Trong thời gian niềng răng chắc chắn sẽ xảy ra nhiều sự cố mà bạn không thể tránh khỏi chẳng hạn như tuột dây cung. Để sự cố bung dây cung không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng bạn hãy đọc bài viết sau để nghe những lời khuyên tốt nhất từ phía nha khoa nhé.
Mục lục
Các trường hợp bung tuột dây cung khi chỉnh nha
Niềng răng mắc cài là một trong những phương pháp chỉnh nha tốt nhất. Các khí cụ trong niềng răng mắc cài được làm bằng chất liệu thép không gỉ. Do đó chúng tạo được độ chắc chắn, lực tác động sẽ mạnh mẽ giúp rút ngắn thời gian và đem đến hiệu quả niềng răng cao.
Tuy nhiên, dây cung có thể bị tuột ra khi niềng răng mắc cài do tác động mạnh từ ngoại lực hay do cách chăm sóc, vệ sinh hoặc ăn uống của người đeo bởi vật liệu làm dây cung tương đối bền, có độ đàn hồi cao, tương thích với sức khỏe răng miệng người bệnh.
Những trường hợp cụ thể thường gặp là:
- Dây cung bị tuột: Lực siết răng quá mạnh tạo áp lực lớn cho dây cung, hoặc các chốt mắc cài bị gãy, tuột hoặc dây thun cố định mắc cài và dây cung bị đứt đều có thể làm bung tuột dây cung ra khỏi các rãnh mắc cài.
- Dây cung bị cong vênh: Nếu dây cung bị cong vênh, không khít vừa trong rãnh mắc cài. Qua quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng có thể khiến dây cung tuột ra, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng không được như mong muốn ban đầu nên cần điều chỉnh kịp thời.
- Dây cung bị thừa thò ra: Khi các răng dịch chuyển, dây cung có thể bị thừa ở phần cuối và thò dài ra ngoài. Trong trường hợp này nếu không xử lý ngay thì phần dây cung thừa sẽ đâm vào má, lợi gây đau đớn, chảy máu nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể khiến dây cung cong, vênh, lệch ra ngoài rãnh và gây bung, tuột dây cung.
- Niềng răng bị đứt dây cung: Thêm một trường hợp nữa cũng có thể khiến dây cung tuột ra bên ngoài. Các áp lực và biến dạng từ bên trong hay do tác động mạnh từ bên ngoài sẽ khiến dây cung bị đứt, gãy. Khi sự cố định, liên kết này bị đứt làm cho dây cung bị lỏng ra và có thể tuột cho dù mắc cài vẫn bám dính chắc chắn trên răng hay dây thun vẫn đàn hồi tốt.
Nguyên nhân gây tuột dây cung khi niềng răng
Do ăn uống
Cách ăn uống của bạn sẽ quyết định phần nào đến tuổi thọ của dây cung. Trong quá trình đeo khí cụ chỉnh nha, người niềng răng luôn được khuyên nên ăn các thức ăn mềm nhằm bảo vệ các mắc cài cũng như dây cung được bền chắc, giúp quá trình niềng răng không bị ngắt quãng đồng thời cũng hạn chế được những thương tổn không đáng có.
Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này trong quá trình niềng răng:
- Các đồ ăn dai và dẻo, cần nhai nhiều như bánh nếp, bánh dày, xôi chiên…những đồ ăn này dễ mắc lại vào dây cung và mắc cài, đồng thời cũng tạo áp lực nhai cho răng
- Các thực phẩm có độ giòn hoặc cứng như cua, đồ chiên giòn, xương, kẹo cứng, đá,…
- Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, canh nóng hay đá bào, kem…
Có thể bạn quan tâm: Nên ăn gì trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng?
Hoạt động quá mạnh
Trong thời gian niềng răng, bạn nên hạn chế các trò chơi thể thao mạo hiểm, vận động nhiều, dễ xảy ra va chạm hay lao động với cường độ cao. Có thể nhiều người chưa rõ nhưng thực tế những hoạt động này hoàn toàn có thể khiến dây cung tuột ra khỏi rãnh mắc cài. Trong quá trình chơi thể thao nếu dây cung bị bung tuột, nó có thể đâm vào má, nướu gây chảy máu, đau đớn thậm chí còn nhiễm. Nếu như bạn phải thường xuyên tham gia vận động thể thao, thể dục thì nên chú ý, hạn chế và tránh các va chạm mạnh.
