Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp người bệnh sở hữu một hàm răng đều đặn và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người phân vân vì lo lắng gặp phải nhưng cơn đau nhức khi niềng răng, đặc biệt là những người có hàm răng nhạy cảm. Vậy niềng răng có cần tiêm thuốc tê không? Tiêm thuốc tê có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp thắc mắc này, mọi người hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Giải pháp niềng răng là gì?
Có không ít người sinh ra gặp tình trạng răng hô, móm, vẩu, răng khấp khểnh… gây khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Không chỉ vậy, nếu để về lâu về dài sẽ gây ra một số bất lợi đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Niềng răng chính là giải pháp khắc phục những sai lệch về răng và khớp cắn hiệu quả. Đây chính là phương pháp duy nhất giúp điều chỉnh những sai lệch về khớp cắn, cung hàm.
Để thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống khí cụ chỉnh nha như: dây cung, mắc cài, lò xo, dây thun, trụ vít… gắn vào bề mặt răng nhầm tác động lực phù hợp điều chỉnh răng về vị trí như mong muốn. Từ đó, khắc phục được tình trạng răng bị khiếm khuyết, ngăn ngừa được những bệnh lý răng miệng, giúp cho người bệnh sở hữu hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn, khuôn mặt hài hòa và thẩm mỹ.
Trong những ngày đầu sau niềng răng, người bệnh thường gặp phải cảm giác đau nhức và răng hơi nhạy cảm do khuôn miệng chưa kịp làm quen với những khí cụ chỉnh nha. Sau khoảng 3 – 5 ngày (tùy vào cơ địa của từng người) khi đã quen với những khí cụ này thì cảm giác đau nhức, ê buốt sẽ dần biến mất.
Niềng răng có phải tiêm thuốc tê không?
Hiện nay, niềng răng được chia thành 2 loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (hay còn gọi là niềng răng trong suốt).
Khi niềng răng mắc cài (chất liệu sứ hoặc kim loại), các bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài lên bề mặt răng chỉ trong khoảng 1 – 2 tiếng để điều chỉnh dần khớp cắn. Như đã chia sẻ ở trên, có thể sau khi gắn mắc cài xong bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì chưa quen với các khí cụ chỉnh nha và cảm giác này sẽ biến mất sau 1 vài ngày.
Việc gắn các khí cụ không hề gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh nên việc tiêm thuốc tê giảm đau là không cần thiết. Bạn có thể giảm cảm giác đau nhức, ê buốt trong những ngày đầu bằng những phương pháp đơn giản là sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối ấm pha loãng để vệ sinh răng miệng. Sử dụng thuốc giảm đau nếu được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, bạn cũng chỉ cần tránh ăn những thực phẩm cứng, dai khiến cho răng phải chịu áp lực lớn.
Còn với những trường hợp thực hiện phương pháp niềng răng trong suốt (hay còn gọi là niềng răng không mắc cài), việc sử dụng khay niềng vô cùng đơn giản và không gây đau nhức nên người bệnh cũng không cần tiêm thuốc tê. Đặc biệt, phương pháp niềng răng này không gây ảnh hưởng tới vấn đề vệ sinh răng miệng và ăn uống thường ngày.
Tuy nhiên, có một số ca chỉnh nha, bác sĩ chỉ định người bệnh cần nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Trong những trường hợp này, tiêm thuốc tê rất cần thiết để giúp giảm đau và đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi hơn và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể tiêm một lượng thuốc tê vừa đủ theo đúng chỉ định như: Naproxen sodium, Ibuprofen, Tylenol và Aspirin…
Tiêm thuốc tê khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi vì kim tiêm sẽ đâm sâu vào lợi nên sợ sẽ rất đau. Nhưng thực tế, nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, khéo léo thì việc tiêm thuốc tê diễn ra rất nhanh chóng. Có thể, bạn chỉ cảm thấy một chút đau nhói trong vài giây khi kim tiêm đưa thuốc vào lợi, nhưng ngay sau đó tác dụng của thuốc tê phát huy khiến cho lợi bị tê hoàn toàn và bạn không cảm thấy khó chịu nữa.
