Một trong số điều bạn cần phải cố gắng khi niềng răng là sự khó chịu và không thể thiếu những cơn đau. Vậy làm thế nào để bạn vượt qua những lần đau đớn này, liệu thuốc giảm đau có phải là một cách hiệu quả. Hãy phân tích ưu nhược điểm của việc uống thuốc giảm đau khi gặp phải hiện tượng đau trong quá trình niềng răng qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng. Tại sao niềng răng lại gây đau?
Quy trình niềng răng chung tại các nha khoa
Trước tiên, nhấn mạnh một lần nữa, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả như mong đợi, hãy lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín, có tay nghề và tận tâm.
Bước 1: Thăm khám và chụp phim X-quang
Thăm khám tình trạng sức khỏe tổng quát và chụp phim X-quang là bước xác định tình trạng răng miệng của bạn, có phù hợp để chỉnh nha hay không.
Bước 2: Tư vấn và lấy dấu răng
Bạn sẽ được bác sĩ chỉnh nha tư vấn các vấn đề liên quan đến niềng răng bao gồm các phương pháp niềng răng, cái nào là phù hợp với bạn hay những điều có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình niềng răng. Hơn nữa, bạn còn có thể được xem mô phỏng kết quả điều trị dự đoán cho hàm răng của mình.
Sau khi lấy dấu răng để chuyển thiết kế khí cụ niềng răng. Trong bước này, bạn được chỉ định thực hiện một số công tác chuẩn bị cho quá trình niềng răng bao gồm:
- Làm sạch răng, lấy cao răng.
- Nhổ răng với một số trường hợp răng mọc lệch, chen chúc, thừa răng. Nhổ răng sẽ gây đau đớn dù ít hay nhiều tùy thuộc vào kỹ thuật nhổ răng và tình trạng chiếc răng của bạn có phức tạp để nhổ hay không? Đọc thêm: Niềng răng thưa có phải nhổ răng không?
- Đặt thun tách kẽ: Thun tách kẽ được chèn vào giữa hai răng thường là răng số 6 và số 7 với mục đích tạo ra khoảng cách đủ để đặt band răng, dụng cụ giúp cố định mắc cài sau này. Rất nhiều người phản ánh rằng, thun tách kẽ làm họ thấy đau nhiều khi ăn nhai thức ăn, bạn nên lưu ý vấn đề này.
Bước 3: Thực hiện gắn mắc cài lên răng
Mắc cài được gắn lên răng bằng các dụng cụ chuyên dụng, giúp tác động lực kéo lên răng, dần di chuyển răng về vị trí cần thiết.
Quá trình gắn mắc cài cơ bản không gây cảm giác đau nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ là khi gắn mắc cài xong, bạn có thể cảm thấy vướng cộm, khó chịu trong những ngày đầu.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Niềng răng cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ để nắm bắt được cụ thể tiến triển của răng qua từng giai đoạn. Thông thường cứ cách 1 tuần bạn sẽ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám tình hình cũng như điều chỉnh dây cung, đảm bảo cho lực kéo tốt nhất.
Mỗi lần điều chỉnh dây cung có thể là một lần tăng lực siết và kéo răng mạnh hơn. Quá trình này dễ khiến bạn bị thấy đau tại thời điểm đó và cả khi ăn uống vào những ngày sau đó.
Như vậy, bạn sẽ phải đối mặt với cơn đau khá thường xuyên bởi tần suất điều chỉnh khí cụ niềng răng cần được đảm bảo để răng di chuyển theo đúng lộ trình kế hoạch.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Có lẽ đây là giai đoạn mà nhiều người mong chờ nhất sau một khoảng thời gian đeo niềng. Sau khi tháo niềng bạn cần tuân thủ chặt chẽ các dặn dò của bác sĩ để răng mới được ổn định và khỏe mạnh.
Đeo hàm duy trì thường bị nhiều người bỏ qua nhưng thực chất đây cũng là bước quan trọng không kém. Bởi sau khi niềng răng chưa thể ổn định vào đúng các vị trí, vì vậy bạn cần đeo hàm duy trì từ 1,5 – 2 năm để kéo dài hiệu quả vĩnh viễn. Tránh tình trạng răng xô lệch về vị trí ban đầu.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các loại hàm duy trì sau chỉnh nha
Tái khám định kỳ với bác sĩ chỉnh nha, thường là 4-6 tuần/lần, điều này là cần thiết để theo dõi tiến trình và điều chỉnh dây cung để đảm bảo rằng răng đang di chuyển về vị trí cuối cùng, mục tiêu của chúng.
Tại sao niềng răng có thể gây đau?
Thông qua tìm hiểu về quá trình niềng răng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, tình trạng đau khi niềng răng thường gây ra bởi các nguyên nhân:
- Yêu cầu nhổ răng phục vụ niềng răng khiến các tổ chức xung quanh chân răng bị tổn thương, gây ra phản ứng đau.
- Răng và nướu bị kích ứng với các dụng cụ niềng răng như thun tách kẽ, band hay bộ mắc cài và dây cung. Đối với trường hợp niềng răng bằng khay nhựa trong suốt, răng và nướu cũng có thể bị kích ứng và gây cảm giác đau nếu như bộ máng niềng có kích thước không phù hợp.
