Niềng răng có thể làm đẹp răng, cải thiện rất lớn cho vẻ đẹp ngoại hình, đây là điều ai cũng biết. Nhưng sự lo ngại về những ảnh hưởng không tốt trong và sau khi niềng răng đối với sức khoẻ là một tâm lý rất phổ biến khiến nhiều người chần chừ trước quyết định niềng răng. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về niềng răng, liệu nó có nguy hiểm gì cho sức khoẻ không, hãy khám phá cùng chúng tôi nhé.
Mục lục
Niềng răng có nguy hiểm không?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ 18. Qua một quá trình dài cải tiến và phát triển, niềng răng đã khẳng định được vị thế của nó trong ngành chỉnh nha. Niềng răng được minh chứng là một phương pháp an toàn để đổi lấy một nụ cười đẹp với các răng được tái sắp xếp trên cung hàm.
Niềng răng còn mang lại lợi ích cho sức khoẻ nhờ vào khía cạnh chỉnh nha chức năng, điều chỉnh những sai lệch khớp cắn bẩm sinh, nâng cao chất lượng ăn uống và tiêu hoá, giúp tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.
Một hàm răng thẳng đều khiến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng dễ dàng để thực hiện hơn và niềng răng là một giải pháp giúp ích cho quá trình chăm sóc, bảo vệ răng miệng.
Chính bởi những lợi ích này, niềng răng hoàn toàn không nguy hiểm. Niềng răng là luôn là lựa chọn thay đổi tích cực về vẻ ngoài và sức khoẻ của bạn.
Nếu có những trường hợp gặp nguy hiểm do niềng răng thì nguyên nhân phần lớn đến từ việc lựa chọn cơ sở niềng răng kém chất lượng, người điều trị chỉnh nha thiếu kiến thức, tay nghề, hoặc do chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Các vấn đề phát sinh thường gặp gồm:
Phản ứng dị ứng
Một số bệnh nhân, mặc dù không nhiều, có thể bị phản ứng dị ứng với cao su latex trong chất dẻo được sử dụng trong niềng răng hoặc kim loại. Điều này sẽ không xảy ra nếu như bác sĩ chỉnh nha thăm khám tiền sử dị ứng của bệnh nhân trước khi bước vào quá trình niềng răng. Các bệnh dị ứng đã biết, bạn cũng nên thông báo rõ ràng với bác sĩ để lưu ý trong quá trình điều trị.
Tiêu chân răng
Trường hợp này rất hiếm gặp, khi bị tiêu chân răng, phần chân răng sẽ bị rút ngắn lại trong thời gian niềng răng. Tình trạng này chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra nhưng nó dễ bắt gặp ở những người đeo niềng răng quá lâu 2-3 năm.
Đọc thêm: Bị tiêu xương sau khi niềng răng là do nguyên nhân nào?
Răng không di chuyển hoặc lộn xộn
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là một trong các răng hợp nhất với xương răng thành một thể cứng chắc, khó di chuyển. Mắc cài hay khay niềng không thể dịch chuyển chúng, trong khi các răng khác lại di chuyển xung quanh răng cố định, dẫn đến sự sắp xếp không đúng. Hiện tượng này rất hiếm gặp ở những người niềng răng.
Răng tái phát
Mặc dù không hẳn là một biến chứng nhưng việc răng di chuyển về vị trí cũ là hậu quả có thể gặp sau khi niềng răng. Nếu bệnh nhân không đeo hàm thường xuyên, răng có thể xô lệch trở lại, đặc biệt là ngay sau khi tháo niềng.
Nhìn chung, các trường hợp gặp phải các vấn đề phát sinh kể trên là không nhiều, và những rủi ro này ít nhiều phụ thuộc vào cách thực hiện hướng dẫn chăm sóc răng miệng trong và sau quá trình niềng răng và cũng một phần phụ thuộc vào cơ sở nha khoa bạn lựa chọn niềng răng có uy tín hay không. Chính vì vậy, tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn nha khoa để niềng răng và thực hiện nghiêm túc các chỉ định hướng dẫn của bác sĩ là chìa khoá để thành công trong công cuộc niềng răng.
Hỏi đáp: Niềng răng bị hóp má là do đâu?
Răng có yếu đi sau khi niềng răng hay không?
