Lấy cao răng là một trong những biện pháp chăm sóc bảo vệ răng mà chúng ta nên thực hiện định kỳ tại nha khoa. Quá trình lấy cao răng thường diễn ra rất nhanh và khá đơn giản. Tuy nhiên, vẫn có không ít người lo lắng răng lấy cao răng có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Khi nào cần lấy cao răng?
Lấy cao răng là thủ thuật trong nha khoa, còn được gọi là cạo vôi răng. Thủ thuật này giúp lấy đi lớp vôi răng tích tụ trên răng và nướu bằng cách sử dụng các thiết bị có tần số sóng âm cao để khiến chúng rớt ra.
Bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng một lần để đảm bảo răng sạch mảng bám và ngăn ngừa các bệnh lý mà cao răng có thể gây ra. Ngoài ra, đây sẽ là những dấu hiệu mà cho thấy bạn nên đi lấy cao răng:
- Cảm giác đau và khó chịu: Cao răng quá nhiều cũng sẽ khiến bạn cảm thấy hơi đau và khó chịu là vì cao răng cứng chen vào vị trí lợi.
- Viêm nướu: Khi cao răng phát triển quá mức sẽ lấn vào phần nướu và gây viêm, khi đó nướu thường bị sưng đỏ hoặc đỏ ngay vị trí bị viêm.
- Xuất hiện mảng bám màu vàng ở kẽ răng/ chân răng: Đây thường là dấu hiệu dễ thấy nhất khi bạn có quá nhiều cao răng.
- Hôi miệng: Cao răng còn gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, cản trở việc giao tiếp tự tin.
Xem thêm: Lấy cao răng có đau không? Quy trình lấy cao răng ra sao?
Tụt lợi là gì? Có nguy hiểm không?
Tụt lợi (tụt nướu) là tình trạng mà phần nướu bao quanh răng bị tụt xuống dưới, làm lộ chân răng. Đây là một vấn đề về sức khỏe răng miệng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều hệ quả nếu không được điều trị kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tụt lợi, đó là những nguyên nhân có thể kể đến như sau:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đánh răng quá mạnh hoặc không đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương nướu.
- Cao răng và mảng bám: Cao răng tích tụ có thể gây viêm nướu, dẫn đến tụt nướu.
- Viêm nha chu: Đây là một bệnh lý nhiễm trùng nướu do vi khuẩn, khiến mô nướu và xương quanh răng bị tổn thương và dẫn đến tụt lợi.
- Nghiến răng: Thói quen nghiến răng liên tục có thể gây áp lực lên răng và làm tụt nướu.
- Tuổi tác: Tụt nướu thường xảy ra ở người cao tuổi do sự thoái hóa tự nhiên của mô nướu.
Tụt nướu tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe ăn nhai và thẩm mỹ:
- Lộ chân răng: Khi nướu tụt xuống, chân răng bị lộ ra ngoài và dễ bị tổn thương hơn, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm.
- Răng nhạy cảm hơn: Lộ chân răng khiến răng trở nên nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt.
- Mất răng: Nếu tụt nướu không được điều trị, các mô hỗ trợ răng có thể bị phá hủy dần, dẫn đến lỏng lẻo răng và cuối cùng là mất răng.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Tụt nướu làm răng trông dài hơn bình thường và có thể gây mất tự tin khi cười.
Xem chi tiết: Tụt lợi có nên bọc răng sứ hay không? Cần lưu ý điều gì?
Lấy cao răng xong có bị tụt lợi không?
Lấy cao răng thông thường không gây tụt lợi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thấy phần lợi của mình hơi tụt xuống, phần chân răng lộ ra nhiều hơn sau khi lấy cao răng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt lợi như cao răng mảng bám quá nhiều mà lâu ngày không được làm sạch, mảng bám tích tụ và lấn sâu xuống nướu làm đẩy lùi lợi xuống dưới gây ra tình trạng tụt lợi. Đến khi cạo bỏ vôi răng, phần mảng bám bị loại bỏ sẽ khiến làm lộ chân răng. Chính vì thế mà nhiều người lầm tưởng lấy cao răng bị tụt lợi.
Vì vậy, việc lấy cao răng đều đặn, định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc răng để hạn chế mảng bám rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian để quan tâm đến sức khỏe răng miệng của mình nhiều hơn nhé!
Cách xử lý khi bị tụt lợi
Khi bị tụt lợi, việc xử lý sớm là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng tiến triển và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là các cách xử lý khi gặp tình trạng tụt lợi:
Điều trị nha khoa chuyên sâu
Nếu tình trạng tụt lợi nghiêm trọng, bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa để được điều trị:
- Bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám và cao răng tích tụ dưới nướu để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và làm nướu khỏe mạnh trở lại.
- Trong trường hợp tụt lợi nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật ghép lợi. Thủ thuật này giúp bổ sung mô lợi để che lấp phần chân răng bị lộ và ngăn chặn tình trạng tụt lợi tiếp diễn.
- Nếu tụt nướu kèm theo tổn thương nghiêm trọng ở xương ổ răng (nha chu), bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật nha chu để tái tạo lại mô và xương quanh răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra và làm sạch răng miệng định kỳ, giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến nướu và răng miệng.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm vitamin C và chất chống oxy hóa từ trái cây và rau củ để tăng cường sức khỏe nướu răng, giúp mô nướu phục hồi tốt hơn và nhanh hơn. Xử lý sớm tình trạng tụt lợi sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu và mất răng.
Có thể bạn quan tâm: Lấy cao răng giá bao nhiêu? Bao lâu lấy cao răng 1 lần
Cách vệ sinh răng miệng hạn chế cao răng
Để răng miệng luôn khỏe và hạn chế cao răng bạn nên có một thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh và khoa học:
- Sử dụng bàn chải mềm: Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu.
- Đánh răng đúng cách: Đánh răng theo chuyển động tròn nhẹ nhàng, tránh chà mạnh vùng viền nướu các vùng răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám mà bàn chải không thể tiếp cận.
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn: Giúp giảm vi khuẩn trong miệng, hỗ trợ điều trị viêm nướu.
- Nước muối sinh lý để làm dịu viêm nhiễm và làm sạch nướu.
Như vậy, lấy cao răng không phải nguyên nhân gây ra tụt lợi mà còn là một trong những phương pháp hạn chế được tình trạng tụt lợi xảy ra. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm lấy cao răng định kỳ, hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhé!