Móm hay răng móm là tình trạng mà nhiều người gặp phải gây mất tự tin do ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. Do đó, điều trị răng móm là một nhu cầu tất yếu. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu răng móm là gì và cách điều trị răng móm hiệu quả nhất nhé!
Mục lục
Răng móm là gì?
Đây là loại khớp cắn ngược phổ biến và thường chỉ liên quan đến vấn đề dưới phần răng cửa
Răng móm là loại khớp cắn ngược phổ biến ảnh hưởng tới tương quan cụm răng cửa hàm trên và dưới. Cụ thể, khi một người bị móm răng thì phần răng cửa hàm dưới của họ đưa ra trước so với răng cửa hàm trên.
Khuôn mặt ngoài của những người bị móm rất đặc trưng, khi khị móm mọi người thường mất đi sự tự tin, dân gian còn gọi đây là gương mặt “lưỡi cày”.
Răng móm có ảnh hưởng gì?
Vậy răng móm có ảnh hưởng như thế nào đến người mắc?
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Ảnh hưởng lớn nhất và cũng là dễ thấy nhất đó là về mặt thẩm mỹ. Như bài viết đã nhắc đến ở trên, người có hàm răng móm thường tự ti với vẻ ngoài của mình do khuôn mặt có phần không cân đối, hài hòa. Điều này ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong cuộc sống và sự nghiệp của họ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Có thể bạn đã từng nghe đến cụm từ “khớp cắn ngược” thì đây cũng là một thuật ngữ để chỉ tình trạng răng móm. Tình trạng này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Do sai lệch khớp cắn trong quá trình ăn nhai sẽ làm bào mòn men răng và dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng hay viêm tủy.
Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Ngoài ra, răng móm còn cản trở việc phát âm khiến người có răng móm phát âm không rõ chữ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp hàng ngày.
Vì vậy, việc điều trị răng móm là rất cần thiết. Ở trẻ em, được điều trị càng sớm càng cho hiệu quả cao. Để biết điều trị răng móm như thế nào, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
Ảnh hưởng đến tướng số
Theo một số quan niệm dân gian, người có gương mặt “lưỡi cày” thường không có số phận tốt dù là đàn ông hay phụ nữ. Những người có tướng mạo như vậy thường không gặp may mắn trong công việc thậm chí là các mối quan hệ xã hội. Do đó, cơ hội thăng tiến rất thấp và cũng không nhận được sự ủng hộ của đồng nghiệp, gia đình.
Cũng theo quan điểm tướng số, người có răng móm cũng không gặp may mắn trong tình yêu, khi yêu thường xảy ra mâu thuẫn khiến họ buồn bã.
Nguyên nhân nào dẫn đến răng móm?
Nguyên nhân dẫn đến răng móm có 2 nguyên nhân chính sau:
– Do yếu tố di truyền: Di truyền có ảnh hưởng nhất định đến vẻ ngoài của một người. Tương tự với trường hợp răng móm, khi trong gia đình có ông bà hay cha mẹ bị móm răng thì tỉ lệ con cái bị móm cũng cao hơn.
Đọc thêm: Di truyền ảnh hưởng tới sự lệch lạc của hàm răng thế nào?
– Do các thói quen xấu khi còn nhỏ: Những thói quen tưởng như vô hại ở trẻ em nhưng là nguyên nhân chính dẫn đến các sai lệch của răng sau này. Trẻ em, trong giai đoạn mọc răng hay ăn dặm thường có thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, vị trí đặt lưỡi không đúng cũng là tác nhân gây tình trạng răng móm.
Khi biết được nguyên nhân dẫn đến móm, phụ huynh nên có các biện pháp can thiệp từ sớm để hạn chế, tránh tiếp diễn những thói quen xấu ở con em mình bằng cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trị thói quen xấu. Còn với người lớn, khi đã hình thành răng vĩnh viễn thì cần điều trị răng móm sớm để tránh những ảnh hưởng xấu sau này.
