Trong quá trình chỉnh nha, giây phút tháo niềng là khoảnh khắc mà ai trong số chúng ta cũng đều mong đợi nhất. Vậy tháo niềng có đau không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Khi nào có thể tháo niềng răng?
Để có thể trả lời cho câu hỏi khi nào tháo niềng răng thì tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng miệng và phương pháp niềng của mỗi người mà sẽ có 1 thời điểm tháo niềng khác nhau. Và thông thường, thời gian tháo niềng rơi vào khoảng từ 18 đến 24 tháng. Sau khoảng thời gian này, bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá tình trạng răng của bạn để đi đến bước cuối cùng trong quá trình chỉnh nha là tháo niềng.
Khớp cắn về đúng vị trí chuẩn
Các răng trước hàm trên (răng cửa, răng nanh) trùm bên ngoài nhóm răng trước hàm dưới. Khi ở trạng thái nghỉ, răng cửa hàm dưới cần tiếp xúc với răng cửa hàm trên khoảng 2/3 thân răng. Đồng thời rìa cắn phía trước răng số 6 của hàm trên nằm giữa mặt cắn của răng số 6 ở hàm dưới.
Đường giữa hàm trùng với đường giữa của mặt
Đường giữa của mặt là đường kẻ giữa đỉnh trán, đỉnh mũi, nhân trung và đỉnh cằm. Còn đường giữa hàm là đường thẳng giữa 2 răng cửa chính hàm trên và hàm dưới. Trường hợp chỉnh nha đạt kết quả tối ưu thì các đường thẳng này sẽ trùng nhau.
Ăn nhai dễ dàng
Khi các răng về đúng vị trí khớp cắn chuẩn sẽ giúp bạn dễ dàng ăn uống thức ăn một cách dễ dàng. Bạn sẽ cảm thấy việc ăn uống trở nên thoải mái hơn bao giờ hết.
Đạt được tính thẩm mỹ
Khi kết thúc quá trình niềng, răng đã vào đúng vị trí, khớp cắn trở nên tròn đều hơn, lúc này khuôn mặt của bạn sẽ trở nên cân đối, hài hòa đặc biệt góc nghiêng cũng trở nên thanh thoát hơn rất nhiều. Bạn sẽ nhìn thấy kết quả quá trình chỉnh nha thay đổi hoàn toàn so với giai đoạn ban đầu.
Sau khi thăm khám đánh giá các tiêu chí trên, bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành tháo niềng răng cho bạn.
Tháo niềng răng có đau không?
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì việc tháo niềng răng không hề đau đớn như mọi người vẫn lầm tưởng. Đây là giai đoạn bác sĩ chỉnh nha sẽ thực hiện việc gỡ bỏ mắc cài, dây cung và vít ra khỏi răng mà không hề làm ảnh hưởng tới những chiếc răng khác hoặc bộ phận khác trong khoang miệng.
Quá trình tháo niềng sẽ có những dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ đồng thời cũng không cần dùng đến thuốc tê hay thuốc giảm đau. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không cần quá căng thẳng và lo lắng vì mọi thứ diễn ra rất nhẹ nhàng, hoàn toàn không hề gây bất cứ thương tổn nào.
Quy trình tháo niềng răng như thế nào?
Quy trình tháo niềng răng gồm 3 bước. Các bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin
Bước 1: Tháo bỏ mắc cài
Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tháo dây cung ra trước. Sau đó dùng kìm nha khoa và chất phá keo dính chuyên dụng để có thể dễ dàng phá vỡ các liên kết tại các vị trí chân đế mắc cài. Khi thao tác, bác sĩ sẽ tác động một lực nhỏ tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng vì sẽ hoàn toàn không gây cảm giác khó chịu.
Bước 2: Làm sạch răng và đánh bóng men răng
Ớ bước tiếp theo, bác sĩ sẽ đánh bóng toàn bộ bề mặt răng của bạn trong vòng 5 – 10 phút để loại bỏ đi phần keo dính nha khoa còn đọng lại trên bề mặt sau khi đã tháo bỏ mắc cài ở bước 1.
Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng nha khoa như là đầu chổi mềm gắn lên đầu tay khoan và sáp nha khoa để lấy đi các vụn nhỏ còn tồn tại trên bề mặt răng. Và giúp răng bóng đẹp và sáng mịn hơn.
