Mất răng ở người trưởng thành không chỉ khiến ăn nhai trở nên khó khăn, phát âm không chuẩn mà còn gây nên tâm lý mất tự tin, lâu ngày có thể dẫn tới tiêu xương, hóp má, da chảy xệ mất thẩm mỹ. Có nhiều người bị hô, móm, sai lệch khớp cắn,… đi kèm với mất răng muốn thực hiện niềng răng thường băn khoăn không biết liệu mất răng có niềng răng được không. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
Mất răng gây hậu quả gì?
Mỗi chiếc răng ở những vị trí khác nhau sẽ có các chức năng riêng như cắn, xé, nhai, nghiền, giúp nâng đỡ những chiếc răng còn lại và mang lại sự cân đối cho khuôn mặt. Chính vì thế, nếu bị mất răng, dù là răng cửa, răng nanh hay răng hàm đều sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi mất răng hàm lâu năm mà không được điều trị.
Gây khó khăn cho việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn
Cấu trúc hàm răng của mỗi người đã có sự ổn định nên dù chỉ thiếu đi một chiếc răng cũng sẽ làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn và gặp nhiều bất tiện.
- Lực cắn xé, nhai, nghiền thức ăn sẽ bị yếu đi làm cho thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, đường ruột.
- Đặc biệt khi bị mất răng hàm lâu năm sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên khuôn hàm, khiến các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, thậm chí ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống nhai.
Gây ảnh hưởng tới khả năng phát âm
Dù mất răng cửa hay răng hàm cũng sẽ làm cho khả năng phát âm kém chuẩn xác hơn gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp cũng như các hoạt động, công việc hàng ngày.
Ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ
Trong trường hợp bạn bị mất răng cửa hoặc răng nanh sẽ ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và nụ cười. Còn đối với mất răng hàm mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ như răng cửa. Tuy nhiên nó làm cho cung hàm bị mất cân đối, má bị hóp, da mặt chảy xệ và các vùng da xung quanh miệng cũng sẽ có nếp nhăn, gương mặt bị già đi rất nhiều so với tuổi thật. Lâu dần nếu không được điều trị có thể khiến mặt bị lệch, ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, tăng sự tự ti và ngại ngùng khi giao tiếp.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Lỗ hổng ở vị trí bị mất răng chính là môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, dẫn tới các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… và có thể gây hại tới những chiếc răng còn lại.
Có thể dẫn tới đau khớp thái dương hàm, tiêu xương
- Bị mất răng không điều trị sớm có thể dẫn tới tụt lợi, tiêu xương hàm
- Mất răng sẽ khiến cho răng xung quanh không được nâng đỡ, gây áp lực lên hàm, có thể xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau đầu, đau khớp thái dương hàm.
- Khi mất răng, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng xê dịch vào khoảng trống bị mất, răng đối diện có thể thụt xuống hoặc trồi lên quá mức. Về lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây ra các vấn đề về khớp cắn. Nhẹ thì bị sai lệch khớp cắn còn nặng có thể dẫn tới liệt cả cơ hàm và lệch mặt.
Mất răng có niềng răng được không?
Nhiều người bị mất răng vẫn lo ngại không biết “Mất răng có niềng răng được không?” Câu trả lời là có thể niềng được, nhưng nếu sức khỏe răng miệng bình thường và tùy theo từng trường hợp cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý và kế hoạch điều trị khác nhau sao cho phù hợp nhất. Thông thường có thể sử dụng các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung để kéo các răng lại với nhau làm khít vị trí bị mất răng.
Tuy nhiên trong trường hợp mất răng để lại khoảng trống quá lớn, cùng với đó là răng bị hô, móm, lệch lạc thì việc đeo khí cụ niềng răng sẽ có mục đích để duy trì khoảng trống đầy đủ cho quá trình phục hồi răng. Sau khi đã niềng chỉnh ổn định hàm răng thì có thể tiến hành trồng răng implant để thay thế cho răng bị mất. Do đó khi bị mất răng mà cần thực hiện niềng răng để khắc phục hô, móm, khấp khểnh,… thì bạn nên niềng răng trước, sau đó mới tiến hành trồng răng implant để hoàn thiện cấu trúc răng và đảm bảo ăn nhai tốt nhất cho bạn.
Hỏi đáp thêm:
Các trường hợp có thể thay thế răng đã mất nhờ niềng răng
Theo các chuyên gia nha khoa, bảo tồn răng thật của khách hàng là ưu tiên hàng đầu vì thế trồng răng implant sẽ là lựa chọn sau cùng, khi không thế kéo răng thật để lấp đầy vị trí mất răng.
Ngược lại nếu có thể kéo răng thật thay răng đã mất thì bác sĩ chỉnh nha sẽ thực hiện trong các trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Mất răng số 7 – Kéo răng số 8 để thay thế
Nếu bạn bị mất răng số 7 và có răng số 8 cùng bên, bạn hoàn toàn có thể tiến hành niềng răng để kéo răng số 8 thay thế răng đã mất đó với điều kiện như sau:
- Răng số 8 còn nguyên vẹn và không bị sâu, vỡ lớn
- Răng số 8 mọc thẳng hoặc mọc nghiêng ít, mô nha chu khỏe mạnh
- Chân răng thẳng
Những yếu tố gây khó khăn trong quá trình di chuyển răng số 8 thay thế răng số 7:
- Răng số 8 bị sâu, vỡ lớn, đã từng điều trị nội nha – dính khớp
- Răng số 8 mọc lệch nặng, chân răng to cản trở sự di chuyển của răng, hoặc bị tiêu xương, viêm nha chu nặng có thể kéo được những khó thực hiện chức năng ăn nhai lâu dài.
Có thể nói việc kéo răng số 8 thay thế răng 7 đã mất là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm, có thể dự đoán được sự di chuyển răng. Hơn nữa thời gian điều trị có thể lâu hơn một ca niềng răng thông thường nếu đi kèm sai khớp cắn như hô, móm, khấp khểnh.
Trường hợp 2: Mất răng số 6 – Niềng răng đóng kín khoảng mất răng
Nếu bạn bị mất răng số 6 kèm theo tình trạng chen chúc nhóm răng cửa hoặc hô, móm, khoảng mất răng 6 có thể được tận dụng để sắp đều nhóm răng cửa trước hoặc kéo nhóm răng cửa trước ra sau để giảm hô.
Hoặc bác sĩ cũng có thể kéo răng số 7, số 8 ra trước để đóng kín khoảng trống mất răng. Khi đó niềng răng sẽ giúp bạn có một hàm răng hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần phải sử dụng răng giả.
Trường hợp 3: Mất răng số 4 hoặc số 5 – Niềng răng kéo nhóm răng trước để thay thế
Đối với trường hợp bạn bị mất răng số 4 hoặc số 5 kèm theo hô, chen chúc nhóm răng trước thì bác sĩ chỉnh nha sẽ tận dụng khoảng trống mất răng này để sắp đều các răng và kéo nhóm răng trước để giảm hô.
Có thể nói tùy theo tình trạng mất răng mà bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục khác nhau. Bạn không cần quá lo lắng về việc mất răng có niềng răng được hay không. Điều quan trọng nhất là tìm được bác sĩ niềng răng có tay nghề cao để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hỏi đáp: Chỉ niềng 1 răng có hiệu quả không?
Địa chỉ niềng răng khi bị mất răng uy tín
Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ niềng răng uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đã chữa trị thành công hơn hơn 5000 ca niềng răng, trong đó có rất nhiều trường hợp bị mất răng.
Được điều trị trực tiếp bởi chuyên gia chỉnh nha Phạm Hồng Đức
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam đạt thứ hạng Black Diamond Invisalign Provider 2022
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 5000 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Cơ sở máy móc, trang thiết bị hiện đại
- Nha khoa đầu tiên tại ĐNA đầu tư máy quét dấu răng iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới, cho kết quả niềng răng chỉ sau 60s, phát hiện nhanh chóng các bệnh lý về răng miệng
- Có máy chụp X – quang Vatech Pax-i tiện lợi, nhanh chóng, máy nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome
- Sử dụng công nghệ niềng răng mắc cài thông minh Damon đời mới nhất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng
Chính sách trả góp linh hoạt, lãi suất 0%
- Thanh toán linh hoạt, trả góp lãi suất 0%: Bạn có thể trả trước từ 30 – 50% chi phí, số còn lại trả nốt trong vòng từ 6 – 12 tháng.
- Mỗi khách hàng sẽ có hợp đồng niềng răng riêng để bảo vệ quyền lợi
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bị thiếu răng có niềng răng được không. Để biết cụ thể về tình trạng của mình, các bạn hãy tới trực tiếp nha khoa uy tín để được chụp phim, thăm khám từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!