Có rất nhiều quan niệm về việc kiêng cữ sau sinh, bao gồm có việc kiêng đánh răng. Vậy liệu rằng sau sinh có cần kiêng đánh răng không? Sinh xong bao lâu thì được đánh răng? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Sau sinh có cần kiêng đánh răng?
Theo quan niệm dân gian, chị em phụ nữ cần kiêng đánh răng sau sinh khoảng 1 tháng hoặc thậm chí là 2 tháng. Nhiều người cho rằng sau sinh cơ thể mẹ thường rất yếu và răng lợi cũng nhạy cảm hơn, việc đánh răng vào thời gian này có thể khiến răng yếu hơn hoặc rụng răng khi về già. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ khoa học.
Cụ thể, sau quá trình mang thai và sinh con, sức đề kháng của mẹ thường suy giảm đáng kể. Cơ thể mẹ sẽ cần một thời gian nhất định cho việc phục hồi. Cũng chính trong giai đoạn này, các loại vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng có thể phát triển nhanh chóng. Việc kiêng đánh răng sau sinh sẽ khiến lượng lớn vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, gây ra các vấn đề như hôi miệng, cao răng, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm lợi, viêm nha chu…
Mặt khác, mẹ có thể sẽ cần tẩm bổ nhiều hơn sau khi sinh để cơ thể nhanh phục hồi và đáp ứng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này cũng tạo điều kiện cho thức ăn thừa và mảng bám tích tụ, tấn công răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng, thậm chí khiến răng yếu đi và lung lay.
Việc kiêng đánh răng sau sinh cũng khiến mẹ đối diện với các vấn đề như hôi miệng, viêm lợi, viêm chân răng, cùng hàm tăng ố vàng thiếu thẩm mỹ, làm mẹ mất đi sự tự tin. Chưa kể, vi khuẩn trong khoang miệng của mẹ có thể gây tổn hại đến sức khỏe của bé mỗi khi mẹ gần gũi, cưng nựng, thơm hít bé yêu.
Như vậy, kiêng đánh răng sau sinh là hoàn toàn không cần thiết. Tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc đánh răng sau sinh có thể khiến răng lung lay hay rụng răng sớm. Để có hàm răng chắc khỏe, ngoài việc duy trì thói quen đánh đúng cách 2 lần/ngày, mẹ cũng nên lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Xem thêm: Ngày đầu phun môi có được đánh răng? Chăm răng thế nào?
Sau sinh bao lâu thì đánh răng được?
Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh có thể bắt đầu đánh răng ngay khi đã ngồi dậy và đi lại được. Tuy nhiên, cần thực hiện thao tác thật nhẹ nhàng, tránh răng và lợi bị tổn thương.
Với các mẹ sinh mổ, nếu cảm thấy khó khăn trong việc tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng, có thể tạm thời sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để thay thế. Đồng thời lưu ý thực hiện súc miệng sau mỗi bữa ăn để hạn chế tích tụ vi khuẩn và hình thành mảng bám.
Hướng dẫn mẹ chăm sóc răng miệng đúng cách sau sinh
Mặc dù mẹ có thể đánh răng sau sinh ngay khi có thể đi lại nhẹ nhàng và tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, thời gian này cơ thể còn khá nhạy cảm, để tránh răng miệng bị tổn thương, khi chăm sóc răng miệng mẹ cần lưu ý:
Chọn bài chải lông mềm
Thời gian đầu sau sinh răng lợi của mẹ thường trở nên nhạy cảm hơn, do đó bàn chải đánh răng lông mềm với phần đầu lông nhỏ sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời giúp mẹ vệ sinh răng miệng hiệu quả cả phần kẽ răng mà không gây tổn thương lợi, tránh răng bị bào mòn.
Sử dụng kem đánh răng phù hợp
Để tăng cường hiệu quả của việc đánh răng và đảm bảo an toàn, mẹ cũng nên sử dụng kem đánh răng phù hợp.
- Chỉ sử dụng các sản phẩm có thành phần an toàn, không chứa các chất gây kích ứng, chất tạo bọt mạnh.