Vệ sinh răng không đúng cách
Vệ sinh răng đúng cách cũng là cách để bảo vệ hệ thống mắc cài, dây cung hoạt động tốt và cố định chắc chắn trên răng. Ngược lại, nếu bạn chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng có thể làm hệ thống khí cụ chỉnh nha hỏng.
Xỉa tăm là thói quen không tốt và phải được loại bỏ nếu không muốn răng bị yếu đi và dây cung bị tuột. Thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để làm sạch sâu các kẽ răng hoặc vệ sinh răng niềng bằng máy tăm nước để đảm bảo làm sạch sâu các kẽ và vệ sinh tốt hơn. Lưu ý chải răng thật nhẹ nhàng theo vòng tròn từ trên xuống dưới để bàn chải đi vào các cạnh mắc cài, dây cung một cách tốt hơn.
Khí cụ niềng răng kém chất lượng
Niềng răng tại những nha khoa không uy tín, những khí cụ chỉnh nha kém chất lượng không chỉ khiến việc chỉnh nha không đem đến hiệu quả tốt mà còn làm gián đoạn quá trình niềng răng. Bởi các tình huống bung mắc cài, gãy mắc cài, tuột dây cung, đứt dây cung…
Hậu quả tuột dây cung nếu không xử lý ngay
Dây cung đâm vào má
Khi dây cung tuột, nếu bạn không cẩn thận hoặc không biết cách xử lý tạm thời thì khả năng dây cung đâm vào má là khá cao: gây xước các mô mềm, tổn thương cho răng miệng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng mà còn gây khó khăn, đau đớn trong quá trình ăn, nhai, giảm vị giác, chán ăn từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân.
Tuy bạn có thể tự xử lý dây cung đâm vào má tại nhà nhưng không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trường hợp xử lý không đúng cách có thể dẫn đến lệch vị trí răng hoặc gây nhiễm trùng tại vị trí đó. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để được nha sĩ hỗ trợ.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi dây cung đâm vào má
Quá trình niềng răng bị gián đoạn
Nhiều người khi bị tuột dây cung thường tìm cách cố định dây cung tạm thời rồi mãi mới đến nha khoa để khắc phục. Nếu một vài ngày thì không sao nhưng để lâu sẽ làm gián đoạn đến quá trình niềng răng, thời gian niềng sẽ kéo dài hơn dự tính.
Phải làm gì khi dây cung bị tuột?
Trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, răng di chuyển rất nhanh có thể khiến dây cung bị bung tuột ra khỏi mắc cài. Khi nhận thấy có sự cố ở dây cung thì bạn không nên quá lo lắng. Sự can thiệp và giúp đỡ của bác sĩ chính là giải pháp hữu hiệu nhất.
Sáp nha khoa sẽ là cứu tinh của bạn khi gặp phải tình trạng này. Hãy lấy lượng sáp nha khoa vừa đủ, vo tròn lại và gắn chặt vào các rãnh mắc cài giúp dây cung tạm thời không tuột ra ngoài nữa. Lưu ý đặt đúng dây cung vào giữa các rãnh, tránh đặt lệch, vênh.
Sau đó, liên hệ với nha khoa mà bạn đang niềng răng để thông báo sự cố và đặt lịch hẹn trong thời gian sớm nhất để kiểm tra và được bác sĩ khắc phục tình trạng trên.
Kể cả chưa đến thời điểm tái khám thì bạn vẫn nên liên hệ trước với bác sĩ và hẹn lịch thăm khám sớm nhất có thể bởi bác sĩ chỉnh nha cần đảm bảo luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết. Đặc biệt là cần đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra theo đúng kế hoạch ban đầu
Loại bỏ ngay những đồ ăn cứng, dẻo là nguyên nhân khiến dây cung bị tuột.
Bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ điều chỉnh lại càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn và khắc phục kịp thời, giúp quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi và xuyên suốt.
Ngay sau khi xác nhận lại lịch hẹn với nhân viên tại nha khoa bạn sẽ được giải quyết ngay sự cố này. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ dây cung cũ ra thật nhẹ nhàng và thay cái mới. Quá trình này diễn ra rất nhanh và nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều thời gian của bạn. Hãy nhớ kĩ những lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn uống và cách chăm sóc để hạn chế tối đa nhất sự cố tuột dây cung.