Có một số người quan niệm rằng, đeo niềng răng lâu ngày sẽ khiến răng bị suy yếu đi. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào về việc răng bạn có bị yếu đi sau khi niềng răng. Ngược lại, nếu niềng răng đúng kỹ thuật, răng được sắp xếp đều đặn sau quá trình tái tạo và ổn định mô nướu, mô xương răng thì hàm răng thậm chí sẽ chắc khoẻ hơn lúc ban đầu.
Răng suy yếu, lung lay, thậm chí gãy rụng sau khi niềng răng nguyên nhân thường đến từ chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt, khiến có các bệnh lý răng miệng phát sinh, ảnh hưởng đến chức năng của nướu và răng.
Liệu có nên niềng răng hay không?
Quyết định niềng răng hay không phụ thuộc vào chính bạn. Lựa chọn niềng răng để có một hàm răng thẳng, đều, khoẻ đẹp, bảo tồn răng gốc, đổi lại bạn sẽ phải kiên nhẫn đeo niềng răng một vài năm. Nếu như bạn đang băn khoăn, lưỡng lự có nên niềng răng hay không, hãy đến gặp bác sĩ chỉnh nha để biết chắc chắn về trường hợp của bản thân.
Thông thường, các trường hợp sau sẽ được chỉ định niềng răng:
Răng hô (vẩu) là tình trạng răng hàm trên đưa ra trước nhiều hơn hàm dưới, dẫn đến lệch khớp cắn. Người có răng vẩu thường không khép miệng được ở trạng thái tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến vẻ bề ngoài và cần đến các liệu pháp chỉnh nha phục hồi.
Răng khấp khểnh, chen chúc, lệch lạc khi các răng mọc không theo một chiều hướng nào, nguyên nhân thường do thừa răng, cung hàm hẹp hoặc kích thước răng lớn. Cấu trúc răng này thường dễ khiến thức ăn bị giắt lại ở kẽ răng, nếu không vệ sinh kịp thời có thể tích tụ vi khuẩn có hại cho răng miệng.
Răng thưa: Ngược lại với răng chen chúc, răng thưa là tình trạng giữa các răng có các khoảng trống gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng tới giọng nói của bạn.
Răng móm là hàm răng có phần hàm dưới nhô ra trước hơn so với hàm trên, các răng hàm trên có thể cụp vào trong nhiều hơn hàm dưới. Đây cũng là một dạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và vẻ ngoài của bạn, thường được các bác sĩ khuyến nghị niềng răng kèm các biện pháp nong hàm.
Mất răng do chấn thương, va đập hay do sâu răng, răng chết tuỷ cũng có thể niềng răng để đóng khoảng trống của răng gãy rụng. Tình trạng mất răng kéo dài có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng làm má bị hóp lại, nếp nhăn trên mặt xuất hiện nhiều khiến bạn trông già đi.
Những trường hợp khác: Những người gặp vấn đề như khó ăn nhai, khi ăn thường xuyên phát ra âm thanh, hay phải thở bằng miệng, rối loạn khớp hàm cũng được cân nhắc chỉ định niềng răng.
Đọc thêm: Răng đã lấy tủy có niềng được không?
Nên niềng răng ở độ tuổi nào?
Với sự phát triển của lĩnh vực chỉnh nha, độ tuổi nào cũng có thể niềng răng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên ở mỗi độ tuổi thì hiệu quả chỉnh nha và phương pháp chỉnh nha áp dụng có thể khác nhau.
Với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ mới thay hết răng sữa sang răng vĩnh viễn, bố mẹ có thể cho bé đi khám nha khoa và kiểm tra tình trạng răng hiện tại và xu hướng răng mọc hoàn thiện. Các trường hợp có dấu hiệu răng mọc lệch lạc, không cân đối, bác sĩ có thể cho trẻ đeo hàm trainer giúp định hướng răng mọc thẳng đều trên cung hàm, và giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến cấu trúc răng sau này như mút ngón tay, đẩy lưỡi…
Tìm hiểu phương pháp: Niềng không nhổ răng cho bé và những lưu ý
Đối với trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên
Trẻ em ở độ tuổi từ 11-16 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để niềng răng. Ở thời điểm này, cấu trúc xương hàm và phần mềm vẫn đang ở giai đoạn phát triển và hoàn thiện, sức tại tạo của mô nướu và mô xương cao hơn khi đã lớn tuổi. Chính vì vậy, phụ huynh nên sớm cho trẻ đi khám bác sĩ chỉnh nha nếu nhận thấy răng của con không được thẳng đều.
