Bạn có một hàm răng móm và luôn buồn rầu vì nó? Bạn đang muốn tìm cách để khắc phục tình trạng này? Người xung quanh khuyên bạn nên đi niềng răng và bạn bắt đầu băn khoăn về hiệu quả của nó. Liệu rằng niềng răng có hết móm không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp theo nội dung sau.
Mục lục
Niềng răng là kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp nắn chỉnh các răng mọc lệch trở nên thẳng hàng, bằng cách tác động lực cơ học, thông qua các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng. Niềng răng là giải pháp an toàn và hiệu quả được các chuyên gia khuyên áp dụng để cải thiện các trường hợp răng lệch lạc như răng hô, móm, răng thưa, răng khấp khểnh… Niềng răng không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười, nó còn giúp bạn có được khớp cắn chuẩn chỉnh, để cải thiện các vấn đề về ăn nhai, phát âm, tiêu hóa.
Để tìm hiểu mức độ cải thiện của phương pháp niềng răng với trường hợp răng móm, trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là răng móm, và nguyên nhân của tình trạng này.
Răng móm là gì?
Móm răng là một dạng sai lệch khớp cắn cấp độ 3, thường gọi là khớp cắn ngược. Những người có khớp cắn ngược thường có khung xương hàm hoặc răng hàm dưới đưa ra phía trước nhiều hơn khung hàm hoặc răng hàm trên. Móm răng gây hiện tượng lõm mặt khi nhìn nghiêng hoặc môi dưới hơi đưa ra hơn môi trên với các trường hợp móm nhẹ.
Nguyên nhân gây móm răng:
- Móm răng do lệch lạc về răng: Răng móm do sự sắp xếp của các răng có vấn đề mà không liên quan đến cấu trúc và sự cân xứng của xương hàm trên và hàm dưới. Trong trường hợp này, các răng trên thường mọc cụp vào trong so với răng hàm dưới và thường kèm theo khấp khểnh.
- Móm răng do xương: xương hàm trên và xương hàm dưới có thể bị phát triển mất cân đối dẫn đến tình trạng móm răng. Móm răng do xương không có nghĩa là răng cũng mọc sai lệch, nhiều trường hợp răng vẫn mọc thẳng hàng. Tình trạng móm do xương được cho là phức tạp và khó điều chỉnh hơn so với móm do răng.
- Móm do xương và răng: Răng có xu hướng nghiêng vào trong, khấp khểnh kết hợp với lệch hàm gây ra hiện tượng móm răng.
Niềng răng có hết móm không?
Mức độ hiệu quả của phương pháp niềng răng đối với răng móm phụ thuộc vào thực tế cấu trúc răng miệng của bạn. Nếu bạn bị móm do răng thì niềng răng là giải pháp tuyệt vời nhất để chỉnh hình răng móm.
Tuy nhiên, niềng răng sẽ không phát huy được tác dụng tối đa đối với tình trạng móm do xương. Bởi vì, bản chất của việc niềng răng là làm dịch chuyển các răng để tái sắp xếp chúng trở nên thẳng đều, niềng răng không thể kéo xương hàm dưới lùi vào để giảm móm. Thông thường, đối với các ca móm do xương, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt hàm. Đây là thủ thuật ngoại khoa can thiệp sâu, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn nên cân nhắc thật kỹ về việc quyết định thực hiện.
Như vậy, để biết được mình niềng răng xong có hết móm hay không, bạn cần tìm đến các trung tâm nha khoa, bệnh viện uy tín để khám và nghe bác sĩ tư vấn. Tại đây, bạn sẽ được khám tổng quan và chụp X-quang hàm mặt để xác định nguyên nhân móm răng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp và nói cho bạn biết về hiệu quả sau khi điều trị sẽ ra sao.
Các loại niềng răng phù hợp cho răng móm
Nếu bạn quyết định niềng răng để khắc phục răng móm, mang lại vẻ cân đối cho gương mặt thì sau đây là phân loại các loại hình niềng răng phổ biến tại các nha khoa hiện nay, có thể thông tin này sẽ hữu ích cho bạn:
Niềng răng mắc cài
Như đã nói ở trên, niềng răng cần đến các khí cụ nha khoa chuyên dụng để dịch chuyển các răng lệch lạc. Đối với niềng răng mắc cài, các loại khí cụ thường dùng là một hệ thống gồm mắc cài, dây cung, dây thun hoặc nắp trượt, khâu chỉnh nha (band), thun liên hàm.
