Niềng răng mắc cài là phương pháp hiệu quả trong việc giải quyết những “lệch lạc” của răng và đưa chúng trở về vị trí chuẩn và cân đối nhất. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bạn sẽ ít nhiều gặp phải một vài sự cố như giắt thức ăn, tuột dây cung, dây cung đâm vào má, đau họng,… Khi gặp những tình huống này cần biết xử lý chính xác và nhanh chóng đảm bảo không ảnh hưởng đến liệu trình niềng răng. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ những thông tin cơ bản nhé!
Mục lục
Thức ăn bị vướng vào mắc cài
Thức ăn nhỏ thường bị vướng vào mắc cài hoặc ở những khe rãnh giữa mắc cài và răng. Đây tuy không phải tình huống quá khẩn cấp nhưng có thể thường xuyên xảy ra. Nếu không khắc phục sớm sẽ tác động lớn đến tình trạng sức khoẻ răng miệng. Đơn giản nhất là làm mất thẩm mỹ hàm răng, sau đó gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng do vi khuẩn, axit đang bị phân huỷ. Thức ăn bị nhét vào kẽ răng sẽ tạo thành mảng bám, cao răng và cũng trở thành nguyên nhân hàng đầu làm chân răng bị chảy máu. Lâu dần không làm sạch răng miệng đúng cách, bạn có thể rơi vào tình trạng bị sâu răng khi đang niềng răng mắc cài. Điều này thực sự phiền phức.
Cách xử lý thức ăn bị vướng vào mắc cài bao gồm:
– Dùng chỉ nha khoa
- Rửa tay với nước sạch, lau khô tay, lấy 1 đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm. Cuộn chỉ vào 2 ngón trỏ và giữ một đoạn giữa dài khoảng 4cm.
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái giữ, kéo sợi chỉ vào trong kẽ răng.
- Dùng lực nhẹ nhàng, đều đặn đưa sợi chỉ vòng theo chân răng. Chú ý đừng làm tổn thương đến nướu răng.
- Tiếp tục làm sạch các kẽ răng khác và liên tục thay thế những đoạn chỉ sạch.
- Sau khi tất cả các kẽ răng được làm sạch, lấy chỉ ra và bỏ phần chỉ này đi.
Lưu ý trong quá trình thực hiện, vì còn đeo các khí cụ bên trong khoang miệng nên bạn hãy thao tác cẩn thận và nhẹ nhàng nhé.
– Dùng bàn chải kẽ
Bàn chải kẽ răng là bàn chải nhỏ được thiết kế đặc biệt giúp làm sạch khe kẽ giữa các răng mà bàn trải thông thường không tác động được. Đánh răng bằng bàn chải thường chỉ lấy được khoảng 60% mảng bám nhưng nếu là bàn chải kẽ, con số này lên tới 95%.
Cách sử dụng bàn chải kẽ:
- Trước tiên, bạn súc miệng sạch sẽ
- Sau đó đặt bàn chải chẽ là khoảng trống bởi lợi và khe giữa 2 răng sao cho bàn chải tạo một góc 90 độ với răng.
- Bạn chuyển động bàn chải có thể theo hướng từ ngoài vào trong hoặc ngược lại. Chú ý thao tác nhẹ nhàng để không làm bung tuột khí cụ.
– Dùng máy tăm nước
Với nhiều trường hợp thức ăn bị kẹt chặt vào mắc cài, dùng chỉ nha khoa không được thì máy tăm nước có thể là giải pháp hữu hiệu nhất. Dưới áp lực của tia nước, thực phẩm mắc trong kẽ răng bị làm mềm ra, rửa trôi dễ dàng hơn. Ngoài ra, các mảnh vụn cũng theo dòng nước cuốn đi, khoang miệng trở nên sạch sẽ.
Cách sử dụng máy tăm nước
- Trước tiên, bạn đặt đầu tăm vào thân máy, đổ nước ấm đầy bình chứa nước.
- Cắm điện và điều chỉnh điều khiển áp suất tia nước. Bạn nên để áp suất thấp ban đầu rồi chỉnh cao dần về sau.
- Nghiêng người vào bồn rửa tay, đặt đầu tăm vào miệng, khép môi và bật thiết bị.
