho răng bị thưa, đồ ăn dễ vướng vào gây sâu kẽ răng. Ngoài ra, tăm tre hoặc vật nhọn có khả năng gây tổn thương nướu răng và chảy máu chân răng. Những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bị sâu kẽ răng có nguy hiểm không?
Sâu kẽ răng tưởng như đơn giản nhưng để lâu dài tác động không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như sức khoẻ răng miệng. Nhất là khi đã bị sâu vào ngà răng thì cấu trúc cũng như sức khoẻ răng miệng sẽ càng chịu ảnh hưởng nặng nề.
– Tác động đến răng
Từ những vết sâu nhỏ có thể dẫn tới sâu toàn răng. Ở giai đoạn nặng hơn, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ cấu trúc răng làm kết cấu răng bị tổn thương, nguy cơ cao dẫn đến vỡ răng, mất răng.
– Tác động đến nướu và tủy
Sâu kẽ răng ở giai đoạn nặng còn tấn công cả vùng lợi làm cho lợi bị sưng tấy, viêm tuỷ răng, thậm chí hoại tử tuỷ. Ngoài ra, vi khuẩn có thể tạo những túi mủ quanh răng. Nếu túi mủ bị vỡ nguy cơ cao dẫn đến áp xe răng và nhiễm trùng.
– Gây đau nhức và khó chịu
Bị sâu kẽ răng đều xuất hiện những cơn ê buốt hoặc đau âm ỉ. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công làm phá hỏng lớp men răng, sau đó đến lớp ngà nhạy cảm. Một số trường hợp nặng hơn nữa là tuỷ răng dẫn đến cơn đau nhức khó chịu, kéo dài. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống, ngủ nghỉ, sức khoẻ giảm sút và tinh thần cũng không thể thoải mái.
– Gây mất thẩm mỹ
Sâu kẽ răng tác động đến cả thẩm mỹ, nhất là với sâu kẽ răng ở răng cửa. Về lâu dài, chúng có thể dẫn tới vỡ răng, mất răng. Từ đó bạn ngại giao tiếp, trở nên tự ti hơn trong cả công việc lẫn cuộc sống.
– Xuất hiện tình trạng hôi miệng
Các mảng bám thức ăn cùng với vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng nhiều còn tạo ra lượng lớn khí có mùi khó chịu. Mùi hôi này ảnh hưởng tới người đối diện và chính bản thân bạn cũng cảm thấy không thực sự tự tin khi giao tiếp.
– Gây ra một số bệnh lý
Sâu kẽ răng có thể gây ra một số bệnh lý khác như viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là viêm xoang, ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu, sâu răng chiếm 62% trong tổng số nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tủy và ung thư vòm họng.
Một số mẹo trị sâu kẽ răng tại nhà
Nếu phát hiện thấy sâu kẽ răng nhưng chưa đến khám nha sĩ ngay được, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị sâu kẽ răng tại nhà. Điều này sẽ giảm bớt cơn đau hoặc làm chậm tiến trình của bệnh.
– Lá bàng non
Lá bàng non có tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị sâu răng, nhiệt miệng và viêm nướu. Bạn thực hiện như sau: Rửa sạch 7- 10 lá bàng non. Sau đó đun chung với lượng nước vừa đủ giúp thu được hỗn hợp cô đặc nhất. Bạn dùng nước này súc miệng vào buổi tối sẽ giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng, cơn đau răng.
– Lá trầu không
Sử dụng lá trầu không để giảm đau, làm sạch răng miệng cũng là mẹo dân gian được truyền lại từ xa xưa. Trong lá trầu không chứa các hoạt chất như Flavonoid, chất chống viêm, chất chống oxy hóa nên có khả năng sát khuẩn, hạn chế chảy máu chân răng, ngừa sâu răng, làm dịu đau rát do nhiệt miệng. Để thực hiện, bạn lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch. Sau đó đun với nước và chút muối. Đợi nguội bớt thì súc miệng vài lần là được.
– Hoa cúc vàng
Có lẽ ít người biết rằng hoa cúc vàng cũng cho tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn trong điều trị sâu kẽ răng. Trước tiên, bạn rửa sạch 4- 6 bông hoa cúc vàng. Ngâm với nước muối rồi vớt ra, để ráo nước. Sau đó mỗi ngày nhai một lượng vừa đủ cánh hoa trong miệng giúp loại bỏ vi khuẩn. Sau đó súc miệng lại với nước sạch. Hoặc cách khác là bạn sử dụng trà hoa cúc ấm và súc miệng sạch sẽ vào buổi tối.
Cách trị sâu kẽ răng hiệu quả nhất tại nha khoa
Khi đến địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể tình trạng, vị trí, mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Phương pháp trám kẽ răng
Trám kẽ răng được áp dụng trong trường hợp sâu kẽ răng ở mức độ nhẹ, ít nghiêm trọng, vết sâu nhỏ và không cần loại bỏ quá nhiều tổ chức mô răng. Khi thực hiện biện pháp này, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ mô răng bị tổn thương. Sau đó dùng vật liệu chuyên dụng trám bít lại nhằm ngăn cản quá trình sâu răng diễn tiến nặng hơn, phục hồi chức năng nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Lưu ý với trường hợp sâu nặng, trám lỗ sâu lớn thì miếng trám không đủ khả năng chịu lực nhai dễ bong, vỡ vật liệu trám nên không khả dụng.