- Đối với niềng răng mắc cài, hiện tượng đau khi tăng lực kéo siết dây cung mỗi khi tái khám định kỳ là điều phổ biến.
Những cơn đau này có thể gây phiền toái cho bạn cả ngày, gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vì thế, một số người đã tìm đến thuốc giảm đau như biện pháp để xử lý các cơn đau nhanh chóng, tức thời. Cùng xem xét ưu và nhược điểm nếu dùng thuốc giảm đau khi niềng răng.
Thuốc giảm đau cho tình trạng niềng răng bị đau
Các loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉnh nha kê đơn cho bệnh nhân gồm:
- Acetaminophen: Thuốc giảm đau, giảm sốt nhanh nhưng không có tác dụng kháng viêm.
- Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin: thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng nhưng trong một số trường hợp, chúng làm chậm sự di chuyển của răng
- Thuốc kháng sinh họ beta lactam với metronidazol: mục đích để điều trị các nhiễm trùng đang xảy ra khoang miệng.
- Benzocain: thuốc giảm đau, gây tê cục bộ
- Thuốc kháng viêm không steroid: ví dụ như ibuprofen giúp giảm viêm đau nhanh chóng.
Liều lượng sử dụng của các thuốc giảm đau, kháng viêm: theo chỉ định của bác sĩ
Ưu điểm khi trị đau nhức răng bằng thuốc giảm đau
Những cơn đau răng hành hạ bạn đến mất ăn, mất ngủ khiến bạn muốn tìm một cách nhanh chóng để chấm dứt nó. Ưu điểm nổi trội của thuốc giảm đau là có thể xoa dịu cơn đau của bạn tức thì, bạn sẽ dễ chịu hơn chỉ sau khi uống thuốc một vài giờ.
Nhược điểm khi trị đau nhức răng bằng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có thể đi kèm nhiều tác dụng phụ không phù hợp cơ địa người dùng hoặc sử dụng sai cách, cụ thể như sau:
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid có thể gây một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch…
Những người có tiền sử viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày, hành tá tràng, hay người có tiền sử nhồi máu cơ tim, đặt stent mạch vành, đột quỵ, suy thận… hoặc phụ nữ đang mang thai và cho con bú; cần thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn. Bạn nên hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng các thuốc trên.
Hỏi đáp: Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Nhìn chung, việc sử dụng thuốc giảm đau khi niềng răng là phương pháp mang tính hai mặt, có thể nhanh chóng giảm đau đớn cho người dùng nhưng những tác động xấu đến sức khỏe cũng rất khó lường. Điều đặc biệt quan trọng là bạn không nên tự ý đi mua thuốc giảm đau về sử dụng mà hãy tham khảo qua ý kiến bác sĩ để được kê đơn phù hợp với tình trạng đau của mình.
Các phương pháp tại nhà giúp bạn giảm đau khi niềng răng
Thay vì dùng thuốc giảm đau, chúng tôi giới thiệu tới bạn một số phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả như sau:
Chườm đá lạnh
Nước đá làm giảm viêm và sưng tấy, giúp giảm đau. Dùng đá khô bọc trong khăn sạch rồi chườm ngoài vùng má nơi răng bên trong đang bị đau trong khoảng 30 giây. Bạn có thể thực hiện nhiều lần để cơn đau dịu dần đi, cách này giúp bạn cảm thấy dễ chịu tức thời.
Súc miệng nước muối
Trường hợp bị đau do các vết loét nướu khi phần mềm bị kích ứng với dụng cụ nha khoa, chúng ta có thể ngậm nước muối ấm trong một vài phút. Hành động này giúp giảm nhiễm trùng và làm dịu cơn đau từ vết thương.
Bôi sáp nha khoa
Một số bệnh nhân bị kích ứng ở má trong, môi và nướu khi đeo niềng răng. Để ngăn ngừa và giảm đau do dây kim loại và mắc cài gây ra, bác sĩ chỉnh nha của bạn có thể bôi sáp chỉnh nha mềm lên trên mắc cài khi cần thiết.
Chế độ ăn khi bị đau do niềng răng
Khi mới niềng răng hoặc điều chỉnh dụng cụ đeo niềng ,nướu và răng của bạn có thể bị nhạy cảm, khiến việc ăn uống bị đau. Vì lý do này, tốt nhất bạn nên tránh các loại thực phẩm cứng, giòn thay vào đó, hãy chọn thức ăn mềm và lỏng, như khoai tây nghiền, súp, sinh tố và sữa chua, không cần nhai nhiều. Khi răng của bạn đã điều chỉnh và cơn đau đã giảm, bạn sẽ có thể trở lại thói quen ăn uống bình thường như bình thường.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng khi đang bị đau là một điều rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng và kiên nhẫn thực hiện. Vệ sinh răng miệng đúng cách luôn quan trọng, và đặc biệt quan trọng khi điều trị chỉnh nha. Khi vệ sinh răng miệng qua vùng bị đau, nên thao tác nhẹ nhàng hơn để tránh tác động vào vết thương khiến bạn bị đau hơn.
Niềng răng là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sự xuất hiện và chức năng của răng. Mặc dù đeo niềng răng có thể gây đau đớn, nhưng nó sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu bạn thấy quá đau đớn, hãy nói chuyện với bác sĩ chỉnh nha để tìm giải pháp phù hợp để điều trị. Các thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc.