Tiêu xương chân răng không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của gương mặt mà còn làm cho răng bị ê buốt và rất khó chịu. Nếu để lâu không được chữa trị có thể dẫn tới mất răng. Vậy tiêu xương chân răng là gì? Sau khi niềng răng có thể bị tiêu xương hay không? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mục lục
Tiêu xương chân răng là gì?
Tiêu xương chân răng hay còn có tên gọi khác là tiêu xương ổ răng là sự tiêu biến hay suy giảm về mật độ, chiều cao, thể tích và số lượng xương ổ răng cũng như xung quanh chân răng. Xương ở quanh khu vực này có cấu tạo chủ yếu từ muối khoáng sinh học, vì vậy dễ tạo ra các khoảng trống hoặc bị tiêu hõm khi có sự tác động. Quá trình tiêu xương có thể diễn biến theo chiều ngang, chiều dọc. Mức độ tiêu xương nặng hay nhẹ cũng còn tùy thuộc theo cơ địa của mỗi người.
Trong trường hợp bị tiêu xương nghiêm trọng, xương có thể bị tiêu tới sát sống hàm gần với các dây thần kinh. Điều này gây ra các hậu quả xấu như:
- Tụt nướu: Xương chân răng bị tiêu biến làm cho khả năng nâng đỡ nướu kém, từ đó làm vùng nướu bị tụt xuống thấp hơn thông thường, bạn có thể thấy kẽ răng bị hở tạo thành tam giác đen.
- Làm cho cấu trúc răng bị lệch lạc: Các răng sẽ có xu hướng lệch sang khoảng trống vùng hõm xương, cung hàm sẽ trở nên lệch lạc.
- Làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Khi bị tiêu xương hàm, khả năng chịu lực của cung hàm cũng bị giảm sút đáng kể, việc ăn nhai cũng kém hơn. Điều này dẫn tới giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột, tăng khả năng mắc các bệnh tiêu hóa.
- Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ: Tiêu xương hàm để lâu không được chữa trị sẽ khiến các dây chằng và cơ mặt hóp vào trong, làm cho gương mặt trở nên già trước tuổi.
Đọc thêm: Tụt lợi khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng có bị tiêu xương không? Nguyên nhân là gì?
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ hiện đại giúp hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn, từ đó gương mặt cũng trở nên cân đối và xinh đẹp hơn. Mặc dù không nhiều nhưng vẫn có những trường hợp bị tiêu xương khi đang niềng răng. Tình trạng này có thể do những nguyên nhân chính dưới đây.
Vệ sinh răng miệng không tốt
Các mảnh vụn thức ăn không được làm sạch sẽ bám lên răng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm nướu, viêm nha chu,… Những ổ vi khuẩn này không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng. Lúc này các mô tế bào mềm sẽ bị phá hủy dần và khiến răng bị lung lay. Lâu dần vết viêm có thể lan tới xương gây nên tiêu xương hàm. Chính vì thế tốt nhất bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và lấy cao răng định kỳ trong quá trình niềng răng.
Chưa điều trị dứt điểm bệnh viêm nha chu trước khi niềng răng
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp. Nó không chỉ ảnh hưởng tới mô lợi mềm mà còn ảnh hưởng nặng tới các tổ chức sâu bên dưới chân răng, gây hại nghiêm trọng tới dây chằng nha chu, xương ổ răng.
Lúc này răng sẽ bị lung lay, thậm chí bị tiêu giảm phần xương hàm. Chính vì thế nếu bạn đang có ý định niềng răng thì hãy điều trị dứt điểm viêm nha chu trước. Bởi viêm nha chu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình và kết quả niềng răng, làm cho tình trạng tiêu xương hàm xảy ra nhanh, phức tạp hơn.
Hãy tới các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám cụ thể về các vấn đề răng miệng, điều trị triệt để sau đó mới tiến hành niềng răng.