- Bạn điều chỉnh tia nước vào ngay trên đường viền nướu. Bắt đầu làm sạch vùng thức ăn bị mắc lại. Sau đó di chuyển đến các vị trí khác.
- Thỉnh thưởng tạm dừng để nước chảy hết ra khỏi miệng.
- Tắt thiết bị sau khi đã vệ sinh răng miệng xong.
Tuột dây cung
Trong một số trường hợp, bạn sẽ gặp phải sự cố bung tuột dây cung khi đang trong quá trình niềng răng như dây cung bị thò dài hơn so với ban đầu, dây cung bị cong vênh… Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do quá trình ăn uống chưa đảm bảo, hoạt động quá mạnh, vệ sinh răng miệng sai cách…
Tuột dây cung ở trường hợp nhẹ có thể không gây nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng nhưng sẽ làm giảm hiệu quả chỉnh nha, ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng trên cung hàm. Còn nặng hơn dễ chọc vào má, nướu. Vậy nên ngay khi phát hiện sự cố này, bạn cần đến ngay địa chỉ nha khoa để bác sĩ trực tiếp thăm khám nhé.
Dây cung đâm vào má
Dây cung đâm vào má có thể xảy ra nếu chẳng may gặp phải những va chạm khi vận động mạnh, ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Chúng làm tổn thương mô mềm như má, môi, thậm chí là chảy máu. Bạn cần nhanh chóng sát trùng vết thương bằng nước muối và đến ngay cơ sở nha khoa để được bác sĩ điều chỉnh lại dây cung. Nếu chưa thể đi khám ngay, mọi người làm theo một số chỉ dẫn dưới đây nhé!
Cách xử lý khi dây cung đâm vào má:
– Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là sản phẩm quen thuộc không thể thiếu với người niềng răng giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi dây cung đâm vào má. Chúng tạo thành một lớp ngăn cách giữa khí cụ và niêm mạc bên trong, bảo vệ mô mềm khỏi sự kích ứng hiệu quả.
Cách sử dụng sáp nha khoa:
- Trước tiên, bạn chuẩn bị sáp nha khoa.
- Đảm bảo dây cung phải sạch, khô. Hãy đánh răng cẩn thận trước để loại bỏ mảng bám, thức ăn vụn trước khi bôi sáp. Sau đó làm khô mắc cài, giữ môi, má tránh xa vùng dây cung.
- Lấy xà bông và rửa sạch sẽ tay, để khô hoặc lau khô.
- Tiếp theo, bạn lấy 1 lượng sáp nhỏ ra khỏi dải sáp, kích thước bằng hạt đậu nhỏ. Sau đó thì lăn miếng sáp giữa các ngón tay cho đến khi thành 1 quả bóng mịn.
- Bạn bôi sáp nha khoa vào đầu của dây cung. Đặt viên sáp lên đầu ngón tay rồi đưa vào vị trí chuẩn. Ấn nhẹ xuống để chúng che đi dây cung.
- Sau đó hãy gặp bác sĩ để được xử lý dây cung.
– Bôi gel hoặc thuốc tê
Có một số loại gel hoặc thuốc tê giúp giảm kích ứng khi dây cung đâm vào má. Trước khi sử dụng, bạn nhớ rửa sạch tay và vệ sinh khoang miệng. Sau đó lấy 1 lượng vừa đủ để thoa vào vết thương.
– Sử dụng nước muối
Dùng nước muối ấm cũng là một trong những cách tốt nhất nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu khi dây cung cọ xát vào má.
- Bạn cho ½ thìa muối vào cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
- Sau đó súc miệng trong khoảng 30s rồi nhổ ra
- Cứ lặp lại quá trình cho đến khi hết nước muối hoặc đến khi miệng bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
– Sử dụng các dụng cụ sửa dây cung
Để sửa dây cung khi đâm vào má, bạn có thể sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau như:
- Dùng bút chì có cả đầu tẩy: Bạn tìm sợi dây cung trong miệng trước. Nếu là dây mảnh, hãy dùng đuôi bút chì nhẹ nhàng đẩy dây để uốn cong chúng.
- Dùng nhíp: Bạn làm sạch đầu nhíp trước. Sau đó dùng nhíp kẹp lấy phần cuối của dây cung rồi cho chúng trở lại lên phần mắc cài. Áp dụng cách này nếu dây cung bị tuột khỏi mắc cài.
