Có nhiều cách được dân gian lưu truyền là có tác dụng chữa đau răng khá hiệu quả. Trong đó, cách chữa đau răng bằng tỏi được khá nhiều người tin và làm theo, tuy nhiên vẫn có ý kiến về hiệu quả thực sự của phương pháp này. Vì thế, trong bài viết này, cùng tìm hiểu xem việc chữa đau răng bằng tỏi có thật sự hiệu quả không nhé!
Mục lục
Các nguyên nhân dẫn đến đau răng
Đau răng là vấn đề mà mỗi người đều đã gặp ít nhất một lần trong đời, còn có những người thường xuyên phải chịu những cơn ê buốt răng dài ngày. Điều nay không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn gây ra những vấn đề về sức khỏe khác.
Nguyên nhân dẫn đến đau răng rất nhiều, phần lớn đều xuất phát từ những vấn đề mà chúng ta khó có thể thấy được:
- Sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng, áp xe răng
- Viêm nướu, viêm nha chu
- Răng khôn mọc lệch
- Chấn thương răng do va chạm ảnh hưởng đến chân răng, bạn có thể thấy đau nhói khi nhai hoặc nhạy cảm với nhiệt độ.
- Rối loạn khớp thái dương hàm
- Răng nhạy cảm nhất là khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh
- Viêm xoang có thể gây áp lực lên các răng hàm trên do vị trí gần nhau, gây cảm giác đau răng.
- Nghiến răng gây áp lực lớn hơn lên răng, nếu thói quen xấu này kéo dài cũng có thể dẫn đến đau răng
Tỏi chữa đau răng như thế nào?
Tỏi là một phương pháp tự nhiên thường được sử dụng để giảm đau răng do có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Dưới đây là cách tỏi có thể giúp chữa đau răng:
Đặc tính kháng khuẩn của tỏi
Tỏi chứa hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Khi bạn nghiền nát hoặc nhai tỏi, allicin được giải phóng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm và nhiễm trùng trong miệng, nguyên nhân chính gây đau răng.
Giảm viêm
Tỏi có khả năng giảm viêm, do đó có thể giúp giảm sưng và đau xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
Cách chữa đau răng bằng tỏi
Tỏi là một gia vị quen thuộc ở trong gian bếp của mỗi gia đình, được sử dụng trong nhiều
- Nhai tỏi sống: Bạn có thể nhai một tép tỏi sống tại vị trí răng đau. Chất Allicin trong tỏi sẽ trực tiếp tiếp xúc với khu vực răng bị đau và giúp giảm đau.
- Đắp tỏi nghiền nát: Nghiền nát một tép tỏi và đặt lên khu vực răng hoặc nướu bị đau trong vài phút. Sau đó, súc miệng bằng nước ấm để loại bỏ tỏi và vi khuẩn.
- Kết hợp tỏi với muối: Nghiền nát tỏi và trộn với một ít muối, sau đó đặt hỗn hợp này lên răng đau. Muối có tác dụng làm sạch và kết hợp với tỏi sẽ tăng cường khả năng kháng khuẩn.
Chữa đau răng bằng tỏi có hiệu quả không?
Chữa đau răng bằng tỏi là cách làm được rất nhiều người áp dụng. Đối với những mẹo như thế này thường có hiệu quả không quá cao và đôi khi chỉ có hiệu quả ở một số người. Trong tỏi có chứa Allicin nhưng không đủ để giảm đau hoàn toàn đối những tình trạng viêm đau nặng. Do đó, chữa đau răng bằng tỏi thường có tác dụng với những trường hợp nhẹ.
Để chữa đau răng hiệu quả bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.
Những lưu ý khi chữa sâu răng bằng tỏi
Mặc dù tỏi là một nguyên liệu thông dụng và khá lành tính, tuy nhiên, khi sử dụng tỏi để chữa sâu răng bạn vẫn cần thật cẩn trọng, làm quen dần và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Dưới đây sẽ là một số lưu ý mà bạn cần chú ý mà bạn nên lưu tâm:
Đối tượng sử dụng tỏi để chữa sâu răng
- Người lớn có thể sử dụng tỏi để giảm cơn đau răng khi cần. Còn đối với trẻ em không nên sử dụng tỏi vì tỏi thường rất hăng, gây khó chịu cho trẻ. Hơn nữa nướu và răng của trẻ em còn non nớt nếu dùng tỏi nhiều và thường xuyên có thể gây phản tác dụng.