Ở độ tuổi trưởng thành
Độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 35 tuổi vẫn có thể niềng răng bình thường, tuy nhiên càng lớn tuổi thì tốc độ dịch chuyển của răng càng kém đi. Khi áp dụng phương pháp niềng răng, có thể bạn cần phải xử lý nhổ bỏ bớt răng mới đảm bảo răng có khoảng trống để dịch chuyển theo kế hoạch. Tuy nhiên, làm đẹp và bảo vệ sức khoẻ chưa bao giờ là quá muộn, niềng răng cũng là một cách quan tâm đến bản thân và chăm lo cho sức khoẻ để không phải hối tiếc.
Có khác biệt về hiệu quả giữa các phương pháp niềng răng hay không?
Hiện nay, các trung tâm nha khoa đều cung cấp các dịch vụ niềng răng đa dạng như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong hay niềng răng không mắc cài… Vật liệu sử dụng cho từng phương pháp niềng răng cũng có sự khác biệt như mắc cài cố định bằng chun buộc hay mắc cài đóng tự động. Chính vì sự đa dạng các loại hình niềng răng mà nhiều người thắc mắc, liệu mỗi phương pháp có khác biệt gì về kết quả niềng răng không và phương pháp nào là hiệu quả nhất?
Tuy nhiên, thực tế tất cả các phương pháp niềng răng đều có thể cải thiện tình trạng răng lệch lạc, chen chúc, hô, móm, răng thưa hay sai lệch khớp cắn với hiệu quả như nhau. Có chăng là sự khác biệt giữa tính chất thẩm mỹ khi đeo niềng răng và thời gian điều trị giữa các phương pháp. Kết quả của một ca niềng răng có như ý muốn hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của nơi bạn lựa chọn để niềng răng. Tại đó có bác sĩ chỉnh nha tay nghề cao hay không, phản hồi của khách hàng về cơ sở nha khoa đó thế nào… Một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần vào hiệu quả của ca niềng răng đó là cần hợp tác với bác sĩ, tuân thủ theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ cũng như làm tốt công tác chăm sóc răng miệng hàng ngày khi đeo niềng răng.
Niềng răng có cản trở công việc và sinh hoạt của bạn hay không?
Đeo dụng cụ niềng răng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn ở một số khía cạnh như:
Niềng răng mắc cài, đặc biệt là mắc cài kim loại sẽ khá nổi bật, dễ dàng để người xung quanh nhận thấy bạn đang sở hữu “một hàm răng sắt”. Nếu bạn đang làm một số công việc, ngành nghề cần xuất hiện trước đám đông, hay tiếp xúc với nhiều người với một hình ảnh đẹp thì niềng răng trong suốt có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn.
Lựa chọn theo đuổi quá trình niềng răng yêu cầu bạn việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng phải chỉn chu hơn khi không niềng răng rất nhiều. Đó cũng là một trong các yếu tố quyết định để đạt được kết quả niềng răng mỹ mãn. Cụ thể:
Đối với niềng răng mắc cài, bạn được hướng dẫn đánh răng thường xuyên hơn 2-3 lần/ngày, đặc biệt làm sạch răng sau khi ăn uống là điều cần thiết. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho răng niềng sẽ rất hữu ích. Khi ăn uống, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn quá cứng, quá dai hoặc dính để đảm bảo mắc cài được bền lâu, ít bị va chạm và xô lệch.
Đối với niềng răng trong suốt, bạn cần tháo niềng trước khi ăn uống và vệ sinh răng và máng niềng trước khi đeo trở lại. Các dụng cụ làm sạch răng đang được ưa chuộng hiện nay như tăm nước, bàn chải điện hỗ trợ rất tốt cho công tác vệ sinh răng miệng, loại trừ mảng bám, giúp bạn có một hàm răng sạch sẽ và hơi thở thơm tho.
Tuy rằng niềng răng là một quyết định cần nhiều sự kiên trì và cố gắng nhưng kết thúc quá trình niềng răng bạn sẽ tự tin và hài lòng với nụ cười mới của mình. Chúng tôi – Nha Khoa Thuý Đức khuyên bạn nên thường xuyên khám nha khoa định kỳ và sớm xử lý khắc phục các khuyết điểm răng miệng, vừa cải thiện thẩm mỹ cho ngoại hình của bạn, vừa nâng cao sức khoẻ răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể của bạn.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về niềng răng nói riêng và các vấn đề liên quan đến răng miệng nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.