Bước 3: Đeo hàm duy trì
Sau 2 bước ở trên, bước cuối cùng mang hàm duy trì thêm một thời gian bởi vì lúc này răng và xương hàm còn chưa ổn định, rất dễ bị kéo về vị trí ban đầu trước khi niềng. Hàm duy trì có tác dụng giúp giữ cho răng của bạn duy trì theo đúng phác đồ ban đầu. Có không ít các trường hợp chủ quan không đeo hàm duy trì sau niềng hoặc không tuân thủ đúng thời gian đeo sau niềng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ do đó làm răng bị xô lệch, chạy về vị trí cũ.
Có 2 loại hàm duy trì được dùng phổ biến hiện nay là
- Hàm duy trì tháo lắp: khách hàng sẽ được lấy mẫu và gửi xưởng để làm hàm tháo lắp, hàm tháo lắp có thể dạng máng trong suốt hay dạng nhựa dẻo kết hợp cung kim loại ôm cung răng.
- Hàm duy trì cố định: dùng đoạn thanh kim loại hoặc dây duy trì gắn vào mặt trong răng ( duy trì mặt lưỡi) bằng Composite. Tuy nhiên trường hợp duy trì này không phải ca lâm sàng nào cũng làm được vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của khách hàng
Tìm hiểu: Thông tin chi tiết các loại hàm duy trì
Tháo niềng răng có tốn thêm chi phí không?
Khi tháo niềng răng, bạn sẽ không cần tốn thêm bất kỳ một chi phí nào. Bởi tháo niềng là một trong những bước của quy trình niềng răng. Đây là bước thao tác được đánh giá là nhanh và đơn giản, dễ dàng thực hiện.
Sau khi tháo niềng răng cần lưu ý gì?
Có rất nhiều bạn lầm tưởng rằng tháo niềng xong là đã kết thúc hành trình niềng. Tuy nhiên, quá trình chỉnh nha vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Bạn vẫn phải mang hàm duy trì mỗi ngày trong một khoảng thời gian, chăm sóc răng miệng đúng cách và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chỉnh nha.
Mang hàm duy trì
Như đã chia sẻ trong quy trình tháo niềng ở trên thì đây là việc đầu tiên cần làm và cũng là việc quan trọng nhất sau khi tháo niềng. Lúc này, hàm và răng của bạn vẫn còn chưa ổn định, việc đeo hàm duy trì sẽ giúp ổn định chân răng và hạn chế việc răng chạy về vị trí cũ.
Thực tế, hiện nay thời gian đeo hàm duy trì của mỗi người là khác nhau. Cụ thể:
Với trẻ em, cần phải đeo hàm duy trì tới khi trưởng thành.
- Với những người có tình trạng răng yếu: Thời gian đeo là từ 6 – 12 tháng, 6 tháng đầu bạn phải mang hàm duy trì liên tục, sau đó có thể giảm thời gian đeo xuống 18h/ngày.
- Với những người có tình trạng răng khỏe: Thời gian đeo chỉ cần từ 1 – 3 tháng.
Bởi vậy, có những người chỉ cần đeo vài tháng, có những người đeo vài năm, thậm chí đối với những người răng yếu phải đeo hàm duy trì cả đời. Đặc biệt, hàm duy trì được thiết kế phù hợp với từng tình trạng răng miệng của mỗi người đảm bảo răng cố định và tránh những tình trạng dịch chuyển xô lệch.
Hỏi đáp: Quên đeo hàm duy trì 1 hôm có ảnh hưởng gì không?
Chăm sóc răng sau niềng
Sau khi tháo niềng, việc ăn những món ăn thỏa thích mà trong quá trình niềng đôi khi bạn phải kiêng khem là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, răng sau khi tháo niềng vẫn còn yếu nên bạn cần cẩn trọng trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng theo sự hướng dẫn của nha sĩ.
- Tránh ăn các loại thức ăn quá dai hoặc quá cứng để tránh làm tổn thương răng trong vòng ít nhất 3 tháng đầu sau niềng.
- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và chải theo đúng cách để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa tránh gây sâu răng hôi miệng.
Đọc thêm: Có nên tẩy trắng răng ngay sau khi tháo niềng không?
Định kỳ khám răng thường xuyên
Tháo niềng không có nghĩa là bạn không cần phải tới gặp các bác sĩ chỉnh nha nữa. Định kỳ 6 tháng một lần, bạn nên đến các phòng khám nha khoa để các bác sĩ có thể kiểm tra và là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng của chính mình. Việc thăm khám sau niềng cũng rất quan trọng, các bác sĩ có thể giúp bạn ổn định vị trí của răng và hướng dẫn bạn sử dụng hàm duy trì để mang lại hiệu quả tối ưu.
Cuối cùng, hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: Tháo niềng răng có đau không? Chúc bạn có một hành trình chỉnh nha thật ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách tập cười sau khi tháo niềng