Điều trị răng móm như thế nào?
Điều trị răng móm như thế nào chắc hẳn là băn khoăn của nhiều người. Thực tế, để điều trị đúng và có hiệu quả cần có phác đồ điều trị cụ thể, được đưa ra bởi bác sĩ Răng – Hàm – Mặt. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, làm các kiểm tra cần thiết, tư vấn rồi đưa ra phác đồ. Mỗi bác sĩ lại có hướng điều trị và phác đồ điều trị khác nhau, do đó, điều bạn cần làm là tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời, lựa chọn cho mình bác sĩ có kinh nghiệm, có tay nghề.
Lưu ý cần phân biệt răng móm và hàm móm. Hàm móm là loại khớp cắn ngược liên quan đến vấn đề về mối quan hệ giữa xương hàm trên và dưới. Do tình trạng phát triển không cân bằng giữa xương hàm trên và dưới, thường là do xương hàm dưới quá dài, dẫn đến việc xương hàm dưới đặt chồng lên xương hàm dưới khi cắn chặt miệng.
Hàm móm thường điều trị bằng phẫu thuật, trong khi răng móm thường can thiệp bằng cách điều chỉnh các thói quen xấu và chỉnh nha.
Ngưng các thói quen xấu
Biện pháp này được áp dụng với trường hợp trẻ em có thói quen xấu như mút tay hay đặt vị trí lưỡi không đúng như bài viết đã đề cập ở trên. Trong trường hợp như vậy, người lớn cần quan sát và hướng dẫn trẻ ngưng các thói quen xấu, quá trình này có thể sẽ cần nhiều thời gian nên cha mẹ cần kiên trì nhé!
Dùng hàm facemask
Với trẻ lớn hơn, đã có nhiều răng hơn hoặc với những trẻ đã bị móm trong một khoảng thời gian thì cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Nếu cần thiết và phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng hàm facemask để điều chỉnh hàm cho trẻ. Hàm facemask có tác dụng:
- Kích thích phát triển xương hàm trên
- Di răng hàm trên
- Tăng thể tích xương gò má
- Xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau làm tăng chiều cao tầng mặt dưới, xương hàm trên xuống dưới và ra trước
Sở dĩ loại hàm này được sử dụng chủ yếu cho trẻ từ 7 đến 10 tuổi vì đây là thời điểm khi hàm răng và xương khuôn mặt đang trong giai đoạn phát triển. Điều này giúp tăng khả năng điều chỉnh và tác động tích cực lên phát triển của hàm răng và khuôn mặt.
Ngoài ra, khi tìm hiểu để điều trị bằng hàm facemask cho trẻ, cha mẹ cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa, người sẽ đưa ra đánh giá và khuyến nghị phù hợp cho trường hợp cụ thể của trẻ.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng khoa học được ưa chuộng và áp dụng cho nhiều trường hợp từ trẻ em đến người lớn. Niềng răng có tác dụng với nhiều tình trạng răng như: răng hô (vẩu), răng móm, răng khấp khểnh, răng thưa, răng mọc chen chúc hay không thẳng hàng. Đối với trường hợp răng móm đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán dựa trên kết quả chụp X-quang thì hoàn toàn có thể niềng răng được.
Hiện nay, có nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau để phù hợp với nhu cầu và tình trạng răng của nhiều khách hàng. Trong đó, được chia thành 2 loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nên tùy thuộc vào tình trạng răng, mong muốn khi niềng và sở thích của từng người để khách hàng lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân.