Mất cân bằng chuyển hóa hình thành cấu trúc xương
Quá trình bồi đắp canxi của cơ thể bị chậm, mật độ khoáng chất của xương thấp làm cho tình trạng tiêu xương hàm diễn ra nhanh hơn. Điều này do việc chuyển hóa chất dinh dưỡng và hình thành cấu trúc xương bị mất cân bằng. Có thể cơ thể bạn đang bị thiếu canxi nên quá trình chuyển hóa các chất cũng bị chậm lại. Sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây hại trên răng từ đó cũng giảm sút.
Kỹ thuật niềng răng của bác sĩ không tốt
Việc sử dụng các khí cụ niềng răng kém chất lượng hay điều chỉnh lực kéo không đúng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm cho hiện tượng tiêu xương hàm xảy ra nhanh và mạnh hơn.
Quy trình niềng răng rất chặt chẽ và rõ ràng, nếu đội ngũ chuyên môn không có kỹ thuật tốt, lơ là trong thao tác thì hàm răng của bạn rất dễ xảy ra các biến chứng xấu. Đặc biệt tiêu xương hàm rất khó phục hồi, nó sẽ làm cho răng bị lung lay và nặng hơn là mất răng.
Đọc bài viết: Niềng răng xong bị móm là vì đâu?
Để quá trình niềng răng diễn ra an toàn, hiệu quả bạn cần làm gì?
Để ngăn ngừa các biến chứng không tốt khi niềng răng, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Hãy tuân thủ các bước làm sạch răng theo đúng hướng dẫn chi tiết của bác sĩ đồng thời sử dụng bàn chải lông mềm mịn, chải răng đúng cách, kết hợp máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn xong 30 phút để không làm hại men răng.
Sau 3 đến 4 tháng hoặc ngay khi thấy bàn chải bị tòe đầu bạn nên thay bàn chải ngay. Ngoài ra lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để răng luôn trắng đẹp ngay khi đang niềng răng.
Đọc thêm: Các loại bàn chải dành riêng cho người niềng răng
Điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng trước khi niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng, các bạn hãy tới các nha khoa uy tín để được thăm khám chi tiết tình trạng răng của mình. Nếu phát hiện có bệnh lý về răng miệng hãy điều trị dứt điểm rồi hãy bắt đầu niềng. Một hàm rặng khỏe mạnh sẽ giúp quá trình niềng răng của bạn diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
Thường xuyên tái khám kiểm tra răng miệng định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như tốc độ dịch chuyển của răng. Nếu bạn không tuân thủ theo đúng lịch trình, đi khám không theo đúng ngày hẹn của bác sĩ thì sẽ làm cho quá trình niềng răng bị ảnh hưởng không tốt.
Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín
Trước khi niềng răng hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. Bởi bác sĩ là người đóng vai trò chủ chốt quyết định tới sự thành công của ca niềng răng đó.
- Là thành viên thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam đạt thứ hạng Diamond Invisalign (niềng răng trong suốt) 2021
- Là một trong ít chuyên gia Invisalign (Invisalign Expert) được công nhận tại Đông Nam Á
- Một trong 3 bác sĩ sử dụng hệ thống mắc cài tự động Damon thành công nhất Việt Nam
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Đã có kinh nghiệm điều trị hơn 5000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nha khoa có công nghệ cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại
- Tại phòng khám có máy quét dấu răng iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới, máy chụp X-quang toàn hàm Vatech Pax-i, máy nhổ răng sóng siêu âm Piezotome,…
- Với niềng răng mắc cài sử dụng công nghệ mắc cài thông minh Damon mang lại hiệu quả nhanh chóng.
- Phòng vô trùng theo đúng tiêu chuẩn bộ Y tế
Có chính sách trả góp linh hoạt, lãi suất 0%
Nha khoa có chương trình trả góp lãi suất 0%, chỉ cần trả trước 30% chi phí, số còn lại có thể thanh toán nốt trong vòng từ 6 – 12 tháng. Ngoài ra còn có hợp đồng cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho bạn trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm được các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm khi niềng răng rồi phải không. Để hạn chế tối đa vấn đề này các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ nha khoa trước khi quyết định niềng răng nhé.