Phương pháp dán sứ Veneer
Nếu bị sâu kẽ răng cửa nhẹ, bác sĩ thường chọn cách dán sứ Veneer. Trước tiên vẫn là làm sạch vùng răng sâu. Sau đó mài mặt ngoài của răng rồi dùng miếng dán sứ được làm theo mẫu từng răng dán chặt lên mặt răng nhờ cement nha khoa chuyên dụng. Miếng dán này sẽ ôm sát cả phía trong của răng. Ưu điểm của phương pháp này là không gây quá nhiều xâm lấn, vẫn bảo tồn được răng thật, tính thẩm mỹ tốt. Miếng dán sứ khá mỏng, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng, màu sắc ánh ra bên ngoài tương tự như răng thật.
Phương pháp bọc răng sứ
Trường hợp bị sâu kẽ ở mức độ nặng hơn, hư tổn nhiều cấu trúc răng, có thể tổn thương tủy thì bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp bọc răng sứ. Trước tiên, bác sĩ tiến hành loại bỏ sâu răng, chữa tuỷ. Sau đó mài chỉnh cho răng nhỏ lại giúp gắn mão sứ lên trên. Tiếp đến là bác sĩ lấy dấu răng, lấy dấu khớp cắn bằng silicone để gửi đến phòng labo làm răng sứ. Trong thời gian chờ labo hoàn tất mẫu răng sứ, bệnh nhân được gắn mẫu răng tạm thời để duy trì chức năng nhai và thẩm mỹ. Sau khi răng sứ hoàn tất, bác sĩ gắn thử và điều chỉnh ổn định nhất cho bệnh nhân. Bọc răng sứ giúp ngăn chặn quá trình sâu răng hiệu quả, mang lại tính thẩm mỹ tốt, đảm bảo khả năng ăn nhai.
Phương pháp cấy ghép răng implant
Nếu bị sâu kẽ răng rất nặng, ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng thật không còn đủ cấu trúc để đảm bảo chức năng nhai thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ và trồng một răng mới bằng phương pháp cấy ghép implant. Trồng implant có 3 giai đoạn chính: Đầu tiên cần đặt implant vào xương hàm. Sau đó chờ vài tháng cho implant tích hợp với xương hàm (tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người, loại trụ implant lựa chọn). Cuối cùng là gắn mão sứ lên trên implant (3 tuần sau khi trụ implant lành thương).
Thông tin hữu ích: Nhổ răng số 8 hàm trên bị sâu có nên nhổ bỏ không?
Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu kẽ răng hiệu quả
Sâu kẽ răng là tình trạng mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Nó tác động không nhỏ đến sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ. Bởi vậy hãy duy trì những thói quen tốt dưới đây để phòng tránh sâu kẽ răng hiệu quả nhé.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa sâu kẽ răng nói riêng và các bệnh lý nha khoa khác nói chung. Bạn thực hiện theo những lưu ý sau:
– Chọn bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm hoặc sử dụng bàn chải điện thì càng tốt. Chọn kem đánh răng chứa nồng độ Flour phù hợp. Khi đánh răng, bạn chải nhẹ nhàng, cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng.
– Sau khi đánh răng xong, bạn dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước để vệ sinh kẽ răng và các vị trí khuất sâu một lần nữa.
– Cuối cùng súc miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng, loại bỏ triệt để vi khuẩn.
Duy trì chế độ ăn khoa học
Các thực phẩm tốt cho cơ thể đặc biệt là xương và răng, bạn nên bổ sung thường xuyên hơn như thịt đỏ, cá, phô mai, táo, cà rốt, các loại hạt, rau xanh, trái cây,… Chúng chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin C, E, K hoặc canxi, magie, photpho,…
Bên cạnh đó, bạn nên loại bỏ thức ăn quá cay nóng, quá lạnh, quá dai cứng, chứa nhiều axit, phẩm màu, chất tạo ngọt, nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước uống có ga,… Những thực phẩm trên gây nguy cơ phá huỷ men răng, sinh ra nhiều bệnh lý và tạo mùi hôi khó chịu.
Loại bỏ các thói quen xấu
Mọi người cũng nên chú ý bỏ đi các thói quen xấu, ví dụ như cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai hay bao bì sản phẩm vì chúng có thể gây mẻ răng, vỡ rìa cắn của răng tăng nguy cơ sâu răng. Hay bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng để hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ, giảm tác động gây tổn thương men răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ giúp bạn lấy cao răng thường xuyên hơn, loại bỏ những tích tụ của vi khuẩn. Nhờ đó tránh được các bệnh như sâu răng, sâu kẽ răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Ngoài ra nếu răng miệng có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ sớm phát hiện ra và lên phương án điều trị thích hợp, kịp thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Bạn nên thăm khám nha khoa uy tín ít nhất 6 tháng/lần nhằm bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề điều trị sâu kẽ răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