Tham khảo thêm: Chuỗi hình ảnh thay đổi bất ngờ của khách hàng sau khi niềng răng móm
Niềng răng mắc cài
Sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và một số loại khí cụ hỗ trợ khác để nắn chỉnh răng, đưa răng về vị trí đúng trên cung hàm. Niềng răng mắc cài là phương pháp ra đời sớm nhất và vẫn được sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
– Hiệu quả chỉnh nha tốt, áp dụng được với nhiều tình trạng răng khác nhau
– Chi phí thấp, phù hợp với mức chi tiêu của nhiều người
– Được gắn trực tiếp lên răng nên dễ dàng đảm bảo tiến độ niềng răng ngay cả đối với trẻ em
Nhược điểm:
– Tính thẩm mỹ thấp
– Gây cộm vướng khi mới làm quen với khí cụ
– Có thể gây nhiệt miệng, xước khi mắc cài cọ vào
– Dễ bị mắc thức ăn vào nên cần vệ sinh sau khi ăn thực sự cẩn thận
Niềng răng Invisalign – niềng răng không mắc cài
Ưu điểm:
– Thẩm mỹ tối đa với khay niềng trong suốt
– Dễ dàng tháo lắp khi vệ sinh hay ăn uống
– Hạn chế nhiệt miệng, xước môi má
– Không gây vướng víu khó chịu do khay niềng được sản xuất vừa vặn, ôm sát răng
– Có hiệu quả với nhiều tình trạng răng từ dễ đến khó
Nhược điểm:
– Chi phí cao: thường cao gấp 2-3 lần so với niềng răng mắc cài.
– Đối với trẻ em: chưa có ý thức tự giác cao nên có thể thường xuyên quên đeo khay niềng hay đeo khay niềng không đúng cách ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Đọc thêm: Chỉnh răng móm cho trẻ cần quan tâm những gì?
Một số câu hỏi thường gặp
Cùng tham khảo một vài thông tin quan trọng dưới đây qua những câu hỏi mà chúng tôi tổng hợp lại nhé!
Niềng răng móm bao lâu?
Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là tình trạng răng. Do đó, thời gian niềng răng của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, thời gian niềng răng trung bình là từ 1,5 đến 2 năm. Một vài khí cụ hiện đại khi kết hợp với tay nghề bác sĩ giỏi còn có giúp rút ngắn thời gian niềng như mắc cài tự động hay khay niềng Invisalign.
Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
Nhổ răng là điều khá bình thường trong chỉnh nha, tùy vào tình trình trạng răng và phác đồ của từng bác sĩ để quyết định xem việc nhổ răng có cần thiết không. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp niềng không cần nhổ răng giúp hạn chế tối đa nhổ răng gây đau và bất tiện cho khách hàng. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nhé!
Đọc chi tiết: Tìm hiểu quy trình niềng răng móm tại Thúy Đức
Niềng răng móm có đau không?
Niềng răng móm hay bất cứ tình trạng nào khác đều có hiện tượng hơi nhức hoặc ê răng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, là biểu hiện của việc răng đang dịch chuyển. Thông thường, răng sẽ không quá đau mà chỉ hơi ê và chỉ xuất hiện sau khi siết răng hoặc nhổ răng.
Niềng răng móm bao nhiêu tiền?
Chi phí cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Chi phí niềng răng khá đa dạng và phụ thuộc vào các yếu tố như: tình trạng răng, phương pháp niềng và còn tùy thuộc vào cơ sở niềng nữa. Để nắm được mức chi phí niềng răng hiện nay, mời bạn tham khảo bảng giá niềng tại Nha khoa Thúy Đức như sau:
STT |
Phương pháp niềng | Chi phí |
1 |
Mắc cài kim loại Mini Diamond | 30 – 32 triệu |
2 |
Mắc cài kim loại tự động Damon Q2 | 40 – 42 triệu |
3 | Mắc cài sứ Symetri |
40 – 42 triệu |
4 | Mắc cài sứ tự động Damon Clear 2 |
50 – 52 triệu |
5 | Invisalign |
80 – 120 triệu |
Như vậy, việc điều trị răng móm là hoàn toàn có thể thực hiện được. Để được tư vấn niềng răng và nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ đến Nha khoa Thúy Đức theo những thông tin sau:
TRUNG TÂM CHỈNH NHA THUÝ ĐỨC – BÁC SĨ ĐỨC AAO
Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/