- Ưu tiên kem đánh răng chứa fluoride để tăng khả năng bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp nhu cầu, tình trạng răng: Các trường hợp răng nhạy cảm, có vấn đề về lợi hoặc muốn làm trắng răng… mẹ có thể cân nhắc để đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Chải răng đúng cách
Khi tiến hành chải răng, mẹ cần thực hiện chải lần lượt cả mặt trong, mặt ngoài theo chuyển động vòng tròn hoặc theo chiều thẳng đứng. Với mặt nhai, chải theo chiều từ trong ra ngoài.
Ngoài ra, khi chải răng mẹ cần lưu ý:
- Chải kỹ lưỡng trong ít nhất 2 phút, thao tác nhẹ nhàng, tránh răng và lợi bị tổn thương.
- Tránh việc chải răng theo chiều ngang hoặc chải quá lâu làm mòn men răng và có thể gây tổn thương lợi.
- Dùng nước ấm để súc miệng, tránh tình trạng răng ê buốt răng.
- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối sau khi ăn.
- Dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để làm sạch lưỡi sau khi đánh răng.
Xem chi tiết: Cách đánh răng đúng chuẩn
Kết hợp tăm nước hoặc chỉ nha khoa và nước súc miệng
Để duy trì vệ sinh răng miệng tốt hơn, mẹ sau sinh cũng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng một cách tối ưu. Với những kẽ răng nhỏ hoặc ở phía trong cùng, việc sử dụng tăm nước sẽ giúp làm sạch dễ dàng, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để tăng cường khả năng làm sạch răng miệng, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, giúp hơi thở thơm mát hơn.
Đọc thêm: Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý mấy lần một ngày?
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây hại cho răng
Một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, không chỉ giúp mẹ sau sinh phục hồi nhanh hơn mà còn mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe răng miệng. Để có một hàm răng khỏe đẹp hơn, ngoài việc ăn đa dạng thực phẩm, cân bằng dưỡng chất, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, mẹ sau sinh cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như:
- Thực phẩm nhiều đường: Các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt… có thể tạo môi trường acid trong khoang miệng, làm mòn men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
- Thực phẩm nhiều tinh bột và các món chiên xào nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm này dễ tạo mảng bám trên răng, khiến việc vệ sinh răng miệng trở khó khăn hơn, làm răng bị ố vàng.
- Thực phẩm cay nóng: Các thực phẩm như gừng, tiêu, ớt… có thể khiến chân răng bị kích thích, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu đang gặp các vấn đề như nhiệt miệng, viêm lợi… bạn càng nên tránh xa các thực phẩm này.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến răng của mẹ sau sinh trở nên nhạy cảm hơn, làm tăng cảm giác ê buốt.
- Thực phẩm quá chua: Các thực phẩm như chanh, quất, dưa muối chua… thường có tính acid, có thể khiến men răng bị mòn, do đó mẹ nên hạn chế tiêu thụ chúng.
- Rượu bia và nước có gas: Rượu bia có thể làm tổn thương men răng, trong khi đó các loại đồ uống có gas lại có thể khiến răng bị mất canxi và xỉn màu.
- Thực phẩm dai, cứng: Những món ăn dai, cứng đòi hỏi mẹ phải mất nhiều thời gian để nhai và răng cũng cần làm việc nhiều hơn. Thường xuyên ăn những thực phẩm này có thể khiến răng của mẹ sẽ dễ bị yếu mỏi răng, thậm chí lung lay răng.
Khám nha khoa định kỳ
Nếu trong thời gian ở cữ sau sinh, mẹ phát hiện thấy bất cứ những dấu hiệu bất thường nào về răng miệng như sâu răng, viêm lợi… hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị đúng cách. Ngoài ra, đừng quên khám nha khoa tổng quát mỗi 6 tháng/lần tại những cơ sở chuyên khoa uy tín như Nha khoa Thúy Đức để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng nếu có và duy trì hàm răng chắc khỏe.
Kết luận:
Việc kiêng đánh răng sau sinh là điều không cần thiết bởi nó có thể khiến vi khuẩn tích tụ, gây ra các vấn đề viêm nhiễm trong khoang miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Mẹ có thể bắt đầu đánh răng ngay khi có thể tự đi lại, vận động nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, nếu sức khỏe không cho phép, hãy áp dụng các biện pháp tạm thời như súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn.