Siết mắc cài là bước làm quan trọng để răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên khung hàm và đúng thời gian dự định trong quá trình niềng răng. Vậy niềng răng bao lâu phải siết một lần? Bí quyết giảm đau sau mỗi lần siết. Bài viết sau đây, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn đó. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Tại sao cần siết chặt mắc cài khi niềng răng?
Mục đích chính của mỗi ca niềng răng là giúp điều chỉnh những chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm. Siết chặt mắc cài khi niềng răng là cách tốt nhất để làm thẳng các răng khấp khểnh, giúp khuôn miệng của bạn được thẳng hàng hoàn hảo.
Không như các phương pháp thẩm mỹ khác có thể thực hiện 1 lần là xong, niềng răng là cả một quá trình dài có thể kéo dài từ 12 – 36 tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của răng.
Chính vì vậy, khi thực hiện niềng răng trong một khoảng thời gian dài như vậy cần được thăm khám và theo dõi định kỳ để bác sĩ có thể điều chỉnh lại dây cung sao cho siết chặt vào răng theo chiều hướng dịch chuyển của răng. Điều này giúp mang đến hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng bao lâu siết 1 lần?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau trong có đó niềng răng cố định bằng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Với những người niềng răng không mắc cài, người bệnh sẽ có một bộ khay niềng được đánh số thứ tự để thay đổi giữa các lần giúp tác động lực để răng di chuyển. Về mục đích thì nó cũng tương tự như việc siết dây cung ở các loại mắc cài nhưng khác một điều là người bệnh có thể tự thay thế ngay tại nhà.
Với những người thực hiện phương pháp niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại, sứ hay pha lê) đều cần phải siết chặt dây cung để điều chỉnh răng theo từng giai đoạn ở địa chỉ nha khoa. Đây là bước làm bắt buộc và quan trọng, nó quyết định rất lớn đến kết quả của hàm răng sau này.
Theo các chuyên gia nha khoa, thông thường từ 3-6 tuần bạn cần tái khám một lần. Việc làm này giúp bác sĩ có thể kiểm tra được tiến triển của quá trình niềng răng cũng như sử lý một số vấn đề như: thay dây thun, tăng lực siết, thay dây cung mới.
Để quá trình niềng răng diễn ra nhanh hơn, nhiều bác sĩ còn hẹn bệnh nhân tái khám khoảng 1-2 tuần/ lần để tăng lực siết cho răng. Tuy nhiên, việc làm này thường không được khuyến khích. Bởi vì, thường thì phải mất đến 3 tuần xương mới tái tạo lại được khi kéo răng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
Tìm hiểu: Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Mục đích của việc tái khám khi niềng răng
Với những buổi hẹn tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện những vấn đề cần thiết như sau:
- Kiểm tra kỹ lường tiến trình dịch chuyển của răng theo từng giai đoạn nhỏ nhằm đảm bảo răng di chuyển đúng hướng và theo đúng thời gian dự kiến.
- Tái khám giúp bác sĩ phát hiện và thay đổi kịp thời dây cung mới, tạo khoảng, tăng lực siết hàm,… để giúp kết quả niềng răng diễn ra đúng như mong muốn của cả khách hàng và bác sĩ.
- Khám và kiểm tra tổng quan sức khỏe răng miệng xem có phát sinh bất kỳ vấn đề nào trong quá trình niềng răng hay không.
- Với những trường hợp bị đứt dây cung, tuột mắc cài do các nguyên nhân như: quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do răng dịch chuyển sẽ được xử lý kịp thời.
- Tái khám định kỳ còn giúp khách hàng thấy rõ được sự thay đổi hàm răng của mình diễn ra như thế nào trong suốt quá trình đeo niềng.
Quá trình siết răng khi niềng
Sau khoảng 3 – 6 tuần bạn sẽ cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và siết răng một lần. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cho bạn. Sau đó sẽ siết chặt hoặc điều chỉnh mắc cài của bệnh nhân. Quá trình siết răng khi niềng bao gồm:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tháo các dây nối đàn hồi để giữ giá đỡ ra.
- Tiếp theo, tháo dây vòm chính.
- Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. Sau đó có thể tiến hành siết răng để chúng di chuyển vào vị trí mong muốn. Quá trình này sẽ khiến bạn có cảm giác đau khi kéo lò xo và tăng tác dụng lực.
- Đặt dây vòm trở lại giá đỡ của bạn. Sau đó thêm các mối ghép đàn hồi vào để giữ giá đỡ và dây vòm. Kết thúc quá trình kiểm tra và siết răng.
Sau khi siết răng, chắc chắn người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu. Một vài bạn sẽ cảm thấy dây vòm cọ sát vào má. Nếu gặp tình trạng này người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lại vì nếu để như vậy vùng má sẽ rất dễ bị tổn thương và khó chịu.
Tình trạng đau nhức, khó chịu thường diễn ra sau khoảng 3 – 5 ngày sau khi siết răng và dần biến mất. Đây là biểu hiện thường gặp nên người bệnh không cần quá lo lắng mà nên tìm hiểu một số biện pháp giúp giảm đau có thể thực hiện ngay tại nhà.
Đọc thêm: Bị chảy máu chân răng khi niềng răng phải làm sao?
Mẹo làm giảm cơn đau sau khi siết răng
Phải gánh chịu những cơn đau buốt khó chịu sau khi siết răng là nỗi lo của rất nhiều người. Để giúp giảm đau nhanh chóng bạn hoàn toàn có thể thực hiện các phương pháp sau:
Chờm đá lạnh
Chườm lạnh là phương pháp giảm bớt đau buốt thường được sử dụng với các vị trí trên cơ thể và cả sau mỗi lần siết răng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một túi đá lạnh, hoặc bọc vài viên đá vào chiếc khăn sạch rồi chườm vào má quanh khu vực bị ê buốt cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu các cơn đau ngay tức khắc.
Một ngày bạn có thể chờm nhiều lần để phát huy hiệu quả hoặc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy đau đều có thể thực hiện được.
Chờm nóng
Bên cạnh phương pháp chườm lạnh thì người bệnh cũng có thể chờm nóng để giảm thiểu cơn đau. Hãy lấy một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi chờm vào khu vực răng miệng bị đau nhức. Hoặc bạn có thể cho nước ấm vào chai thủy tinh nhỏ rồi chờm lên chỗ bị đau. Nên nhớ, chỉ sử dụng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước nóng bởi nó có thể gây bỏng vùng da của bạn.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Không chỉ giúp giảm đau sau khi siết mắc cài, nước muối còn có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và vệ sinh răng miệng hiệu quả. Vì vậy, sử dụng nước muối ấm để súc miệng mỗi ngày cũng là cách giảm đau hiệu quả. Bạn sử dụng nước ấm, cho thêm vài hạt muối biển vào hòa tan để làm nước súc miệng. Mỗi ngày súc miệng khoảng 2-3 lần vào sáng tối hoặc sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các mắc cài cọ sát vào bên má trong gây tổn thương. Khi đó, sử dụng nước muối ấm pha loãng để súc miệng cũng có thể làm giảm kích ứng, giảm đau và viêm.
Mỗi lần súc miệng khoảng 60 giây và đồng thời thực hiện các thao tác vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, khéo léo để hạn chế đau buốt.
Massage nướu nhẹ nhàng
Thông thường, để có được khớp cắn tối ưu, việc chỉnh nha cần phải dịch chuyển các răng tới vị trí phù hợp để có thể đạt được sự tương quan và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hài hòa với khuôn mặt. Để làm được điều đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ trong niềng răng để kéo siết răng gây cảm giác đau tức, khó chịu cho răng và nướu. Chính vì vậy, massage nướu là cách giúp các mô dễ dàng thích ứng với các khí cụ niềng răng, mang đến cảm giác dễ chịu và thư giãn.
Khi gặp cảm giác đau, khó chịu bạn có thể sử dụng các ngón tay của mình để xoa nhẹ nhàng vùng nướu răng. Thực hiện xoa theo chiều kim đồng hồ, sau đó làm ngược lại sẽ giúp cho cơn đau giảm đi đáng kể.
Ăn các thức ăn mềm
Cảm giác đau buốt sau khi siết răng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và khả năng ăn nhai của người bệnh. Do đó, để quá trình ăn uống dễ dàng hơn và hạn chế tối đa cơn đau buốt răng, người bệnh không nên ăn những đồ ăn cứng dai. Bởi lúc này hàm răng đang còn yếu, không đáp ứng được các yêu cầu của những loại thức ăn đó.
Trong thời gian này, người bệnh nên ăn các đồ ăn mềm, xốp, dễ nhai như cháo, súp…. Những đồ ăn này rất dễ nát nên không gây áp lực cho răng. Nhờ đó, mắc cài cũng được giữ tốt hơn, ít gây đau nhức hơn.
Sử dụng sáp chỉnh nha và dụng cụ bảo hộ
Khi niềng răng, các mắc cài có thể gây ma sát và tổn thương đến vùng má trong và các mô mềm trong khoang miệng. Sáp chỉnh nha sẽ giúp bạn bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng tránh bị tổn thương, giúp giảm đau tạm thời sau khi siết mắc cài niềng răng.
Bên cạnh đó, sử dụng dụng cụ bảo hộ răng sẽ rất cần thiết để bảo vệ răng tránh các tác nhân gây chấn thương từ bên ngoài. Khi hoạt động thể lực hoặc chơi các trò chơi có tính chất đối kháng, dụng cụ bảo hộ răng sẽ giúp bạn tránh khỏi các va chạm, tổn thương dẫn đến đau đớn khi niềng răng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Bên cạnh các phương pháp trên, để các cơn đau được cắt giảm nhanh chóng bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau trong những trường hợp cần thiết. Các loại thuốc thường dùng là ibuprofen hoặc acetaminophen. Thông thường, cảm giác đau nhức khó chịu chỉ diễn ra trong vài ngày, chính vì vậy không nên quá lo lắng. Khi lựa chọn phương pháp dùng thuốc giảm đau, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và đảm bảo sử dụng theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, cách dùng cũng như loại thuốc phù hợp nhất cho sức khỏe của bạn. Không nên uống quá nhiều để tránh các tác dụng phụ từ thuốc.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Niềng răng bao lâu siết 1 lần và những mẹo giảm đau sau khi siết mắc cài”. Cùng với những thông tin hữu ích về siết mắc cài khi niềng răng. Niềng răng không quá đau nhức và đáng sợ như lời đồn. Vì mục tiêu có khuôn mặt đẹp, nụ cười tỏa nắng, hãy vững tin lên nhé!