Căn cứ vào chất liệu và thiết kế của mắc cài và dây cung, niềng răng mắc cài có thể chia thành:
Mắc cài kim loại thường
Đối với mắc cài kim loại thường, dây cung sẽ được cố định trên các giá đỡ là mắc cài bằng dây thun. Phương pháp này yêu cầu bạn cần đến phòng khám định kỳ theo chỉ định để bác sĩ kéo siết dây cung và buộc lại dây thun sau khi răng đã dần dịch chuyển.
Mắc cài kim loại tự đóng
Vẫn là hệ thống mắc cài nhưng thay vì cơ chế cố định dây cung bằng thun buộc, các nhà phát triển đã tạo ra các nắp trượt có tính năng tự đóng và siết chặt dây cung mỗi khi răng có sự dịch chuyển nhỏ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian thăm khám rất nhiều đồng thời tăng hiệu quả niềng răng cho người sử dụng.
Mắc cài kim loại hiệu quả với mọi loại răng lệch lạc từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời cũng tiết kiệm khá nhiều chi phí cho người niềng răng.
Đọc thêm: Mắc cài kim loại tự đóng tìm hiểu từ A-Z
Mắc cài sứ thường
Để tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười, mắc cài được chế tạo bằng vật liệu sứ có màu trong hoặc đồng màu với răng cùng với dây cung trong được cố định bằng thun buộc, giúp hàm răng của bạn trông bớt nặng nề hơn so với đeo mắc cài kim loại.
Mắc cài sứ tự đóng
Mắc cài sứ tự đóng cũng gồm hệ thống mắc cài bằng sứ với thiết kế tự động cố định dây cung. Mắc cài sứ tự đóng có tính thẩm mỹ cao, thời gian điều trị có thể rút ngắn từ 3 – 6 tháng so với mắc cài sứ thường.
Tham khảo: Mắc cài sứ tự đóng Damon Clear có ưu điểm gì?
Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)
Niềng răng không mắc cài sử dụng các khay nhựa trong suốt được thiết kế vừa vặn để đeo trên răng của bạn ở từng thời điểm trong quá trình niềng răng để dần đưa các răng về vị trí mong muốn.
Tổng số khay niềng bạn cần mang trong suốt ca niềng răng là từ khoảng 20-48 khay. Sau khoảng 2 tháng, bạn đến tái khám 1 lần để kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng mà bác sĩ sẽ có những liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Niềng răng bằng khay nhựa trong suốt có hiệu quả thẩm mỹ cao nhất trong các loại niềng răng. Nó phù hợp với những người bận rộn, thường xuyên phải giao tiếp trong công việc.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng trong suốt có phù hợp với trẻ nhỏ không?
Quá trình niềng răng móm kéo dài bao lâu?
Niềng răng là biện pháp nắn chỉnh răng yêu cầu bạn đảm bảo đủ thời gian đeo khí cụ chỉnh nha theo chỉ định của bác sĩ. Với đa số các trường hợp, quá trình này có thể kéo dài từ 1,5 – 2 năm, một số ít có thể phải mất tới 3 năm hoặc lâu hơn nữa nếu tình trạng móm răng phức tạp.
Riêng với niềng răng không mắc cài, bạn cần đeo máng niềng liên tục ít nhất 22h/ ngày và chỉ nên tháo máng niềng để vệ sinh và khi ăn uống để đảm bảo hiệu quả niềng răng móm với khay nhựa trong suốt.
Nói chung, nếu bạn đã quyết định chỉnh hình răng móm bằng phương pháp niềng răng thì hãy thật kiên trì. Chỉ cần bạn tuân thủ mọi chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ thì bạn có thể tin vào một kết quả mỹ mãn sau khi tháo niềng.
Chi phí niềng răng móm có đắt không?
Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, loại mắc cài bạn chọn, chất lượng, uy tín của cơ sở nha khoa, mỗi ca niềng răng sẽ có chi phí khác nhau. chi phí niềng răng cụ thể như sau:
- Mắc cài kim loại Mini Diamond: 30 – 32 triệu
- Mắc cài kim loại tự động Damon Q2: 40 – 42 triệu
- Mắc cài sứ Symetri: 40 – 42 triệu
- Mắc cài sứ tự động Damon Clear 2: 50 – 52 triệu
- Niềng răng trong suốt Invisalign: từ 80 – 120 triệu
Xem thêm: Hình ảnh thay đổi trước – sau khi niềng răng móm
Những lưu ý về niềng răng móm
Đầu tiên trước khi quyết định niềng răng để cải thiện tình trạng móm, bạn hãy chắc chắn đã tìm hiểu kỹ về trung tâm nha khoa mà bạn sẽ tới khám và xác nhận niềng răng. Dưới đây là các lưu ý để chọn lựa được địa chỉ niềng răng tốt nhất.
