Nhiều người nghĩ rằng chảy máu chân răng chỉ là hiện tượng bình thường do bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh. Tuy nhiên theo nghiên cứu: chảy máu chân răng thường xuyên cảnh báo sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề. Tìm hiểu ngay thông tin dưới đây để tìm ra nguyên nhân và sớm có biện pháp phòng ngừa nhé.
Mục lục
Thường xuyên chảy máu chân răng là bệnh gì?
Bệnh viêm nướu
Sau khi ăn uống, các mảng bám còn đọng lại và chưa được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Lâu dần nướu sưng, đau, đôi khi cả chảy máu lúc bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Bạn nên điều trị sớm để tránh làm cho lợi bị tụt, lộ chân răng ra ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Bệnh nha chu
Bệnh nha chu là tiến triển nặng hơn của viêm nướu với dấu hiệu chảy máu chân răng thường xuyên. Nó xuất hiện ở cả người trẻ và người trung niên do vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ.
Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng bị tích tụ dịch mủ nhiễm trùng bên trong răng. Ngoài chảy máu chân răng, nó thường đi kèm với cả những cơn đau, sưng chân răng, sốt cao. Nếu thấy dấu hiệu trên, bạn cần đến nha khoa thăm khám ngay.
Mất răng
Những bệnh lý viêm nha khoa ở trên đều khiến nướu có xu hướng tách ra khỏi răng dẫn tới mất răng. Đối tượng nguy cơ cao hơn là người già, người bị mắc chứng loãng xương.
Giải đáp: Mất răng lâu năm có trồng được không?
Bị sốt xuất huyết
Nếu bạn đang bị sốt xuất huyết thì tình trạng chảy máu chân răng có thể xuất hiện, đi kèm với một số dấu hiệu khác như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, người mệt mỏi, không còn sức,… Bạn cần điều trị ngay bệnh này vì càng để lâu, lượng tiểu cầu xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số loại thuốc
Bị chảy máu chân răng thường xuyên cũng xuất phát từ việc bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu, làm giảm khả năng đông máu. Thời gian càng kéo dài thì hiện tượng trên càng kéo dài.
Ngoài ra, một số loại thuốc chữa bệnh khác làm miệng bị khô. Điều này cũng ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn tích tụ.
Thiếu chất dinh dưỡng
Như bạn đã biết thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sức khoẻ răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung. Nếu trong các món ăn hằng ngày thiếu đi một số chất như canxi, kẽm, vitamin C, B, K,… thì hiện tượng chảy máu chân răng có thể diễn ra thường xuyên hơn.
Thay đổi nội tiết tố ở nữ
Thay đổi nội tiết tố ở nữ thường xuất hiện trong các giai đoạn quan trọng như dậy thì, mang thai, mãn kinh,… Việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng. Ví dụ có người thấy chảy máu chân răng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Trong thời điểm này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.
Bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường cũng có thể bị chảy máu chân răng thường xuyên do nồng độ đường trong máu cao, lượng đường trong nước bột quanh răng và dưới nướu cũng tăng theo. Khi đó vi khuẩn có hại cùng với mảng bám liên tục phát triển. Chúng gây tình trạng kích ứng nướu, dẫn tới bệnh nướu răng, sâu răng, thậm chí là mất răng.
Ung thư miệng
Ung thư miệng có triệu chứng như chảy máu chân răng, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt thức ăn, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng,…
Các bệnh ung thư khác
Ngoài ung thư miệng, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu ban đầu của một số loại bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, đa u tủy, ung thư gan, ung thư máu,… Nếu thấy tình trạng này kéo dài, bạn nên đi thăm khám để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu chi tiết: Chảy máu chân răng có phải bị ung thư không?
Các tác nhân khác
– Bàn chải đánh răng thô cứng
Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng cùng với lực chải quá mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương nướu và chảy máu chân răng.
Đừng bỏ qua: Đánh răng bị chảy máu có sao không? Cách khắc phục
– Thói quen dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa chưa đúng cách cũng dễ dẫn tới chảy máu nướu răng. Thời gian đầu chưa quen, bạn thao tác từ từ, đừng nói vội.
– Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân mà còn tác động xấu đến răng miệng. Ngoài làm vàng răng, hôi miệng, bạn có thể gặp tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên. Thói quen hút thuốc tích tụ các mảng bám quanh vùng nướu, lợi. Không làm sạch cẩn thận sẽ khiến nướu bị sưng, viêm.
Thường xuyên chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng thường xuyên là tình trạng chảy máu chân răng kéo dài trong nhiều ngày, liên tục hoặc có khi hơn. Với nhiều người, hiện tượng này bình thường không cần quan tâm. Tuy nhiên nó khá phiền toái và trở thành dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ. Ở mức độ nhẹ, chảy máu chân răng cho thấy sự viêm nhiễm, tổn thương chân răng, đang bị nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
– Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Chảy máu chân răng thường xuyên có thể gây nhiễm trùng ngược dòng lên các mạch máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
– Với phụ nữ mang thai: Theo nhiều nghiên cứu, vi khuẩn từ viêm nướu có thể lan truyền qua máu và ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai nhẹ cân.
Bởi vậy để tránh những biến chứng trên, nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn, bạn cần khám răng miệng định kỳ giúp bác sĩ theo dõi và lên kế hoạch điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Chảy máu chân răng khi nào đáng lo? Khi nào cần gặp nha sĩ?
Nếu bạn thi thoảng bị chảy máu chân răng thì không cần quá lo lắng vì chỉ vài ngày là khỏi nếu chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn thì rất đáng lo ngại vì có thể dẫn tới viêm nướu cũng như cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác.
Chảy máu chân răng không tìm ra nguyên nhân, xử lý kịp thời sẽ làm tổn thương răng, các tổ chức bao xung quanh, thậm chí là răng rụng sớm hơn. Ngoài dấu hiệu trên, nếu thấy ở vùng răng, nướu bị đau, đỏ, sưng lên, đánh răng cũng thấy đau nhức, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, sưng mặt,… thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Làm gì khi hay bị chảy máu chân răng?
Bị chảy máu chân răng tuy đơn giản nhưng nếu không khắc phục sớm sẽ gây ra một số khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên hãy tuân thủ theo các chỉ dẫn dưới đây nhé.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách là yếu tố đầu tiên mọi người cần thực hiện một cách nghiêm túc nhất ở tất cả các khâu từ chọn bàn chải, kem đánh răng đến nước súc miệng.
– Chọn bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp
Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ răng miệng, bạn chọn bàn chải có đầu nhỏ và lông bàn chải mềm. Khi đánh răng sẽ hạn chế tối đa tình trạng tổn thương răng và nướu. Hoặc bạn mua bàn chải điện với nhiều chế độ rung và chăm sóc nướu khác nhau. Sau khoảng 3 tháng thì đổi bàn chải đánh răng 1 lần.
Với kem đánh răng, bạn chọn loại có hàm lượng Flouride tiêu chuẩn. Flouride giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng, cung cấp hàng rào bảo vệ cho men răng bền vững hơn. Tuy nhiên đừng chọn loại kem đánh răng có chất tẩy trắng quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng về sau.
– Đánh răng đúng cách
Đánh răng cũng cần phải thao tác đúng mới có thể loại bỏ được vụn thức ăn, mảng bám tích tụ và hạn chế vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi. Các bước cụ thể như sau:
- Trước tiên, bạn để bàn chải răng nằm ngang và nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu
- Sau đó, bạn chải nhẹ nhàng mặt ngoài của tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới với khoảng cách 2- 3 răng (hàm trên xuống và hàm dưới lên). Hoặc bạn xoay tròn bàn chải răng cho lông bàn chải có thể chui được vào từng kẽ răng
- Bạn thực hiện thao tác trên từ 5- 10 lần để lấy hết thức ăn bị bám vào răng
- Tiếp đến chải mặt trong của răng ở hàm trên và hàm dưới tương tự như mặt ngoài bằng cách chải lên, chải xuống hoặc xoay tròn
- Bạn đặt lông bàn chải với các mặt nhai của răng rồi nhẹ nhàng di chuyển bàn chải khoảng 10 lần từ trong ra ngoài.
Theo nha sĩ, bạn nên duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng.
– Vệ sinh lưỡi
Sau khi đánh răng, bạn có thể dùng thêm dụng cụ để vệ sinh lưỡi. Nơi đây cũng tích tụ nhiều vụn thức ăn, vi khuẩn gây ra vấn đề sức khoẻ răng miệng, hơi thở có mùi.
– Dùng chỉ nha khoa
Tiếp đến, bạn dùng chỉ nha khoa nhằm làm sạch mảng bám ở các kẽ răng hoặc vị trí sâu khuất mà bàn chải chưa thể loại bỏ. Các bước cụ thể như sau:
- Trước tiên, bạn cắt 1 đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45- 60cm. Sau đó quấn chỉ nha khoa xung quanh 2 ngón giữa và chừa lại khoảng 3- 5cm chỉ để vệ sinh răng
- Bạn giữ sợi chỉ nha khoa bằng ngón tay cái và ngón trỏ
- Đặt chỉ nha khoa giữa 2 răng, rồi nhẹ nhàng lướt sợi chỉ nha khoa lên xuống, chà xát vào cả 2 mặt của mỗi kẽ răng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. Lưu ý tránh lướt chỉ vào nướu.
- Bạn lặp lại các bước trên cho tất cả các răng. Cuối cùng nâng nhẹ sợi chỉ nha khoa ra khỏi kẽ răng và cho ra ngoài.
Nếu có điều kiện hơn, bạn đầu tư thêm máy tăm nước thì càng tốt. Máy tăm nước cũng cho công dụng làm sạch răng hiệu quả.
– Dùng nước súc miệng
Khi đã hoàn thành công việc ở trên, bạn sử dụng nước súc miệng chuyên dụng. Chúng sẽ làm sạch hoàn toàn vụn thức ăn, vi khuẩn, giảm lượng axit trong miệng và tái khoáng hóa cho răng.
Ngoài ra, bạn nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn sẽ làm tăng tiết nước bọt, giúp trung hòa axit và làm sạch vi khuẩn bám trên bề mặt răng.
Xem thêm: Súc miệng nước muối ngày mấy lần là tốt?
Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
Ngoài cách chăm sóc răng miệng chuẩn ở trên, mọi người cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vừa có lợi cho cơ thể, vừa hạn chế tối đa tình trạng bị chảy máu chân răng.
– Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi giúp tăng cường sức mạnh cho răng, củng cố lớp bảo vệ che chắn cho phần ngà răng và tủy răng. Bạn nên sử dụng thêm sữa, phomat, các loại hạt, xương, tôm, cua, cá,… chứa nguồn canxi dồi dào.
– Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và tham gia nhiều chức năng bình thường của cơ thể. Vì nhiều nguyên nhân như tiếp xúc môi trường ô nhiễm, stress, hút thuốc,… mà chúng ta thường bị thiếu hụt dưỡng chất này. Bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm như: họ nhà bưởi gồm cam, chanh, bưởi, quýt, hoặc ổi, kiwi, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ,…
– Thực phẩm chứa vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất quan trọng đóng vai trò giúp quá trình hấp thụ canxi trở nên dễ dàng. Khi đó hệ xương sẽ phát triển khỏe mạnh, tăng cường chức năng thần kinh, hệ miễn dịch, giảm viêm,… Ngoài cách vận động thường xuyên vào buổi sáng, phơi nắng để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bạn có thể bổ sung bằng một số thực phẩm như sữa, nước cam, dầu gan cá, trứng cá, sò, ngũ cốc, đậu hũ, sữa đậu nành,…
– Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E cũng là chất chống oxy hoá có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng. Bạn nên thường xuyên ăn các loại đậu, hạnh nhân, đu đủ, xoài, bơ, rau cải xanh, rau chân vịt,…
– Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ có công dụng làm tăng tiết nước bọt để chống lại sự tấn công của axit và hao hụt khoáng chất. Một số thực phẩm tiêu biểu như đậu phộng, bắp cải, rau củ,…
Ngoài những thực phẩm ở trên, bạn nên loại bỏ dần các món ăn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Điển hình là:
– Thực phẩm chứa nhiều đường
Đường là nguyên nhân chính làm sản sinh vi khuẩn không ngừng và tấn công vào lớp men răng. Một khi lớp men này bị mất đi sẽ rất khó tái tạo. Hậu quả gây bệnh sâu răng, viêm tuỷ,… Bởi vậy dù hấp dẫn đến đâu, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt.
– Thức ăn dính răng
Thức ăn dính răng càng lâu thì vi khuẩn càng có nhiều thời gian tạo ra axit gây hại cho men răng. Mọi người lưu ý một số thực phẩm như: bơ đậu phộng, nho khô, kẹo socola dẻo, bánh mì, khoai tây chiên,… vừa chứa đường lại còn dính răng không tốt cho sức khoẻ răng miệng.
– Đồ uống có ga
Đồ uống có ga giúp bạn giải toả căng thẳng, là sở thích của nhiều người. Nhưng chúng cũng làm cho vi khuẩn sinh sôi không ngừng. Uống thường xuyên sẽ bào mòn men răng, gây hại cho sức khoẻ. Bạn chỉ nên dùng với tần suất thấp, uống cùng với thức ăn thay vì uống nhiều trong một lần.
– Chất làm khô
Chất làm khô ở đây có nhiều trong rượu, café. Chúng dẫn tới tình trạng bị khô miệng, ngăn cản nước bọt thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bổ sung khoáng chất cho răng.
– Thức ăn cứng
Thức ăn cứng cũng ảnh hưởng không tốt đến men răng, dẫn tới lộ ngày răng ra bên ngoài. Tốt nhất bạn nên hạn chế một số thực phẩm quá cứng mà thay bằng món ăn mềm, mịn, dễ tiêu hóa hơn.
Loại bỏ thói quen xấu
Những thói quen xấu nếu duy trì thường xuyên cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng. Nếu bản thân đang có hành động dưới đây, bạn nên từ bỏ sớm nhé.
– Thích các đồ ăn vật, nước ngọt có ga, lạm dụng thức ăn có nhiều đường.
– Dùng tăm để loại bỏ thức ăn từ kẽ răng.
– Thường xuyên nghiến răng khi ngủ hoặc khi tức giận, lo lắng, tập trung cao độ.
– Nhai đá viên vào mùa hè.
– Cắn các vật cứng như mở nắp chai, xé bao bì, giật mác quần áo.
– Không lấy cao răng thường xuyên.
Thường xuyên thăm khám sức khỏe toàn thân và răng miệng
Theo thống kê, có tới 90% người Việt Nam bị mắc các bệnh răng miệng từ nhẹ đến nặng. Một phần là do thói quen chủ quan, ít khi đi thăm khám. Bởi vậy, hàm răng có nhiều cao răng, bị sâu răng, viêm lợi. Bạn nên cố gắng sắp xếp lịch khám nha khoa từ 1- 2 lần/năm. Sở hữu hàm răng trắng đẹp sẽ giúp mọi người cảm thấy tự tin, thoải mái trong giao tiếp, ăn uống ngon miệng hơn.
Ngoài thăm khám nha khoa, bạn cũng nên đến các bệnh viện lớn để khám sức khoẻ toàn thân. Như vậy sớm phát hiện nguy cơ bị các bệnh lý khác liên quan đến chảy máu chân răng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