- Dùng nhíp và kìm: Bạn cũng có thể dùng nhíp để uốn cong phần dây cung ra khỏi môi và má. Hoặc dùng kìm cắt phần thừa ra nhưng chú ý cẩn thận lấy phần thừa của dây cung ra khỏi khoang miệng nhé.
Cảm giác khó chịu
Niềng răng mắc cài có thể gây cảm giác khó chịu trong khoảng thời gian đầu. Điều này là hoàn toàn bình thường vì lúc này răng đang trong quá trình dịch chuyển. Đừng lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi. Lời khuyên của chuyên gia là bạn nên súc miệng bằng nước ấm hoặc uống thuốc giảm đau không kê đơn Efferalgan. Còn nếu mà cơn đau xảy ra lâu hơn thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Tình trạng đau họng
Tình trạng đau họng không quá phổ biến. Tuy nhiên với người quá mẫn cảm và cảm thấy khô họng thì có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp nhất nhé.
Bị khô môi
Niềng răng bị khô môi là do môi bị ngăn cách bởi các mắc cài nên không được làm ướt thường xuyên. Để giảm tình trạng này, bạn nên sử dụng các loại son dưỡng môi có nhiều ẩm hoặc các loại sáp bôi giữa mắc cài và má để đệm, tránh một sự kích ứng trực tiếp lên mô mềm.
Dây cung lỏng làm bung bật mắc cài
Dây cung có tác dụng hỗ trợ trong việc siết hàm nhằm dịch chuyển các răng về đúng vị trí như mong muốn. Tuỳ theo giai đoạn niềng và tình trạng răng cụ thể, bác sĩ sẽ chọn dây cung phù hợp chịu được áp lực tương ứng. Tuy nhiên, sau một thời gian dây cung dễ bị lỏng, tuột có thể làm ảnh hưởng đến mô mềm bên trong khoang miệng, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Trong trường hợp này, bạn cần thăm khám ngay để khắc phục kịp thời. Tuỳ vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ thay thế dây cung mới, cố định lại mắc cài hoặc cắt bớt phần dây cung bị thừa.
Cách hạn chế các sự cố khi niềng răng mắc cài
Để hạn chế tối đa các vấn đề thường gặp khi niềng răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy sử dụng các bàn chải chuyên dụng như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh, nếu có điều kiện hơn thì dùng bàn chải điện. Dùng bàn chải mềm với lực vừa phải, kem đánh răng có chứa flour. Đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng thích hợp, vuốt dọc theo bề mặt của răng. Chải sạch từng mặt răng ở cả vùng phía trên, dưới và giữa mỗi mắc cài. Đánh răng ít nhất 3 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần. Bên cạnh đó, sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả hơn.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Vấn đề ăn uống cũng cần đặc biệt chú ý khi bạn đang niềng răng. Điều này nhằm hạn chế các tác động xấu lên các khí cụ và giúp bạn có được sức khoẻ tốt nhất.
- Thực phẩm nên ăn: thực phẩm làm từ sữa, trứng, các loại bánh mỳ mềm, thức ăn được nấu chín mềm như cháo, súp, rau củ luộc hấp, sinh tố…
- Thực phẩm nên tránh: thực phẩm quá cứng, quá mềm, quá dẻo, quá dính như đùi gà, táo, ngô luộc, đá viên, xương sụn…
Chăm sóc những ngày đầu sau khi niềng răng
Vào những ngày đầu sau khi niềng, răng và lợi chưa quen nên có thể gây ra tình trạng đau nhức. Lúc này, bạn súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Khi ăn, ưu tiên các loại thực phẩm mềm, mịn. Sử dụng thuốc giảm đau dưới sự cho phép của bác sĩ, đừng tự ý mua bên ngoài.
Đi khám đúng lịch
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng đúng cách thì việc tuân thủ đúng lịch thăm khám cũng rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng và tốc độ dịch chuyển của răng, xử lý các vấn đề không may xảy ra.
Muốn tránh những sự cố niềng răng với mắc cài ở trên, tốt nhất bạn tìm địa chỉ chỉnh nha uy tín với công nghệ hiện đại, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm giống như nha khoa Thuý Đức.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