Bên cạnh đó, thời gian nhổ răng cũng rất nhanh. Đặc biệt, nhờ sự phát triển của công nghệ giúp cho quá trình nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng hơn, ít đau đơn và an toàn hơn so với phương pháp nhổ kìm truyền thống. Sau khi nhổ xong bác sĩ sẽ gắn mắc cài để kéo răng về lấp đầy các khoảng trống do nhổ răng.
Giải đáp thắc mắc: Niềng răng nhổ 8 cái có nguy hiểm không?
Tiêm thuốc tê có ảnh hưởng gì không?
Tác dụng của thuốc tê là giúp giảm đau cho người bệnh hiệu quả. Việc tiêm thuốc tê không hề gây ra ảnh hưởng đến thần kinh của chúng ta nếu được thực hiện bởi địa chỉ nha khoa uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm.
Thường thì tiêm thuốc tê được sử dụng cho những trường hợp cần nhổ răng trước khi niềng. Các dây thần kinh nằm ở dưới chân răng nên rất nhiều người lo lắng chích thuốc tê sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Tuy nhiên, trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định những chiếc răng có thể nhổ mà không gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Do đó hệ thần kinh nằm sâu dưới chân răng vẫn sẽ được bảo vệ dù là phải tiêm thuốc tê.
Thực tế thì vẫn có một số trường hợp tiêm thuốc tê làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cụ thể là bệnh nhân bị liệt một bộ phận nào đó, không cảm nhận được mùi vị,… Vì vậy, để mang lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp, khi quyết định niềng răng bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa thật uy tín. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp quá trình niềng răng của bạn an toàn và thuận lợi hơn.
Thời gian phát huy tác dụng của thuốc tê
Thuốc tê trong nha khoa thường có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Thời gian phát huy tác dụng của thuốc chính xác sẽ tùy theo từng trường hợp và từng loại thuốc tê sử dụng. Cụ thể như sau:
Đối với răng dễ nhổ
Với những ca nhổ răng trước khi niềng tại một số vị trí răng dễ nhổ, chân răng không bám quá sâu vào nướu hoặc đã lung lay,… bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng liều lượng thuốc tê có tác dụng trong khoảng 50 – 60 phút. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ hoàn toàn có thể hoàn thành quá trình nhổ răng trước khi thuốc tê hết tác dụng.
Đối với răng khó nhổ
Với các trường hợp răng mọc lệch nhiều, cắm minivis niềng răng,… sẽ khó nhổ hơn và mất nhiều thời gian để thao tác hơn. Do đó, các bác sĩ nha khoa sẽ phải dùng liều lượng thuốc tê cao hơn bình thường để giảm thiểu tối đa đau đớn trong quá trình nhổ răng cho bệnh nhân. Thông thường, với những trường hợp răng khó nhổ, bác sĩ sẽ sử dụng liều lượng cao thuốc tê nên tác dụng sẽ kéo dài trong khoảng từ 90 – 100 phút.
Một số lưu ý khi tiêm thuốc tê
Để mang lại hiệu quả tốt nhất và mức độ an toàn tối đa. Khi thực hiện tiêm thuốc tê trong quá trình niềng răng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tiêm thuốc tê thường có tác dụng giảm đau nhức trong thời gian ngắn, bạn không nên quá lạm dụng thuốc. Bởi nếu sử dụng thuốc tê quá liều lượng, cơ thể bạn sẽ có thể phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Việc chỉ định và thực hiện tiêm thuốc tê khi nhổ và niềng răng cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giảm thiểu ở mức tối đa các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Sau khi hết thuốc tê, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức nhiều, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên hạn chế dùng thuốc giảm đau ở mức thấp nhất. Nếu quá cần thiết phải sử dụng thì bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng.
- Bạn cần ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. Bổ sung các món ăn lỏng, mềm, nhiều dưỡng chất. Tránh sử dụng đồ ăn cứng, dai, dẻo, đồ uống lạnh, có cồn. Không nên vận động mạnh, chơi các trò chơi mạo hiểm trong thời gian đầu sau niềng răng.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và sạch sẽ để tránh gây đau nhức, viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây các bệnh lý về răng miệng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi niềng răng có tiêm thuốc tê không? Hy vọng với bài viết này, bạn có thêm những thông tin hữu ích về niềng răng. Chúc bạn sớm sở hữu một hàm răng đều đẹp và tự tin nhé!