- Người không dị ứng với tỏi: Trên thế giới, có 1% dân số dị ứng với tỏi, nếu bạn dị ứng với tỏi thì tuyệt đối không nên sử dụng cách này vì có thể dẫn đến phản ứng tỏi nghiêm trọng.
- Chưa thể đi khám bác sĩ ngay: Đây chỉ là biện pháp tạm thời khi bạn chưa thể đi khám bác sĩ ngay được, tỏi sẽ giúp răng giảm đau viêm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Tần suất sử dụng tỏi để chữa sâu răng
Như đã nhắc đến ở trên, sử dụng tỏi chỉ là biện pháp chữa cháy tạm thời, bạn có thể dùng 1-2 tép tỏi nhỏ cho mỗi lần dùng. Và cũng chỉ nên sử dụng một lần mỗi ngày.
Những cách chữa đau răng hiệu quả khác
Ngoài biện pháp dùng tỏi, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để làm dịu cơn đau răng:
Chườm lạnh
Chườm lạnh được xem là phương pháp đơn giản nhất khi bạn muốn xoa dịu cơn đau răng. Bạn chỉ cần cho một chút nước lạnh vào túi chườm, hoặc cho cả túi chườm vào tủ lạnh. Khi bị đau răng, chỉ cần lấy túi ra và áp vào vị trí đau là được.
Chườm đá trong khoảng 15-20 phút bạn sẽ dần cảm nhận được hiệu quả, cảm giác đau sẽ dần dần được giảm thiểu đáng kể.
Nước muối ấm
Muối cũng có tính sát khuẩn khá tốt, thường được dùng trong các trường hợp đau răng do răng bị sâu, viêm nướu hoặc viêm chân răng cũng có tác dụng giảm đau. Bạn nên dùng muối với nước ấm để tăng hiệu quả.
Chỉ cần pha loãng một chút muối với nước ấm. Sau đó dùng để ngậm trong 1-2 phút hoặc súc miệng nhiều lần trong ngày.
Dùng thuốc giảm đau
Sau khi đã thực hiện đầy đủ những cách trên những vẫn không thấy hiệu quả thì thuốc giảm đau có thể sẽ giúp được bạn. Lưu ý khi sử dụng thuốc bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Những loại thuốc bạn có thể chuẩn bị sẵn trong nhà phòng khi cần thiết là:
- Ibuprofen hoặc Acetaminophen: Đây là những loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến và hiệu quả. Chúng giúp giảm viêm và cơn đau tạm thời.
- Thuốc bôi có chứa Benzocaine: Các loại gel hoặc thuốc bôi chứa benzocaine có thể giúp làm tê khu vực bị đau tạm thời.
Điều trị tại nha khoa
Ngoài tỏi, các nguyên liệu thiên nhiên khác thường được nhắc đến như lá ổi, đinh hương, hành tây,… đều có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn chưa cao, vì thế khi bị đau răng bạn vẫn nên áp dụng những biện pháp khoa học. Bác sĩ có thể tìm đúng nguyên nhân gây nên đau răng, xử lý tại vết đau viêm và kê thuốc điều trị khi cần.
Sau khi khám lâm sàng, chụp X-quang (nếu cần), bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp với từng tình trạng khác nhau. Cụ thể, bạn có thể sẽ được thực hiện một trong những thủ thuật nha khoa sau:
- Trám răng: Nếu đau răng do sâu răng, nha sĩ có thể đề nghị trám răng để lấp đầy lỗ sâu và ngăn ngừa nhiễm trùng tiếp tục.
- Điều trị tủy: Nếu tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, điều trị tủy (lấy tủy) sẽ được thực hiện để loại bỏ phần tủy bị tổn thương và làm sạch khoang tủy.
- Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị tổn thương nghiêm trọng không thể chữa trị, hoặc răng khôn mọc lệch gây đau, nha sĩ có thể chỉ định nhổ răng.
- Điều trị viêm nướu: Bác sĩ có thể làm sạch cao răng và hướng dẫn bạn cách chăm sóc nướu để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
- Kê thuốc giảm đau hoặc kháng sinh: Nha sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nếu bạn có nhiễm trùng hoặc sưng.
Như vậy, bạn có thể sử dụng tỏi để trị đau răng nếu phù hợp. Tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ tần suất sử dụng và làm quen dần tránh dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.