Vệ sinh răng miệng niềng răng có thể xem là việc làm quan trọng hàng đầu với tất cả các “đồng niềng”. Bởi chỉ cần bạn không vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ thì rất dễ gây ra các bệnh lý như sâu kẽ răng, viêm lợi, viêm nha chu,… làm ảnh hưởng tới quá trình niềng răng. Vậy làm thế nào để vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách khi niềng răng? Bài viết dưới đây của Thúy Đức sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Với hầu hết mọi người thì việc đánh răng hàng ngày và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách đã giúp bảo đảm vệ sinh răng miệng tốt nhất. Tuy nhiên, với những người niềng răng thì chỉ đánh răng thôi là chưa đủ, đặc biệt với niềng răng mắc cài.
Sau khi chúng ta ăn, vụn thức ăn và mảng bám sẽ rất dễ bị kẹt lại bên dưới dây cung, xung quanh rãnh mắc cài cũng như dây thun. Nếu không được làm sạch đúng cách, các mảng bám thức ăn lâu ngày sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Dưới đây là một số bệnh lý dễ gặp nếu không vệ sinh răng miệng khi niềng cẩn thận:
Răng bị sâu:
Sâu răng là bệnh lý thường gặp, nó làm phá hủy cấu trúc của răng, nguyên nhân là do vi khuẩn trong các mảng bám lâu ngày trên răng. Sâu răng thường bắt nguồn từ việc không vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên ăn vặt và đồ ngọt. Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng sẽ phát triển nhanh chóng gây đau nhức, ê buốt, đặc biệt sâu răng có thể ăn vào tủy dẫn tới mất răng.
Khi bị sâu răng, cấu trúc răng sẽ dần bị phá hủy không còn nguyên vẹn. Răng trở nên yếu hơn, không chịu được lực tác động do khí cụ niềng răng gây ra. Điều này dẫn tới ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Không chỉ vậy, sâu răng nếu không điều trị tận gốc còn có thể làm lây lan sang các răng bên cạnh.
Viêm nha chu:
Viêm nha chu là tình trạng nướu răng bị nhiễm trùng nặng. Nó làm tổn thương tới các mô mềm và từ đó phá hủy men răng. Nguyên nhân gây ra viêm nha chu cũng do việc vệ sinh răng miệng kém, mảng bám vôi răng tích tụ lâu ngày tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công răng. Tình trạng này để lâu không được điều trị sẽ làm cho răng bị lung lay, khi nặng có thể dẫn tới mất răng. Không chỉ vậy, viêm nha chu cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.
Có thể nói bất kỳ một bệnh lý răng miệng nào dù là nhỏ cũng đều gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị niềng răng. Khi răng không được chắc khỏe sẽ chịu lực tác động kém, từ đó làm thời gian niềng răng bị kéo dài hơn so với bình thường.Chính vì thế việc làm sạch mảng bám, thức ăn thừa trên răng và xung quanh mắc cài thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Có như vậy thì răng miệng mới được khỏe mạnh và bóng đẹp sau khi kết thúc quá trình niềng răng.
5 cách vệ sinh răng niềng hiệu quả nhất
Chải răng đúng cách
Lưu ý chọn bàn chải lông mềm với kích thước vừa phải để không làm tổn thương tới răng và nướu. Chải từ từ, nhẹ nhàng xoay tròn theo bề mặt của răng, làm sạch từng mặt của tất cả các răng: phía trên, phía dưới và giữa các mắc cài.
Bạn hãy lưu ý nghiêng bàn chải 45 độ để các lông bàn chải có thể đi sâu vào từng kẽ răng để lấy đi thức ăn thừa. Riêng ở khu vực khung niềng hãy chải thật nhẹ để không làm bung tuột mắc cài hoặc gây nhức răng. Mỗi lần đánh răng cũng nên kéo dài ít nhất 2 phút để mảng bám được loại bỏ, không được đánh răng theo chiều ngang vì răng dễ bị mòn, nướu bị hư hại. Bên cạnh đó cần nhớ chải cả lưỡi để hạn chế vi khuẩn hôi miệng, viêm nha chu,… và các bệnh lý răng miệng khác.
Ngoài ra bạn cũng cần lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp: có tính mài mòn thấp, các loại kem đánh răng có độ mòn cao không thích hợp để sử dụng với người đang trong thời gian niềng răng. Nên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa fluoride đặc biệt tốt cho người niềng răng.
Vệ sinh răng niềng bằng bàn chải kẽ
Chỉ sử dụng nguyên bàn chải thường không thể làm sạch hoàn toàn được răng miệng. Chính vì thế bạn nên sử dụng thêm bàn chải chuyên dụng như bàn chải kẽ để việc vệ sinh răng trong lúc niềng được hiệu quả hơn. Bàn chải kẽ mảnh, nhỏ có thể dễ dàng chui vào các kẽ răng giúp loại bỏ lượng lớn các mảng bám trên răng và khung niềng.
Cách sử dụng như sau: luồn bàn chải vào từng kẽ răng, các ngóc ngách giữa các mắc cài, dây cung,… và chải lên xuống để làm sạch. Như vậy dù thức ăn có bám chặt đến đâu cũng sẽ được làm sạch.
➤ Xem chi tiết: Gợi ý 3 loại bàn chải người niềng răng “cần phải có”
Sử dụng máy tăm nước giúp tăng hiệu quả làm sạch
Máy tăm nước là một dụng cụ rất cần thiết và nên có đối với những người niềng răng. Máy tăm nước giúp việc làm sạch hiệu quả hơn gấp 3 lần so với dùng bàn chải thông thường và chỉ nha khoa.
Máy tăm nước có riêng các loại đầu tăm đặc biệt dành riêng cho những người niềng răng chỉnh nha, do đó bạn có thể dễ dàng vệ sinh mắc cài, dây cung. Chỉ cần mất 1 – 2 phút mỗi ngày để vệ sinh răng miệng nhưng hiệu quả làm sạch cao hơn nhiều so với thông thường.
Mặc dù dùng máy tăm nước làm sạch rất tốt nhưng bạn vẫn cần phải đánh răng sau khi ăn. Bởi vì việc đánh răng sẽ loại bỏ vi khuẩn và mảng bám một cách tối ưu hơn. Vì thế mà ngăn ngừa được sự phát triển của vi khuẩn và giúp hơi thở luôn thơm tho.
Chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa cũng là một trong những dụng cụ cần thiết để làm sạch những nơi mà bàn chải không chạm tới được. Đặc biệt với những người đang niềng răng, chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch kẽ răng cực hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Trong các loại chỉ nha khoa thì nha sĩ khuyên dùng chỉ tơ để làm sạch kẽ răng, bởi loại chỉ này không chỉ dễ sử dụng mà còn giúp bảo vệ nướu răng.
Cách sử dụng như sau:
- Cắt một đoạn chỉ dài từ 30 – 45cm và cuộn hai đầu chỉ vào 2 ngón tay giữa.
- Làm căng đoạn chỉ sau đó kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, chỉ nên đưa sợi chỉ hơi nhẹ nhàng ở dưới nướu một chút.
- Lặp đi lặp lại động tác này ít nhất 2 lần ở mỗi kẽ răng, một lần bên phải, một lần bên trái để đảm bảo hiệu quả làm sạch tốt nhất.
Đọc thêm: Lưu ý khi sử dụng chỉ nha khoa
Dùng nước súc miệng diệt khuẩn
Nước súc miệng diệt khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác. Chính vì thế bạn nên sử dụng nước súc miệng để bảo vệ răng miệng của mình. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng nước muối loãng để thay thế, tuy nhiên phương pháp này vẫn không tối ưu được bằng nước súc miệng chuyên dụng.
Xem thêm: 5 loại nước súc miệng dành cho người niềng răng
Có chế độ ăn uống phù hợp
Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì bạn cũng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung cũng như hạn chế được những rủi ro như bung tuột mắc cài trong quá trình niềng răng.
Lưu ý sử dụng các loại thực phẩm mềm, không ăn các loại đồ ăn dai, dính, giòn, cứng vì chúng có thể làm bung tuột mắc cài cũng như ảnh hưởng tới lực kéo răng. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế đồ ăn có chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt,… bởi chúng dễ sản sinh ra axit và các mảng bám dẫn tới sâu răng.
Những lưu ý khi vệ sinh răng miệng để niềng răng hiệu quả:
- Nên sử dụng kết hợp tất cả các cách trên để đạt hiệu quả vệ sinh răng miệng tối ưu khi niềng răng mắc cài
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn 30 phút
- Thay bàn chải thường xuyên ít nhất 3 tháng/lần, ngay sau khi thấy bàn chải có dấu hiệu bị mòn
- Khi chải răng phải chải thật nhẹ nhàng, lưu ý không được để phần nhựa đập vào mắc cài vì có thể làm bung tuột mắc cài
➤ Xem chi tiết: Ăn gì trong tuần đầu tiên niềng răng?
Một vài lưu ý khi niềng răng
Các loại thực phẩm nên dùng
Một chế độ ăn uống cân bằng có đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh liên quan đến răng miệng và giúp men răng chắc khỏe hơn. Một số loại thực phẩm bạn nên dùng như:
- Các thực phẩm làm từ sữa như sữa chua, bơ, phô mai
- Các loại bánh mềm như bánh trứng, bông lan,…
- Các món bún phở, cháo soup
- Trái cây và rau củ
- Thức ăn hầm, luộc, hấp, mềm
Uống nhiều nước lọc
Trong thời gian niềng răng miệng sẽ rất nhanh bị khô. Môi trường khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế bạn nên bổ sung nước thường xuyên để không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru hơn.
Tránh các thói quen xấu
- Đẩy lưỡi, mút tay (với trẻ em)
- Không cắn móng tay hay dùng răng bật nắp bia,… tránh làm ảnh hưởng xấu tới quá trình niềng răng
- Không sử dụng tay để gỡ hay cạy các khí cụ niềng răng
- Cắt nhỏ thức ăn, không ăn ăn miếng lớn
- Không hút thuốc lá sẽ gây ố vàng răng
Có thể nói việc vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi mà còn giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng, giúp răng miệng luôn khỏe mạnh và trắng sáng. Chính vì thế bạn hãy nhớ các mẹo chăm sóc vệ sinh răng khi niềng ở trên để đạt được hiệu quả cao nhất nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (miễn phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