Tìm hiểu thật kỹ về nơi thực hiện chỉnh nha
Như đã nói ban đầu, chỉnh nha răng móm khá phức tạp, đòi hỏi ở bác sĩ chỉnh nha tay trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm và sự khéo léo và tỉ mỉ. Bí quyết là hãy tham khảo ý kiến từ những khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ niềng răng tại nơi bạn định thực hiện chỉnh nha.
Đồng thời, chất lượng của các loại dụng cụ nha khoa và trình độ công nghệ của nơi thực hiện niềng răng cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Bạn nên chọn những địa chỉ nha khoa có tiếng với công nghệ hiện đại, sử dụng các vật liệu tốt.
Khắc phục răng móm là quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của chính bạn. Có một số lưu ý chúng tôi muốn nhắc nhở bạn cần thực hiện nghiêm túc trong và sau khi niềng răng, để không gặp phải các phát sinh không mong muốn khi niềng răng.
Các lưu ý như sau:
Lưu ý khi ăn uống
Chúng tôi biết rằng, việc đeo khí cụ niềng răng khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi ăn, nhai. Đồng thời, quá trình nhai cũng rất dễ tác động khiến mắc cài bị bung hoặc tuột ra nếu như nhai quá mạnh hoặc gặp thức ăn cứng.
Vì vậy, để không mất công sức đi sữa chữa, điều chỉnh mắc cài, bạn nên chú ý ăn uống nhẹ nhàng, thức ăn mềm, không quá dai và cứng.
Đối với niềng răng khay nhựa trong suốt, chúng có thể bị vỡ nếu bạn nhai thức ăn lên bề mặt nhựa. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên tháo niềng răng trong suốt khỏi răng rồi mới ăn, nhai để đảm bảo tuổi thọ cho khay niềng.
Khi đeo khay nhựa, bạn nên uống ít cà phê, trà hoặc đồ uống sậm màu, vì chúng có thể làm ố khay nhựa và răng.
Việc vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ luôn cần thiết ngay cả khi không niềng răng. Răng miệng sạch sẽ khiến vi khuẩn không có cơ hội trú ẩn, sinh sôi gây ra các bệnh lý nha khoa phiền phức. Khi đeo niềng răng, thức ăn rất dễ mắc lại trên răng hoặc hệ thống mắc cài. Vì thế, việc làm sạch răng miệng đôi khi mất nhiều công sức hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn cần nắm được các ” tips” để vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài thuận tiện hơn.
- Nên sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng niềng. Tăm nước là một dụng cụ tuyệt vời, bạn nên thử nó một lần để cảm nhận hiệu quả.
- Nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không làm bong mắc cài khi chải răng hoặc xỉa răng.
- Vệ sinh khay niềng bằng cách rửa với nước ấm hoặc chải bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Đeo hàm duy trì
Chắc hẳn bạn cũng biết, hàm duy trì là dụng cụ thường được bác sĩ yêu cầu đeo khi tháo niềng để răng sau khi niềng được ổn định tại vị trí mới. Việc tuân thủ đeo hàm duy trì giúp tránh gặp phải biến chứng chạy răng sau khi niềng, nếu răng bị chạy, bạn sẽ phải niềng lại và tốn kém thêm nhiều chi phí và thời gian. Thông thường, mỗi ca niềng răng sẽ phải đeo hàm duy trì khoảng 6 tháng sau khi tháo niềng, có một số trường hợp cần đeo lâu hơn tuỳ theo ý kiến của bác sĩ.
Nhìn chung, niềng răng có thể phát huy được tối đa hiệu quả với các trường hợp răng móm nhẹ và vừa. Để biết chính xác niềng răng có thể khắc phục được trường hợp của bạn hay không, hãy chủ động tới nha khoa để được khám và tư vấn. Hy vọng bài viết này giúp bạn có nhiều thông tin hơn để cải thiện hàm răng của mình, cho một nụ cười khoẻ đẹp hơn.