Uống nước lạnh bị buốt răng xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nếu gặp hiện tượng này, trước tiên bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa từ dân gian nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu. Sau đó thì liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 8 nguyên nhân chính gây ê buốt răng & cách phòng ngừa tại nhà, bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Mục lục
Nguyên nhân uống nước lạnh bị buốt răng
Không phải tự nhiên bạn uống nước lạnh bị buốt răng. Đây là một quá trình dài có thể do tác động từ bên ngoài hoặc xuất phát từ sự nhạy cảm của răng. Cụ thể hơn:
Do chải răng quá mạnh
Đánh răng là công việc bạn phải thực hiện đều đặn hằng ngày nhằm làm sạch và duy trì sức khoẻ răng miệng. Tuy nhiên nếu chải răng quá mạnh có thể làm tổn thương đến nướu, lợi, men răng. Chỉ sau một thời gian, bạn thấy răng bị ê buốt, khó chịu.
Do răng nhạy cảm
Một nguyên nhân xuất phát từ yếu tố chủ quan là do bản thân hàm răng của bạn đã nhạy cảm sẵn. Răng được liên kết với bộ não thông qua các dây thần kinh cảm giác nằm ở sâu dưới chân răng. Ê buốt xảy ra khi hệ thần kinh phản ứng nhạy hơn với thực phẩm hoặc nhiệt độ. Từ đó các kích thích bên ngoài dù đồ ăn quá nóng, quá ngọt, quá cay hay nước lạnh đều có thể gây ra cảm giác ê buốt.
Do sử dụng kem đánh răng có nhiều Flour hoặc chất tẩy trắng
Chọn sai kem đánh răng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ răng miệng. Đặc biệt, một số người mua kem đánh răng có quá nhiều Flour hoặc chất tẩy trắng đều dễ bào mòn men răng, làm răng nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, nếu mua nước súc miệng chứa thành phần cồn cũng dễ làm tăng độ nhạy cảm của răng đối với nước lạnh.
Do thói quen xấu
Một số người khi ngủ có thói quen nghiến răng mà không biết. Hoặc nghiến răng xuất hiện khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, phải lao động nặng nhọc. Lâu dần sẽ làm cho men răng bị mòn đi, ngà răng dễ lộ ra khiến răng ngày càng nhạy cảm, dễ ê buốt khi tiếp xúc với nước lạnh.
Ngoài ra, thói quen xấu như nhai đá viên thường xuyên, dùng răng mở nắp chai, ăn nhiều đồ cứng,… cũng nên loại bỏ sớm để tránh tổn hại cho răng.
Thông tin hữu ích: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng men răng yếu?
Do tình trạng đóng vôi, cao răng
Mảng bám trên răng là nguyên nhân gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu và cả những cơn ê buốt kéo dài. Nếu bạn loại bỏ cao răng, vôi răng quá thường xuyên cũng dễ làm cho răng yếu, nhạy cảm hơn.
Do các bệnh lý răng miệng
Bệnh lý răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng uống nước lạnh bị buốt răng. Ví dụ như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… Khi nướu răng tổn thương, nguy cơ cao sẽ khiến lộ ra phần chân răng. Từ đó mà các tác nhân kích thích dễ xâm nhập, tiếp xúc trực tiếp với phần bên trong răng. Do đó, khi sử dụng nước lạnh, các dây thần kinh trong răng bị kích thích tạo ra cảm giác ê buốt.
Do viêm tủy răng
Tuỷ răng được biết đến là tổ chức liên kết mạch máu và dây thần kinh nằm ở trung tâm chiếc răng. Khi bị tổn thương ở thân, chân răng do điều trị sâu răng không triệt để, răng dễ mòn hoặc viêm nha chu ăn sâu vào tuỷ. Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là cơn đau âm ỉ, ê buốt khi uống nước lạnh.
Tìm hiểu ngay: Cách phát hiện răng sâu vào tủy và cách điều trị
Do bị sứt mẻ răng
Vì một vài nguyên nhân như chấn thương, tai nạn khiến cho răng bị sứt mẻ, để lộ ra lớp ngà bên trong. Điều này khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Hoặc nướu bị tổn thương, chân răng sẽ càng có nguy cơ bị lộ gây ra hiện tượng dễ kích thích khi tiếp xúc với các tác nhân như nước lạnh hoặc đồ ăn quá nóng.
Một số mẹo hạn chế bị buốt răng tại nhà
Nếu ở nhà bạn đang sẵn có một số nguyên liệu dưới đây thì áp dụng ngay cách chữa ê buốt răng đơn giản mà cho hiệu quả tích cực.