Hỏi đáp: Dây cung niềng răng bị dài ra phải làm sao?
Cần làm gì để tránh tuột dây cung khi niềng răng?
Tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách
Như đã nói ở trên, cách bạn chăm sóc, vệ sinh răng miệng sẽ góp phần quyết định đến hiệu quả niềng răng có như mong đợi hay không. Đây cũng là một trong những khó khăn nhất trong quá trình niềng răng ngoài chế độ ăn. Việc vệ sinh răng khi đang đeo mắc cài khó khăn và mất thời gian gấp 3-4 lần so với hàm răng bình thường. Tuy nhiên, khi bạn thực hành quen các bước vệ sinh đúng cách bạn sẽ có hàm răng vừa sạch sẽ, thơm tho, vừa không lo dây cung bị tuột trong giai đoạn niềng răng.
Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, vừa với miệng của bạn. Đầu bàn chải thuôn để len lỏi được vào sâu bên trong. Bạn có thể mua bàn chải điện, rất tốt cho việc làm sạch, tuy nhiên vẫn cần bàn chải thường để chải được các mặt của mắc cài. Chải dọc, hoặc xoay tròn, có thể chải ngang nhẹ ở các vị trí mắc cài. Tránh chải mạnh, dùng lực nhiều, điều đó không chỉ làm xước, chảy máu nướu, lợi mà còn khiến mắc cài hay dây cung bị bung nhanh hơn.
Tránh ăn đồ cứng, bám dính
Khi bạn ăn đồ cứng sẽ có nguy cơ gây ra những sang chấn bong mắc cài, uốn cong dây cung. Ăn thức ăn quá dính cũng khiến quá trình vệ sinh răng miệng mất thời gian hơn bình thường. Hãy ăn nhóm các thực phẩm sau: Sữa, phô mai mềm, bánh pudding, trứng, bánh mì, ngũ cốc, cơm, thịt viên, rau, quả,…
Hạn chế nhai, cắn thức ăn bằng răng cửa
Lực tác động vào răng cửa khá lớn, gây áp lực lên toàn hàm từ đó có thể khiến dây thun bị đứt, mắc cài bung ra và làm dây cung tuột. Khi ăn thực phẩm gì đó không nên cho vào răng cửa cắn mà cần cắt nhỏ trước rồi đưa từ từ vào vùng răng hàm để nhai. Kể cả những thức ăn mềm bạn cũng nên xé nhỏ ra. Hãy tập dần thành thói quen tốt bởi điều này sẽ rất có ích trong suốt quá trình niềng răng.
Xem thêm: 10 lưu ý bạn nhất định phải biết để sở hữu hàm răng đẹp, chuẩn khớp cắn
Vận động nhẹ nhàng
Khi niềng răng bạn vẫn có thể chơi các môn thể thao hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Bạn có thể mang đồ bảo hộ cho hàm khi chỉnh nha. Nhiều người thắc mắc niềng răng có tập gym được không? Thì câu trả lời là CÓ. Nhưng bạn cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Khi tập tránh các bài tập cường độ mạnh vì lực nghiến răng hoàn toàn khiến dây cung bị tuột một cách dễ dàng.
Bên cạnh mắc cài truyền thống còn có loại mắc cài cải tiến hơn đó là niềng răng mắc cài tự động. Loại này khắc phục hoàn toàn hạn chế bung tuột mắc cài hay dây cung của mắc cài thường. Là sự lựa chọn tuyệt vời cho bất kì ai niềng răng, vừa tiết kiệm chi phí lại mang những ưu điểm tuyệt vời.
Xin giới thiệu cho bạn phương pháp niềng răng mắc ưu việt nhất hiện nay: đó là mắc cài thông minh Damon của Hoa kỳ. Với hệ thống tự động tự điều chỉnh theo hình dạng của hàm răng giảm bớt áp lực lên răng cũng như cảm giác đau nhức, đồng thời cũng rút ngắn thời gian điều trị so với các loại mắc cài khác. Một ưu điểm khác là hạn chế việc nhổ răng và hoàn toàn khắc phục được các sự số không may trong quá trình chỉnh nha như tuột dây cung.
Damon – giải pháp niềng răng thông minh cho cả gia đình bạn.
Liên hệ hotline 093 186 3366 để đặt lịch hẹn với BS Đức và tìm nụ cười hoàn mỹ nhé!