Sử dụng trà xanh
Trà xanh có chứa nhiều thành phần như EGCG, catechin, axit tannic,… hỗ trợ hình thành lớp men protein cứng và giảm bớt tình trạng ê buốt.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn lấy khoảng 5- 7 lá trà xanh tươi, rửa sạch, sau đó vò sơ qua.
– Sau đó cho thêm nước vào nồi và đun sôi lên. Cho chút muối vào.
– Tiếp đến, bạn cho nước trà ra, để nguội bớt rồi súc miệng vài lần đến khi thấy tốt hơn.
Sử dụng tỏi
Tỏi có chứa các hoạt chất như Allicin, Flour có khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho răng, giảm bớt tình trạng ê nhức.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn bóc 1- 2 tép tỏi rồi rửa sạch. Sau đó giã nhỏ ra và giữ tỏi ở vị trí có răng ê buốt từ 2- 3 phút.
– Cuối cùng, bạn súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện khoảng 2- 3 lần/ngày.
Sử dụng quả óc chó
Quả óc chó sở hữu nguồn axit linoleic, canxi và phốt pho rất dồi dào. Chúng có công dụng giảm bớt sự kích thích của dây thần kinh khi răng tiếp xúc với đồ ăn hoặc đồ uống quá nóng, lạnh.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn bóc sạch vỏ quả óc chó. Sau đó nhai từ 1- 2 hạt trong 3- 5 phút và từ từ nuốt xuống.
– Kiên trì thực hiện đều đặn để thấy hiệu quả nhé.
Sử dụng nha đam
Nha đam chứa nhiều thành phần như anthraquinones, anthraquinones và propolis đều được đánh giá là tốt cho răng, hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu vết thương. Một số vitamin B, C, E và canxi, sắt, mangan, kẽm còn hỗ trợ làm trắng răng tự nhiên.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn chỉ cần một nhánh nha đam tươi, rửa sạch sẽ. Sau đó gọt vỏ và lấy phần thịt bên trong đắp vào chỗ răng ê buốt khoảng 5 phút
– Cuối cùng súc miệng lại bằng nước cho sạch. Mỗi ngày thực hiện 3- 4 lần.
Sử dụng dầu đinh hương
Dầu đinh hương có chứa thành phần như axit folic, canxi, kẽm, vitamin B, C, E và K,… và đặc biệt là eugenol (chiếm hơn 70%) với tác dụng gây mê mạnh giúp làm giảm tình trạng răng bị ê buốt.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn nhỏ 2 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông gòn. Sau đó thì chấm lên vùng răng bị ê buốt. Chờ khoảng 3 phút thì lấy ra.
– Cuối cùng, bạn súc miệng lại sạch sẽ với nước.
Sử dụng hành tây
Hành tây cũng là cách chữa ê buốt răng đơn giản, hiệu quả với vị cay tê đặc trưng. Bạn có thể nhai một ít hành tây trong 2- 3 phút hoặc giã nhỏ, lấy nước đó chấm vào nơi bị ê buốt răng. Cuối cùng đánh răng lại sạch sẽ để loại bỏ mùi.
Sử dụng lá bạc hà
Bạc hà ngoài công dụng trị ho, trị cảm còn giúp giảm bớt tình trạng ê buốt răng nói riêng và một số vấn đề răng miệng nói chung. Điều này nhờ vào thành phần chính Rosmarinic Acid với khả năng kháng viêm, ngăn chặn oxy hoá, gây tê cục bộ. Không chỉ vậy, nó còn mang đến hơi thở thơm tho, dễ chịu.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn lấy vài lá bạc hà rồi rửa sạch sẽ. Sau đó đun với chút nước sôi.
– Dùng nước bạc hà súc miệng vài lần trong ngày là được.
Sử dụng mật ong
Mật ong vẫn được biết đến là nguyên liệu có tính sát khuẩn cực mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và giảm cảm giác sưng, ê buốt răng. Bên cạnh đó, nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong mật ong giúp phục hồi men răng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn hoà 1 thìa café mật ong trong nước ấm.
– Sau đó ngậm và súc miệng khoảng 2- 3 phút để tình trạng ê buốt răng biến mất.
– Cuối cùng, bạn súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng nước lá ổi non
Lá ổi có nhiều công dụng trị bệnh khác nhau trong đó bao gồm cả chữa ê buốt răng. Bởi vì trong thành phần của lá ổi non chứa astringents có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
– Bạn lấy 5- 7 lá ổi non (càng non càng tốt). Sau khi rửa sạch, xay nhuyễn với một chút muối và nước ấm.
– Tiếp đến vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Dùng tăm bông thấm nước cốt chấm vào vị trí răng ê buốt, đợi vài phút rồi súc miệng lại sạch sẽ.
– Hoặc cách khác là bạn đun lá ổi non với chút nước và muối. Chờ nguội hơn thì súc miệng vài lần trong ngày.
Sử dụng bột nghệ tươi
Nghệ tươi nổi tiếng là chứa hoạt chất curcumin có khả năng bảo vệ men răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các chất độc hại khác, hỗ trợ giảm ê buốt răng, chữa viêm lợi, áp xe răng.
Cách thực hiện như sau:
– Cách 1: Trước tiên, bạn trộn bột nghệ với nước trong 5 phút rồi đắp trực tiếp lên chỗ răng bị ê buốt trong 5 phút. Sau đó đánh răng lại cho sạch.
– Cách 2: Trộn 1 thìa café bột nghệ trộn với 1/2 thìa café dầu mù tạt và 1/2 thìa café muối. Bôi hỗn hợp này lên vùng răng ê buốt và xung quanh nướu khoảng 10 phút. Cuối cùng súc miệng lại sạch sẽ với nước.
Sử dụng rượu hạt gấc
Rượu hạt gác là bài thuốc dân gian được một số người áp dụng để cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt răng. Tuy nhiên cách làm hơi phức tạp:
– Trước tiên, bạn chọn lấy hạt của các quả gấc chín già đem nướng tới khi phần vỏ hạt bên ngoài hơi cháy xém.
– Sau đó sử dụng vật cứng đạp và và tách lấy phần nhân bên trong hạt, rồi giã nhỏ.
– Tiếp đến, bạn cho phần nhân đã thu được vào bình thủy tinh cùng rượu trắng, ngâm trong khoảng 30 ngày.
– Khi thấy ê buốt răng, bạn lấy một chút rượu và ngậm trong miệng chừng 10 phút rồi nhổ đi. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch.
Những cách trị ê buốt răng dân gian ở trên chỉ cho công dụng nhất định, cần kiên trì trong thời gian dài. Do vậy tốt nhất bạn vẫn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám cụ thể.
Cách điều trị buốt răng hiệu quả tại nha khoa
Như đã chia sẻ ở trên, ê buốt răng khi uống nước lạnh có thể bạn đang bị sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận, xác định rõ nguyên nhân gây đau nhức và đưa ra phương pháp điều trị triệt để nhất.
Trám răng
Trường hợp ê buốt do răng sâu, răng bị hư tổn, gãy, mòn men răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nạo và làm sạch chỗ răng bị sâu. Tiếp đến là đắp lên đó vật liệu chuyên dụng để tạo hình lại răng. Vật liệu trám thường là sứ hoặc silicon, thạch cao,… an toàn, thẩm mỹ với màu sắc tương tự màu răng thật.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ được thực hiện trong trường hợp răng sâu lớn, răng bị vỡ nghiêm trọng hoặc xuất hiện các bệnh lý nặng, trám răng không khắc phục được. Như vậy sẽ bảo vệ được răng thật khỏi tác động gây hại từ bên ngoài. Bác sĩ tiến hành mài bớt một phần răng thật theo tỷ lệ nhất định. Sau đó chụp phần mão sứ đã chế tác phù hợp riêng cho mỗi người là hoàn thiện.
Đừng bỏ lỡ: Mão răng sứ là gì? Các loại mão sứ phổ biến nhất hiện nay
Hướng dẫn cách phòng ngừa bị buốt răng
Để sở hữu hàm răng trắng sáng, khoẻ mạnh và hạn chế tối đa tình trạng bị ê buốt, bạn lưu ý một vài điều dưới đây nhé.
Vệ sinh răng miệng
Trước tiên, bạn chọn cho mình loại bàn chải có đầu nhỏ và lông bàn chải mềm sẽ tránh được tổn thương đến răng. Sau đó chọn loại kem đánh răng chứa nồng độ Flour và tỷ lệ chất tẩy trắng phù hợp.
Khi đánh răng, bạn đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với bề mặt răng. Đánh răng cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai. Không chải răng quá mạnh và quá lâu. Thời gian đánh răng ít nhất 2- 3 phút cho 2- 3 lần mỗi ngày.
Sau khi đánh răng xong, bạn sử dụng thêm chỉ nha khoa và máy tăm nước giúp loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám ở các kẽ răng, vị trí khuất sâu. Cuối cùng, bạn dùng nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt triệt để vi khuẩn trong khoang miệng.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hằng ngày cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khoẻ răng miệng. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm có nhiều canxi và vitamin B, E, K,… có lợi cho răng như bơ, trứng, sữa, thịt, cá, tôm, bông cải xanh, hạnh nhân, hạt điều,… Lưu ý nếu răng đang ê buốt thì hạn chế đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Mọi người nên duy trì thói quen thăm khám nha khoa thường xuyên, khoảng 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý và điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